Doanh thu hòa vốn là thuật ngữ được nhắc tới khá nhiều trong các doanh nghiệp khi không có đột phá doanh thu. Căn cứ vào điểm hòa vốn các doanh nghiệp sẽ có các định hướng phát triển kinh doanh tốt hơn. Vậy cụ thể doanh thu hòa vốn là gì và cách tính như thế nào?
Mục Lục
Doanh thu hòa vốn (Break even revenue) là gì?
Doanh thu hòa vốn – Break even revenue chính là doanh thu tại mức sản lượng hòa vốn. Trong đó, sản lượng hòa vốn là mức sản lượng sản xuất của doanh nghiệp mà tại đó doanh thu vừa đủ để bù đắp cho các chi phí bỏ ra. Thường sẽ bao gồm chi phí cố định và chi phí biến đổi.
Xem thêm:
- Vốn lưu động là gì? Vai trò và cách tính vốn lưu động chính xác
- Giá vốn hàng bán là gì? Tính Cost of goods sold ra sao?
Điểm hòa vốn được xác định theo các tiêu chí nào?
Doanh thu hòa vốn thường được xác định dựa theo điểm hòa vốn – điểm mà tại đó tổng doanh thu vừa đủ bù đắp tổng chi phí. Hay điểm hòa vốn chính là điểm mà tại đó doanh nghiệp không lãi cũng không lỗ – lợi nhuận bằng 0.
Từ những nhận định trên có thể thấy được rằng điểm hòa vốn sẽ được xác định dựa theo các tiêu chí:
- Sản lượng sản phẩm hòa vốn
- Doanh thu tiêu thụ tại điểm hòa vốn
- Thời gian đạt điểm hòa vốn
Cần phải phân loại các chi phí thành biến phí và định phí để có thể tính toán điểm hòa vốn chuẩn xác. Đối với các nhà quản trị thì xác định được điểm hòa vốn chính là căn cứ để đưa ra các quyết định kinh doanh sắc đáng. Như chọn lựa phương án kinh doanh phù hợp, chọn lựa cơ cấu tiêu thụ sản phẩm,…
Cách tính doanh thu hòa vốn
Doanh thu hòa vốn vô cùng quan trọng với các doanh nghiệp sản xuất. Để tính được doanh thu hòa vốn đúng các bạn có thể áp dụng các công thức theo từng trường hợp cụ thể sau:
Doanh nghiệp sản xuất một mặt hàng hay một loại sản phẩm
Đối với các doanh nghiệp chỉ sản xuất một mặt hàng hay một sản phẩm thì có thể áp dụng tới 3 phương pháp để tính doanh thu hòa vốn. Đó là:
- Phương pháp phương trình
- Phương pháp đồ thị hòa vốn
- Phương pháp gióp trên đơn vị sản phẩm
Phương pháp phương trình
- Phương trình doanh thu: y = g.x
- Phương trình chi phí: y = a + b.x
Trong đó:
- g: Giá bán 1 sp
- a: Tổng định phí toàn doanh nghiệp
- x: Số lượng sản phẩm tiêu thụ
- b: Biến phí đơn vị sản xuất
Từ đó chúng ta có công thức tính điểm hòa vốn như sau:
DT = CP => g.x = a + b.x
- X(hv) = a/(g-b) = Định phí / Lợi nhuận góp đơn vị
- DT(hv) = X(hv) * g = (Định phí *giá bán)/ Lợi nhuận góp đơn vị = Định phí / Tỷ lệ LN góp đơn vị
- Thời gian hòa vốn = (Sản lượng hòa vốn / Sản lượng kỳ phân tích)* Thời gian kỳ phân tích
Hoặc đơn giản hơn có thể sử dụng công thức:
Thời gian hòa vốn = (Doanh thu hòa vốn / Doanh thu kỳ phân tích)* Thời gian kỳ phân tích
Có thể bạn quan tâm:
- Cách tính nhu cầu vốn lưu động là gì?
- Thặng dư vốn cổ phần là gì? Cách làm tăng vốn điều lệ thặng dư
Phương pháp đồ thị hòa vốn
Trong đó:
- Trục Y biểu diễn doanh thu (OY)
- Trục X biểu diễn mức độ hoạt động (OX)
- Điểm cắt của đường chi phí với trục OY là định phí
- Điểm hòa vốn là điểm giao nhau giữa hai đường doanh thu và chi phí
- Chiếu điểm hòa vốn xuống trục X ta được sản lượng hòa vốn
- Chiếu điểm hòa vốn sang trục Y ta được doanh thu hòa vốn
- Những giá trị X > Y hòa vốn doanh nghiệp hoạt động có lãi
- Nếu X < Y hòa vốn doanh nghiệp bị lỗ
Từ đồ thị này chúng ta có công thức tính điểm hòa vốn
Sản lượng SP để đạt lợi nhuận mong muốn = (Tổng định phí + LN mong muốn) / Lợi nhuận góp đơn vị SP
Tương tự chúng ta có:
Doanh thu để đạt lợi nhuận mong muốn = (Tổng định phí + lợi nhuận mong muốn) / Tỷ lệ lợi nhuận góp
Phương pháp lợi nhuận góp 1 đơn vị sản phẩm
Ta có các phương trình:
- Lợi nhuận = Tổng doanh thu – Tổng chi phí
- Lợi nhuận = Tổng doanh thu – Tổng biến phí – Tổng định phí
- Lợi nhuận = Lợi nhuận góp – Tổng định phí
Ta có điểm hòa vốn tại đó lợi nhuận bằng 0
hay Lợi nhuận góp = Tổng định phí
- Lợi nhuận góp đơn vị sản phẩm x sản lượng = tổng định phí
- Sản lượng hòa vốn = Tổng định phí/Lợi nhuận góp đơn vị sản phẩm
Hay có thể hiểu theo cách khác là
Khi Lợi nhuận góp = Tổng định phí
- Tỷ lệ lợi nhuận góp x doanh thu = Tổng định phí
- Doanh thu hòa vốn = Định phí / Tỷ lệ lợi nhuận góp
Doanh nghiệp sản xuất nhiều mặt hàng hay nhiều loại sản phẩm
Để tính doanh thu hòa vốn của doanh nghiệp sản xuất nhiều mặt hàng hay nhiều loại sản phẩm chúng ta cần tính lần lượt theo các bước sau:
Bước 1: Tính tỷ lệ kết cấu doanh thu của các mặt hàng tiêu thụ
Tỉ lệ kết cấu doanh thu của từng mặt hàng = Doanh thu từng mặt hàng/Tổng doanh thu x 100%
Bước 2: Xác định tỷ suất lợi nhuận trên chi phí biến đổi bình quân của các mặt hàng
Bước 3: Xác định doanh thu hòa vốn chung: Dth = Đp/Lb%
Bước 4: Xác định doanh thu hòa vốn và sản lượng hòa vốn cho từng mặt hàng:
- Doanh thu hòa vốn từng mặt hàng = Doanh thu hòa vốn chung x Tỉ lệ kết cấu doanh thu từng mặt hàng
- Sản lượng hòa vốn từng = