Cách tính nhu cầu vốn lưu động (Working capital requirements) là gì?

Trong hoạt động sản xuất kinh doanh luôn đòi hỏi các doanh nghiệp phải có một lượng vốn lưu động cần thiết để đáp ứng nhu cầu mua sắm vật tư dự trữ, bù đắp chênh lệch các khoản phải thu, phải trả giữa doanh nghiệp với khách hàng, đảm bảo quá trình sản được tiến hành bình thường.

Ngoài ra nó thể hiện khả năng của doanh nghiệp trong ngắn hạn bằng việc sử dụng các tài sản sẵn có để đáp ứng kịp thời cho các khoản nợ cần thanh toán như: thanh toán cho nhà cung cấp, thanh toán tiền lương, tiền thuế…Cho nên vốn lưu động rất quan trọng đối với các doanh nghiệp cho dù nhỏ hay lớn. Do đó nếu bạn là chủ một doanh nghiệp bạn phải biết cách quản lý và tính toán nhu cầu vốn lưu động hiện tại cũng như trong tương lai để duy trì công ty của mình.

Vậy Cách tính nhu cầu vốn lưu động (Working capital requirements) là gì? Đây chính là nhu cầu vốn thường xuyên, cần thiết của các doanh nghiệp.

Nhu cầu vốn lưu động (Working capital requirements) là gì?

Nhu cầu vốn lưu động còn được gọi là nhu cầu vốn luân chuyển theo thuật ngữ tiếng Anh là working capital requirement, đây là thước đo tài chính đại diện cho thanh khoản vận hành có sẵn cho một doanh nghiệp, tổ chức, phát sinh nhu cầu vốn ngắn hạn trong quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp hay tổ chức nào đó.

Nhu cầu vốn lưu động
Nhu cầu vốn lưu động

Xem thêm:

Công thức tính nhu cầu vốn lưu động

Nhu cầu vốn lưu động có thể xác định liệu một doanh nghiệp có khả năng đáp ứng những nghĩa vụ ngắn hạn của nó hay không và đồng thời, cần bao nhiêu thời gian để làm được điều đó. Với ít hoặc không có vốn lưu động, có lẽ tương lai của doanh nghiệp sẽ không mấy tốt đẹp. Vốn lưu động cũng hữu ích trong việc đánh giá hiệu quả sử dụng nguồn lực của một doanh nghiệp.

Công thức tính nhu cầu vốn lưu động là:

Nhu cầu vốn lưu động = tài sản ngắn hạn – nợ ngắn hạn

Tài sản ngắn hạn

Tài sản ngắn hạn là tài sản phản ánh tổng giá trị tiền, các khoản tương đương tiền và các tài sản ngắn hạn khác có thể chuyển đổi thành tiền, có thể bán hay sử dụng trong vòng không quá 12 tháng hoặc một chu kỳ kinh doanh bình thường của doanh nghiệp tại thời điểm báo cáo.

Hay nói cách khác là các tài sản ngắn hạn đang được doanh nghiệp sử dụng trong quá trình sản xuất kinh doanh, bao gồm các khoản phải thu ngắn hạn, hàng tồn kho và các tài sản ngắn hạn khác trên bảng cân đối kế toán.

Tài sản ngắn hạn thường bao gồm:

  • Tiền và các khoản tương đương tiền: tiền mặt, tiền gửi ngân hàng,…
  • Các khoản phải thu khách hàng (công nợ)
  • Hàng tồn kho (thiết bị máy móc, dụng cụ)
  • Các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn (chứng khoán ngắn hạn, bất động sản…)

Nợ ngắn hạn

Nợ ngắn hạn là chỉ tiêu tổng hợp phản ánh tổng giá trị các khoản nợ còn phải trả có thời hạn thanh toán không quá 12 tháng hoặc dưới một chu kỳ sản xuất, kinh doanh thông thường. Nợ ngắn hạn thường bao gồm: khoản nợ người bán – người mua (thanh toán mua hàng), phải trả cán bộ công nhân viên (tiền lương), các khoản phải nộp ngân sách nhà nước, các khoản phải thanh toán theo hợp đồng và các khoản phải trả phải nộp khác.

Ý nghĩa Nhu cầu vốn lưu động là gì?

Từ công thức tính Nhu cầu Vốn lưu động ta có thể thấy:

Trường hợp 1: Nhu cầu vốn lưu động > 0

Trường hợp Tài sản ngắn hạn lớn hơn nợ ngắn hạn, thì Nhu cầu Vốn lưu động sẽ dương. Công ty đủ nguồn lực để thanh toán cho các khoản nợ trong ngắn hạn và việc hoạt động sản xuất kinh doanh sẽ diễn ra liên tục, không bị gián đoạn.

