Vốn lưu động là gì? Vai trò và cách tính vốn lưu động chính xác

Vốn lưu động là thuật ngữ khá phổ biến đối với những doanh nghiệp hiện nay. Nó thường quay vòng khá nhanh trong quá trình hoạt động của doanh nghiệp. Nó được xem là nguồn lực có sẵn của tổ chức, để đảm bảo các hoạt động cơ bản diễn ra một cách bình thường. Tuy nhiên, đa số nhà đầu tư thường rất khó hình dung vốn lưu động là gì? Và làm thế nào để tính nguồn vốn này?

Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây.

Vốn lưu động là gì?

Vốn lưu động trong tiếng Anh được gọi là “Working Capital” (viết tắt là WC). Nó là thước đo tài chính thể hiện nguồn lực sẵn có của các tổ chức, doanh nghiệp… (không ngoại trừ cả cơ quan Chính phủ), nguồn lực này dùng để phục vụ cho các hoạt động hàng ngày của chính họ. Tương tự như các loại tài sản cố định gồm trang – thiết bị, nhà máy…, vốn lưu động cũng được xem là một bộ phận của vốn hoạt động.

Loại vốn này cũng được coi như tài sản hiện tại trừ nợ ngắn hạn. Nếu tài sản hiện tại ít hơn nợ ngắn hạn thì người ta gọi trường ấy là thâm hụt vốn lưu động. Khi tính toán vốn lưu động, chúng ta sẽ xác nhận được một doanh nghiệp có thể đáp ứng các nghĩa vụ ngắn hạn của họ không và liệu sẽ cần thời gian bao lâu để họ thực hiện xong các nghĩa vụ ấy.

Vốn lưu động là gì?
Vốn lưu động là gì?

Cho dù một doanh nghiệp có lợi nhuận cao đến đâu, nếu không đáp ứng đủ vốn lưu động sẽ khiến việc kinh doanh gián đoạn. Vốn lưu động lớn hơn 0 là cần thiết nhằm đảm bảo rằng một công ty có thể tiếp tục những hoạt động

Ví dụ: Tiền lương nhân viên, tiền mua mới nguyên vật liệu, thanh toán các khoản nợ đến hạn, …cùng với tài sản cố định: thiết bị, nhà máy, …đây đều là vốn lưu động và là một phần của vốn để hoạt động doanh nghiệp.

Xem thêm:

Cách tính vốn lưu động

Hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp được diễn ra thường xuyên và liên tục hàng ngày. Được lặp lại theo chu kỳ, lộ trình kinh doanh đã vạch sẵn. Được ghi chép cẩn thận trong các báo cáo tài chính doanh nghiệp. Trong từng giai đoạn, lộ trình kinh doanh đều phát sinh nhu cầu vốn lưu động riêng.

Thông qua vốn lưu động, bạn có thể xác định được doanh nghiệp của mình ứng được nghĩa vụ ngắn hạn của nó hay không. Cũng như mất bao nhiêu lâu để đáp ứng được nghĩa vụ đó.

Cách tính vốn lưu động
Cách tính vốn lưu động

Công thức tính vốn lưu động:

Vốn lưu động = Tài sản ngắn hạn — Nợ ngắn hạn

Một ví dụ cụ thể về tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN) có những thông tin như sau:

  • Tài sản ngắn hạn của PVN trong quý 3 – 2019: 176 nghìn tỷ đồng.
  • Nợ ngắn hạn của PVN trong quý 3 – 2019: 154 nghìn tỷ đồng.

=> Vốn lưu động = 176 – 154 = 22 (tỷ đồng). Có nghĩa là tập đoàn Dầu khí Việt Nam đang có dư nguồn vốn luân chuyển.

Để tính được vốn lưu động, trước tiên bạn cần biết cách xác định các thành phần bao gồm tài sản ngắn hạn và nợ ngắn hạn.

Xác định tài sản ngắn hạn

Tài sản ngắn hạn chính là tài sản có thể sử dụng để chuyển đổi thành tiền mặt trong 1 năm hoặc ít hơn. Tài sản ngắn hạn bao gồm tiền mặt và các khoản tương đương tiền mặt. Như là các khoản phải thu, tồn kho, tiền mặt và các khoản tương đương tiền như trái phiếu, tiền gửi ngân hàng, …

Tài sản ngắn hạn thường sẽ được kê khai trong bảng cân đối kế toán của công ty.

