Chứng quyền có đảm bảo (CW) là gì? Cách giao dịch như thế nào?

Thị trường giao dịch chứng khoán có rất nhiều các loại sản phẩm khác nhau. Trong đó, chứng quyền có đảm bảo được các nhà đầu tư quan tâm nhiều nhất vì loại chứng khoán này có thể giúp giảm thiểu các rủi ro khi giao dịch.

Vậy cụ thể Chứng quyền có đảm bảo là gì? Cách giao dịch như thế nào? Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây.

Chứng quyền là gì?

Chứng quyền là một loại chứng khoán
Chứng quyền là một loại chứng khoán

Chứng quyền (tên tiếng anh là Stock Warrant) là một loại chứng khoán do các doanh nghiệp kinh doanh, sản xuất phát hành. Mục đích chính của việc nắm giữ chứng quyền đó chính là việc cho phép người sở hữu được mua các cổ phiếu của doanh nghiệp theo mức giá được quy định trước đó, cho dù có bất kỳ thay đổi nào về thị trường hay giá trị, những biến động của công ty.

Chứng quyền có đảm bảo là gì?

Chứng quyền có đảm bảo
Chứng quyền có đảm bảo

Chứng quyền có bảo đảm là chứng khoán có tài sản đảm bảo do công ty chứng khoán phát hành, cho phép người sở hữu được quyền mua (chứng quyền mua) hoặc được quyền bán (chứng quyền bán) chứng khoán cơ sở cho tổ chức phát hành chứng quyền đó theo một mức giá đã được xác định trước, tại hoặc trước một thời điểm đã được ấn định.

Có thể bạn quan tâm:  Khớp lệnh là gì? Cách khớp lệnh đươc thực hiện như thế nào?

Có hai loại chứng quyền có bảo đảm:

  • Chứng quyền mua
  • Chứng quyền bán

Chứng quyền mua

Chứng quyền mua là loại chứng quyền mà người sở hữu chứng quyền được quyền mua một số lượng chứng khoán cơ sở theo mức giá thực hiện hoặc nhận khoản tiền chênh lệch khi giá của chứng khoán cơ sở cao hơn giá thực hiện tại thời điểm thực hiện.

Các trạng thái của chứng quyền mua

Điểm đặc biệt của chứng quyền mua chính là các trạng thái khác nhau để xác định khoản chênh lệch mà các nhà đầu tư có thể nhận được. Trạng thái của chứng quyền mua được xác định tại thời điểm đáo hạn và được xác định như sau:

Trạng thái lãi:

  • Đối với CW bán: Giá CKCS < Giá thực hiện
  • Đối với CW mua: Giá CKCS > Giá thực hiện
  • Nhà đầu tư sẽ được phần chênh lệch giữa giá chứng khoán cơ sở và giá thực hiện tại thời điểm thực hiện

Trạng thái lỗ:

  • Đối với CW bán: Giá CKCS > Giá thực hiện
  • Đối với CW mua: Giá CKCS < Giá thực hiện
  • Nhà đầu tư sẽ không nhận được phần chênh lệch

Trạng thái hòa vốn:

  • Giá CKCS = Giá thực hiện
  • Nhà đầu tư sẽ không nhận được phần chênh lệch

*Ghi chú: CKCS: chứng khoán cơ sở

Chứng quyền bán

Chứng quyền bán là loại chứng quyền mà người sở hữu chứng quyền được quyền bán một số lượng chứng khoán cơ sở theo mức giá thực hiện hoặc nhận khoản tiền chênh lệch khi giá của chứng khoán cơ sở thấp hơn giá thực hiện tại thời điểm thực hiện.

Sau khi được phát hành, chứng quyền sẽ được niêm yết và giao dịch như một loại cổ phiếu bình thường ở trên và sẽ được đảm bảo thanh khoản bởi người tạo lập thị trường là công ty phát hành.

Cách giao dịch của loại chứng quyền này

Sau khi đã tìm hiểu định nghĩa và các loại hình của chứng quyền có đảm bảo, chúng ta bắt đầu tìm hiểu cách thức giao dịch của loại chứng quyền này.

Mua – bán chứng quyền

Có 2 cách để các nhà giao dịch mua chứng quyền: Mua trên thị trường sơ cấp (đăng ký mua trực tiếp từ tổ chức phát hành) hoặc mua trên thị trường thứ cấp (mua trên sàn giao dịch sau khi chứng quyền được niêm yết). Cho dù mua trên thị trường sơ cấp hay thứ cấp thì chúng đều có lợi riêng.