Trường hợp 2: Nhu cầu vốn lưu động < 0

Trường hợp Tài sản ngắn hạn nhỏ hơn nợ ngắn hạn, thì Nhu cầu Vốn lưu động sẽ âm hay còn gọi là Thâm hụt nhu cầu vốn lưu động. Công ty đang thể hiện thiếu nguồn lực để thanh toán cho các khoản nợ trong ngắn hạn, chỉ tiêu này càng lớn thì mức độ thâm hụt càng cao, việc hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp sẽ có khả năng bị gián đoạn do các chủ nợ của công ty gây khó khăn, nguy hiểm nhất là có khả năng công ty bị phá sản.

Ví dụ: Có thể lấy ví dụ cho trường hợp này như sau:

Khi nhu cầu vốn lưu động thâm hụt, công ty rất khó khả năng thanh toán cho nhà cung cấp điều này dẫn đến nhà cung cấp sẽ không sẽ không tiếp tục cung cấp hàng hóa cho công ty, dẫn đến công ty không có sản phẩm để tiếp tục quá trình tiêu thụ, và sẽ không có lợi nhuận để quay vòng vốn. Tiếp đến dẫn đến hệ lụy là người lao động không kịp thời được thanh toán tiền lương, thì sẽ dễ gây ra các tâm lý không tốt, ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh, nếu kéo dài quá lâu, có thể gây nên đình công, hoặc người lao động nghỉ việc hàng loạt.

Khi nhu cầu vốn lưu động bị thâm hụt, để có đủ nguồn lực thanh toán cho các khoản nợ ngắn hạn, công ty sẽ cần sử dụng tài sản dài hạn để thanh toán. Tuy nhiên, tài sản dài hạn thường là các tài sản khó có khả năng thanh khoản cao như tài sản cố định nhà cửa vật kiến trúc, máy móc thiết bị…dẫn đến thời gian chuyển đổi thành tiền mặt sẽ dài và tốn kém nhiều chi phí.
Cho nên ý nghĩa của việc quản trị Nhu cầu Vốn lưu động là rất quan trọng, để đảm bảo hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp là thông suốt và liên tục.

Có thể bạn quan tâm: Bán chéo là gì? Ý nghĩa và ví dụ về bán chéo

Tỷ lệ Nhu cầu Vốn lưu động là gì?

Qua chia sẻ trên các bạn đã hiểu phần nào về tính chất và ý nghĩa của nhu cầu vốn lưu động. Tiếp theo, để biết nhu cầu vốn lưu động như thế nào là hợp lý là đủ thì chúng ta có thêm khái niệm về tỷ lệ nhu cầu vốn lưu động.

Tỷ lệ Nhu cầu Vốn lưu động là chỉ tiêu phản ánh khả năng thanh toán các khoản nợ của doanh nghiệp bằng các tài sản hiện có trong ngắn hạn.

Cách tính Tỷ lệ nhu cầu Vốn lưu động

Có thể nói rằng, tỷ lệ nhu cầu vốn lưu động thể hiện rõ tình hình kinh doanh và thực trạng nội tại trong công ty đó. Cách tính như sau:

Tỷ lệ Nhu cầu Vốn lưu động = Tài sản ngắn hạn / Nợ ngắn hạn (Tỷ lệ này cho chúng ta biết Tài sản ngắn hạn bằng bao nhiêu lần so với Nợ ngắn hạn).

Tỷ lệ này thể hiện:

  • Nếu tỷ lệ Nhu cầu vốn lưu động < 1: thì chứng tỏ Nhu cầu Vốn lưu động sẽ âm (hay còn gọi là thâm hụt Nhu cầu Vốn lưu động), tình trạng công ty kinh doanh rất bết bát.
  • Nếu 1 < tỷ lệ Nhu cầu Vốn lưu động <2: Chứng tỏ tình hình tài chính của công ty đang duy trì ở mức tương đối ổn định, khả năng thanh toán tốt, và kiểm soát được dòng tiền cho cả ngắn hạn và dài hạn.
  • Nếu tỷ lệ Nhu cầu Vốn lưu động >2: Tức là tài sản ngắn hạn hơn gấp 2 lần nợ ngắn hạn, Thể hiện doanh nghiệp đang có dòng tiền ngắn hạn rất mạnh, có khả năng thanh toán rất tốt cho các nhà cung cấp, tiền lương, nợ thuế,… và đảm bảo được hoạt động sản xuất kinh doanh diễn ra liên tục.