Tài sản ngắn hạn = Tiền mặt + Các khoản phải thu + Hàng tồn kho + TSNH hạn khác

Xác định nợ ngắn hạn

Nợ ngắn hạn chính là các khoản cần phải thanh toán trong thời hạn 1 năm hoặc sớm hơn. Nợ ngắn hạn bao gồm các khoản phải trả, nợ dồn tích và các khoản vay ngắn hạn phải trả.

Thường trong bảng cân đối kế toán cũng sẽ kê khai các khoản trong nợ ngắn hạn và cuối cùng là tổng nợ ngắn hạn. Nếu không có, bạn có thể tự mình cộng các mục nợ ngắn hạn lại để tìm tổng nợ ngắn hạn.

Nợ ngắn hạn = Nợ phải trả + Nợ dồn tích + Vay ngắn hạn + Các khoản vay ngắn hạn khác

Vai trò của vốn lưu động đối với doanh nghiệp

Vốn lưu động có vai trò quan trọng đối với doanh nghiệp
Vốn lưu động có vai trò quan trọng đối với doanh nghiệp

Sau khi đã hiểu rõ về khái niệm và cách tính vốn lưu động, chúng ta hãy cùng phân tích những vai trò quan trọng của vốn lưu động đối với doanh nghiệp.

  • Vốn lưu động ảnh hưởng quy mô hoạt động: Trong kinh doanh các tổ chức, doanh nghiệp tự chủ trong việc sử dụng vốn nên khi muốn mở rộng quy mô và những hoạt động của doanh nghiệp nhất thiết các doanh nghiệp cần huy động một lượng vốn đầu tư. Vốn lưu động giúp doanh nghiệp kịp thời nắm bắt các cơ hội tốt và tạo nên lợi thế cho doanh nghiệp ấy để họ có thể cạnh tranh với các đối thủ ngang tầm. Loại vốn này cũng là một nhân tố tác động mạnh đến giá thành sản phẩm.
  • Vốn lưu động chính là yêu cầu đầu tiên để doanh nghiệp có thể hoạt động: Để sản xuất, ngoại trừ những tài sản cố định cần có như thiết bị, máy móc, nhà xưởng… doanh nghiệp, tổ chức cần bỏ ra một lượng tiền để mua sắm hàng hóa, nguyên vật liệu… nhằm mục đích phục vụ sản xuất. và để bắt đầu hoạt động đầu tiên doanh nghiệp cần đáp ứng cơ vốn lưu động.

Ý nghĩa của vốn lưu động

Từ kết quả về công thức tính của vốn lưu động, ta sẽ phân tích ý nghĩa của 2 giá trị nhận được là: Vốn lưu động âm và vốn lưu động dương.

Ý nghĩa của vốn lưu động
Ý nghĩa của vốn lưu động

Vốn lưu động dương

  • Vốn lưu động dương chứng tỏ tài sản ngắn hạn của doanh nghiệp đang lớn hơn những khoản nợ ngắn hạn.
  • Giúp các hoạt động sản xuất của công ty được diễn ra bình thường.
  • Cơ cấu tài sản ngắn hạn và các nợ ngắn hạn trong doanh nghiệp
  • Trong điều kiện bình thường, doanh nghiệp có thể dễ dàng chuyển đổi tài sản ngắn hạn thành tiền và thanh toán các khoản nợ tới hạn.

Vốn lưu động âm

  • Ngược lại, vốn lưu động âm khi các tài sản ngắn hạn của doanh nghiệp thấp hơn nợ ngắn hạn.
  • Hay nói cách khác, dù có chuyển hóa hết các tài sản ngắn hạn thành tiền nhưng vẫn không đủ đáp ứng các nghĩa vụ của công ty.
  • Khi vốn lưu động âm cho thấy một điều cực kỳ nguy hiểm, cho dù doanh nghiệp có doanh thu và lợi nhuận rất tốt…
  • Tuy nhiên nếu không có khả năng thanh toán những khoản nợ (nghĩa vụ) trong ngắn hạn thì doanh nghiệp hoàn toàn có khả năng phá sản.

Có thể bạn quan tâm: Thời gian hoàn vốn là gì? Cách tính ra sao?

Vốn lưu động bao nhiêu là hợp lý

Vốn lưu động bao nhiêu là hợp lý?
Vốn lưu động bao nhiêu là hợp lý?

Tất cả các hoạt động kinh doanh của tổ chức, doanh nghiệp đều được lên kế hoạch trước. Sau đó thực hiện theo lộ trình vạch sẵn và ghi chép cẩn thận trong báo cáo tài chính theo tuần, tháng hoặc quý. Từng giai đoạn sẽ có phát sinh cần đến vốn lưu động riêng. Thông qua đó, doanh nghiệp biết được thời gian và khả năng đáp ứng ngắn hạn đến đâu.