Tương tự như giao dịch mua, nếu muốn bán chứng quyền, nhà đầu tư có thể bán cho tổ chức phát hành, bán lại cho nhà đầu tư khác qua sàn giao dịch hoặc đợi đến khi chứng quyền hết hạn. Các tổ chức phát hành sẽ ghi nhận lãi – lỗ và tiến hành thanh toán cho nhà đầu tư.

Tài khoản giao dịch

Chứng quyền cũng giống với cổ phiếu chính vì thể khi giao dịch giống như thế. Nhà đầu tư chứng quyền không cần mở tài khoản mới mà có thể sử dụng chính tài khoản giao dịch chứng khoán cơ sở.

Thời gian giao dịch và thanh toán

  • Thời gian giao dịch: Tương tự như thời gian giao dịch cổ phiếu trên sàn HOSE, thời gian giao dịch và các phiên đóng, mở sẽ với khối lượng giao dịch tối thiểu là 10.
  • Thời gian thanh toán: Thanh toán bù trừ đa phương, T + 2.

Với công thức này chúng ta có thể hiểu rằng khi đặt lệnh mua thì chứng quyền sẽ được chuyển quyền sở hữu cho bạn sau hai ngày. Như thế thì việc giao dịch trên các chứng quyền này sẽ diễn ra sau hai ngày nữa. Đặc điểm này cũng giống như chứng khoán thông thường.

Giá tham chiếu: Giá đóng cửa của phiên giao dịch trước sẽ là giá tham chiếu cho ngày giao dịch tiếp theo.

Giá trần/sàn của CW:  được xác định theo công thức sau:

Giá trần/sàn CW = Giá tham chiếu CW +/- (Giá CKCS*Biên độ dao động) / Tỷ lệ chuyển đổi

Tỷ lệ chuyển đổi sẽ được ghi trên tờ chứng quyền được nhận.

Ví dụ:

Giá CKCS 100,000 đồng, biên độ dao động 7%. Giá tham chiếu CW là 5,000 đồng, tỷ lệ chuyển đổi 2:1

  • Giá trần CW = 5,000 + (100,000*7%)/2 = 8,500 đồng
  • Giá sàn CW = 5,000 – (100,000*7%)/2 = 1,500 đồng

Các yếu tố ảnh hưởng đến giá của chứng quyền

Giống như các sản phẩm giao dịch khác, giá của chứng quyền chịu ảnh hưởng của rất nhiều yếu tố, có thể kể đến như sau:

Giá thị trường của chứng khoán cơ sở và giá thực hiện quyền: Là hai yếu tố quan trọng để xác định giá trị nội tại của chứng quyền. Mức độ chênh lệch của hai yếu tố này sẽ tác động trực tiếp đến giá CW.

Thời gian đáo hạn: Thể hiện giá trị thời gian của CW, thời gian đáo hạn của CW càng dài thì giá trị của CW càng cao.

Biến động giá chứng khoán cơ sở: Là mức độ dao động giá của chứng khoán cơ sở. Nếu chứng khoán cơ sở có biên độ dao động giá càng cao thì khả năng tạo ra lợi nhuận của nhà đầu tư càng lớn (có nghĩa là nhiều khả năng xảy ra chênh lệch giữa giá chứng khoán cơ sở và giá thực hiện quyền), do đó giá của CW cũng cao.

Lãi suất: Việc lãi suất tăng/giảm cũng tác động đến việc xác định giá của CW. Ví dụ: khi nhà đầu tư mua một chứng quyền mua, nhà đầu tư đã trì hoãn việc thanh toán giá thực hiện cho đến ngày đáo hạn

Việc trì hoãn này đã tiết kiệm cho nhà đầu tư một khoản tiền so với việc trực tiếp mua chứng khoán cơ sở và khoản tiết kiệm này được hưởng thu nhập từ lãi suất. Khi lãi suất tăng, khoản thu nhập của nhà đầu tư sẽ lớn hơn. Do đó, nhà đầu tư phải trả nhiều tiền hơn cho CW mua và ít hơn đối với CW bán.

Đánh giá lợi ích và rủi ro khi đầu tư vào chứng quyền

Chứng quyền có đảm bảo có nhiều lợi ích và rủi ro
Chứng quyền có đảm bảo có nhiều lợi ích và rủi ro

Hầu hết những nhà đầu tư đều so sánh lợi ích cũng như rủi ro để đánh giá tỷ suất sinh lợi mà bản thân nhận được. Từ đó sẽ đánh giá được chi phí bản thân bỏ ra có xứng đáng hay không. Dưới đây là các lợi ích và rủi ro mà các nhà đầu tư cần cân nhắc khi đầu tư vào chứng quyền.