Tuy nhiên, điều này cũng thể hiện, công ty đang không có nhiều các hoạt động đầu tư vào Tài sản dài hạn nhằm mở rộng thêm hoạt động sản xuất kinh doanh như đầu tư mở rộng nhà máy, mua máy móc thiết bị, dây chuyền, đầu tư thêm các Công ty liên doanh, liên kết,… luồng tiền để ở Tài sản ngắn hạn nhiều sẽ cho lãi thu được thấp hơn so với đầu tư vào các Tài sản dài hạn.

Từ công thức tính tỷ lệ trên, ta có thể đúc kết một điều rằng: Tỷ lệ Nhu cầu Vốn lưu động > 1 thường là sẽ tốt, thể hiện công ty đang có khả năng thanh toán tốt, đảm bảo hoạt động sản xuất kinh doanh được diễn ra liên tục, thông suốt.

Mối quan hệ giữa nhu cầu vốn lưu động và vốn lưu động ròng

Nhu cầu vốn lưu động và vốn lưu động ròng có liên hệ chặt chẽ với nhau có vai trò quyết định vốn của doanh nghiệp
Nhu cầu vốn lưu động và vốn lưu động ròng có liên hệ chặt chẽ với nhau có vai trò quyết định vốn của doanh nghiệp

Một doanh nghiệp được coi là có cơ cấu vốn an toàn nếu doanh nghiệp đó thường xuyên có một phần nguồn vốn dài hạn để bù đắp, phần còn lại sử dụng vốn tín dụng ngắn hạn để tài trợ cho nhu cầu vốn lưu động.

Mức độ an toàn trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp được quyết định bởi cơ cấu của vốn lưu động và vốn tín dụng để tài trợ cho nhu cầu vốn lưu động. Một doanh nghiệp dùng nhiều vốn lưu động ròng để tài trợ nhu cầu vốn lưu động có thể dẫn tới giảm hiệu quả sử dụng vốn. Ngược lại, nếu doanh nghiệp dựa vào nguồn vốn tín dụng quá nhiều thì mức rủi ro trong hoạt động kinh doanh cũng tăng cao.

Cho nên, một doanh nghiệp cần xác định tỉ lệ hợp lý giữa vốn lưu động ròng và nhu cầu vốn lưu động. Dựa vào mối quan hệ giữa nhu cầu vốn lưu động và vốn lưu động ròng có thể đánh giá mức độ vay nợ, mức độ rủi ro trong cơ cấu vốn của doanh nghiệp.

Kết luận

Trên đây là những chia sẻ của chúng tôi về nhu cầu vốn lưu động là gì. Hy vọng những kiến thức này sẽ giúp bạn hiểu rõ về bản chất của vốn lưu động để từ đó bạn có thể quản trị dòng tiền lưu động của doanh nghiệp một cách hợp lý và nắm rõ tình hình kinh doanh hiện tại của công ty và lên kế hoạch chiến lược trong tương lai.

Thông tin được biên tập bởi: taichinh24h.com.vn

Theo dõi
Thông báo về
guest
0 Bình luận
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận

Tài Chính 24h cập nhật Giá vàng – Tỷ giá Ngoại tệ – Lãi suất – Cung cấp kiến thức về Tài chính, Forex, Chứng khoán. Với đội ngũ content có nhiều năm kinh nghiệm hy vọng sẽ mang lại cho bạn những bài viết chất lượng.

author nguyenbathanh 618859d3
Nguyễn Bá Thành
Chào mọi người, mình là Thành. Với 5 năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực ngân hàng và kiến thức về Tài chính, Crypto, Forex và Chứng khoán. Hy vọng sẽ mang lại cho bạn những thông tin hữu ích.
Chuyển đổi ngoại tệ
Ngoại tệ cần quy đổi
5/5 - (1 bình chọn)

Về chúng tôi

taichinh24h

Tài Chính 24h Cập Nhật Giá Vàng - Tỷ Giá Ngoại Tệ - Lãi Suất - Cung Cấp Kiến Thức Về Tài Chính, Forex, Chứng Khoán.

Giá Vàng

Vàng SJC
Bảo Tín Minh Châu
Vàng PNG
DOJI Giá vàng Phú
Quý Biểu đồ SJC

Liên hệ

  • Email: taichinh24h.com.vn@gmail.com
  • Website: https://taichinh24h.com.vn
    0
    Chúng tôi muốn được nghe bình luận góp ý của bạnx