Để đo lường xem con số nào có lợi nhất cho một tổ chức, người ta thường dựa vào tỉ lệ vốn lưu động.

Tỷ lệ vốn lưu động (TLVLD) = Tài sản ngắn hạn – Nợ phải trả ngắn hạn 

  • Nếu TLVLD < 1: Doanh nghiệp có khả năng phá sản cao vì khả năng trả nợ khi đến hạn kém.
  • Nếu 1<TLVLD<2: Doanh nghiệp có nguồn sức khỏe tài chính khá ổn định. Đây là trạng thái dễ chấp nhận nhất và thường được nhiều công ty ưa chuộng nhất.
  • Nếu TLVLD>2: Dòng tiền rất ổn định và khỏe mạnh. DN hoàn toàn có khả năng trả nợ. Tuy nhiên, điều này cũng thể hiện DN có khá nhiều tài sản nhàn rỗi.

Cách quản lý vốn luân chuyển mang lại hiệu quả cao

Thông qua cách tính vốn lưu động, chúng ta có thể thấy đây là tỷ lệ rất quan trọng, mang ý nghĩa quyết định đến sự thành bại của mỗi công ty, doanh nghiệp hoạt động kinh doanh.  Biết cách quản lý tài sản và các nguồn tài chính ngắn hạn sẽ giúp công ty bạn hoạt động thêm hiệu quả, từ đó phát triển bền vững.

Cụ thể:

  • Quản lý tiền mặt: Tính toán và lên dự trù số dư tiền mặt đủ để doanh nghiệp đáp ứng được các chi phí phải chi hàng ngày. Trường hợp cần thiết có thể cắt giảm chi phí để nắm giữ tiền mặt.
  • Quản lý hàng tồn kho: Xác định số lượng hàng tồn kho trong khoảng cho phép để việc sản xuất được đảm bảo liên tục. Tuy nhiên có thể giảm nguồn nguyên liệu và các chi phí sắp xếp để tăng vốn lưu động bằng tiền mặt. Hàng hóa thành phẩm tồn kho phải giữ ở mức thấp để tránh trường hợp sản xuất lãng phí.
  • Quản lý tài sản nợ: Lên chính sách tín dụng thích hợp. Xác định các khoản nợ dễ đòi và khó đòi để đưa ra phương án giải quyết cụ thể. Đồng thời thu hút thêm khách hàng để đẩy sản phẩm ra thị trường hiệu quả.
  • Tài chính ngắn hạn: Xác định chu kỳ chuyển đổi tiền mặt và nguồn tài chính cụ thể.

Kết luận

Trên đây là những kiến thức về vốn lưu động. Hy vọng qua bài viết này, các bạn có thể hiểu rõ hơn như thế nào là Vốn lưu động, những vai trò của loại vốn này đối với doanh nghiệp và cách tính chính xác. Từ đó có thể giúp cho bạn có thể quản lý doanh nghiệp của mình hiệu quả hơn.

Thông tin được biên tập bởi: taichinh24h.com.vn

Xem thêm:

Theo dõi
Thông báo về
guest
0 Bình luận
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận

Tài Chính 24h cập nhật Giá vàng – Tỷ giá Ngoại tệ – Lãi suất – Cung cấp kiến thức về Tài chính, Forex, Chứng khoán. Với đội ngũ content có nhiều năm kinh nghiệm hy vọng sẽ mang lại cho bạn những bài viết chất lượng.

author nguyenbathanh 618859d3
Nguyễn Bá Thành
Chào mọi người, mình là Thành. Với 5 năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực ngân hàng và kiến thức về Tài chính, Crypto, Forex và Chứng khoán. Hy vọng sẽ mang lại cho bạn những thông tin hữu ích.
Chuyển đổi ngoại tệ
Ngoại tệ cần quy đổi
5/5 - (1 bình chọn)

Về chúng tôi

taichinh24h

Tài Chính 24h Cập Nhật Giá Vàng - Tỷ Giá Ngoại Tệ - Lãi Suất - Cung Cấp Kiến Thức Về Tài Chính, Forex, Chứng Khoán.

Giá Vàng

Vàng SJC
Bảo Tín Minh Châu
Vàng PNG
DOJI Giá vàng Phú
Quý Biểu đồ SJC

Liên hệ

  • Email: taichinh24h.com.vn@gmail.com
  • Website: https://taichinh24h.com.vn
    0
    Chúng tôi muốn được nghe bình luận góp ý của bạnx