Lợi ích

Tỷ suất sinh lời cao: Biên độ dao động về giá của các CW cực kỳ lớn. Theo lý thuyết, trong vòng 1 ngày, giá của CW có thể biến động từ 100% – 200%. Trong khi đó, các chứng khoán cơ sở có biên độ dao động chỉ khoảng 7% – 15% trong 1 ngày.

Khoản lợi nhuận thu về là không giới hạn, trong khi mức lỗ chỉ giới hạn tối đa chính là giá mua chứng quyền ban đầu.

Giao dịch dễ dàng như chứng khoán cơ sở: Nhà đầu tư có thể dễ dàng mua các CW trên tài khoản mua chứng khoán cơ sở có sẵn. Cách giao dịch CW cũng tương tự như đối với cổ phiếu hay ETF. Đồng thời, CW được giao dịch và thanh toán trên thị trường giao ngay (cash marker) nên về cơ bản, việc làm quen khi mua bán CW khá dễ với nhà đầu tư.

Vốn đầu tư thấp hơn so với mua chứng khoán cơ sở: Chứng quyền có đảm bảo được xem như một hướng đầu tư khác dành cho các nhà đầu tư trên thị trường chứng khoán. Thay vì phải bỏ ra một khoản tiền lớn để mua chứng khoán cơ sở, các nhà giao dịch sẽ lựa chọn mua chứng quyền với giá thấp hơn (chỉ khoảng 8% – 20% so với giá chứng khoán cơ sở)  

Nhà đầu tư nước ngoài có thể sở hữu CW: trên thực tế, các sàn giao dịch chứng khoán không giới hạn tỷ lệ sở hữu chứng quyền có đảm bảo của các nhà đầu tư nước ngoài.

Không cần ký quỹ: bất kể chứng quyền mua hay chứng quyền bán, các nhà đầu tư cũng không cần phải thực hiện ký quỹ giao dịch. Đây chính là điểm khác biệt để phân biệt chứng quyền với hợp đồng quyền chọn trong chứng khoán.

Rủi ro

Bên cạnh những ưu điểm nổi bật trên, chứng quyền có đảm bảo vẫn còn một số những rủi ro như:

Tiềm ẩn nguy cơ mất chi phí đã bỏ ra mua chứng quyền: Trong trường hợp chứng quyền mua ở trạng thái hòa vốn hoặc lỗ thì các nhà đầu tư có nguy cơ mất toàn bộ số tiền đã bỏ ra mua chứng quyền, đồng thời, không nhận được khoản chênh lệch.

Đòn bẩy cao: Chứng quyền có đảm bảo có tỷ lệ đòn bẩy cao. Trong trường hợp biên lợi nhuận giảm so với kỳ vọng của nhà đầu tư cũng sẽ mang đến nhiều rủi ro hơn cho giá trị của chứng quyền. Mặc dù vậy, mức lỗ cao nhất của CW cũng chỉ dừng lại ở mức giá đã mua chứng quyền.

Có sự biến động mạnh: Chính vì đặc điểm đòn bẩy cao nên chứng quyền có đảm bảo sẽ có những biến động mạnh cùng với sự thay đổi của giá chứng khoán cơ sở.

Có độ trễ nhất định khi phản ánh những biến động của các loại tài khoản cơ sở: Độ trễ ở đây chính là thời gian để phản ánh những biến động của chứng khoán cơ sở tác động lên giá giao dịch quyền chọn. Thời gian đáo hạn của CW càng ngắn thì độ trễ này sẽ càng nhỏ.

Gặp rủi ro không được thanh toán: Khi các nhà đầu tư đến thời điểm đáo hạn CW, công ty chứng khoán chịu trách nhiệm phát hành ra chứng quyền có đảm bảo đó phải thanh toán phần chênh lệch (nếu có). Tuy nhiên, trong một số trường hợp, tổ chức phát hành này không có khả năng thanh toán, sẽ dẫn đến việc các nhà đầu tư không thể nhận được lợi nhuận từ chứng quyền của mình. 

Tuy nhiên, Ủy ban chứng khoán Việt Nam đã đưa ra quy định về việc đặt cọc thanh toán và hạn chế rủi ro, trong đó nêu rõ: “Các công ty chứng khoán phát hành chứng quyền bắt buộc phải mua một lượng chứng khoán cơ sở nhất định, nhằm hạn chế rủi ro cho chứng quyền mua khi CKCS (chứng khoán cơ sở) lên giá. Đồng thời, tổ chức phát hành phải đặt cọc 50% phần tiền thu được trong việc phát hành CW.

Các thuật ngữ trong đầu tư chứng quyền có đảm bảo

Dưới đây là một số thuật ngữ trong đầu tư chứng quyền có đảm bảo mà các nhà đầu tư tài chính cần phải biết để có thể đưa ra quyết định hợp lý khi quyết định đầu tư vào chứng quyền có đảm bảo.

Thông tin

Ý nghĩa

Chứng khoán cơ sở

Chứng khoán cơ sở của chứng quyền có thể là cổ phiếu đơn lẻ, chỉ số chứng khoán hoặc chứng chỉ quỹ ETF. Trong giai đoạn đầu triển khai CW tại Việt Nam, chỉ có cổ phiếu được chọn làm chứng khoán cơ sở.

Giá chứng quyền

Là khoản chi phí mà nhà đầu tư phải bỏ ra nếu muốn sở hữu CW.

Giá thực hiện

Là mức giá để nhà đầu tư thực hiện quyền mua hoặc bán chứng khoán cơ sở khi CW đáo hạn.

Tỷ lệ chuyển đổi

Cho biết số CW mà nhà đầu tư cần phải có để đổi lấy một chứng khoán cơ sở. Ví dụ: tỷ lệ chuyển đổi là 10:1, nghĩa là cần sở hữu 10 CW để mua một chứng khoán cơ sở

Thời hạn chứng quyền

Là thời gian lưu hành của CW, tối thiểu là 3 tháng và tối đa là 24 tháng.

Ngày giao dịch cuối cùng

Là ngày giao dịch trước hai (02) ngày so với ngày đáo hạn của chứng quyền có bảo đảm và là ngày cuối cùng mà chứng quyền còn được giao dịch. Trường hợp chứng quyền bị hủy niêm yết do chứng khoán cơ sở bị hủy niêm yết, ngày giao dịch cuối cùng của chứng quyền trùng với ngày giao dịch cuối cùng của chứng khoán cơ sở.

Ngày đáo hạn

Là ngày cuối cùng mà người sở hữu chứng quyền được thực hiện chứng quyền.

Kiểu thực hiện quyền

Gồm 2 kiểu thực hiện quyền: kiểu Châu Âu và kiểu Châu Mỹ. Trong giai đoạn đầu triển khai CW tại Việt Nam, CW chỉ được thực hiện quyền theo kiểu Châu Âu; Theo đó, người sở hữu CW chỉ được thực hiện quyền tại ngày đáo hạn

Phương thức thanh toán khi thực hiện quyền

Bằng tiền mặt. Theo đó, người sở hữu CW sẽ nhận được khoảng tiền chênh lệch khi giá thanh toán của chứng khoán cơ sở cao hơn giá thực hiện.

Kết luận

Trên đây là những thông tin liên quan đến chứng quyền có đảm bảo. Hy vọng qua bài viết này, các bạn sẽ có một cái nhìn tổng quát về chứng quyền có đảm bảo là gì và làm thế nào để giao dịch loại chứng quyền này. Từ đó có thể đưa ra quyết định đầu tư hợp lý để mang lại hiệu quả cao.

Thông tin được biên tập bởi: taichinh24h.com.vn

Xem thêm:

Theo dõi
Thông báo về
guest
0 Bình luận
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận

Tài Chính 24h cập nhật Giá vàng – Tỷ giá Ngoại tệ – Lãi suất – Cung cấp kiến thức về Tài chính, Forex, Chứng khoán. Với đội ngũ content có nhiều năm kinh nghiệm hy vọng sẽ mang lại cho bạn những bài viết chất lượng.

author nguyenbathanh 618859d3
Nguyễn Bá Thành
Chào mọi người, mình là Thành. Với 5 năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực ngân hàng và kiến thức về Tài chính, Crypto, Forex và Chứng khoán. Hy vọng sẽ mang lại cho bạn những thông tin hữu ích.
Chuyển đổi ngoại tệ
Ngoại tệ cần quy đổi
5/5 - (1 bình chọn)

Về chúng tôi

taichinh24h

Tài Chính 24h Cập Nhật Giá Vàng - Tỷ Giá Ngoại Tệ - Lãi Suất - Cung Cấp Kiến Thức Về Tài Chính, Forex, Chứng Khoán.

Giá Vàng

Vàng SJC
Bảo Tín Minh Châu
Vàng PNG
DOJI Giá vàng Phú
Quý Biểu đồ SJC

Liên hệ

  • Email: taichinh24h.com.vn@gmail.com
  • Website: https://taichinh24h.com.vn
    0
    Chúng tôi muốn được nghe bình luận góp ý của bạnx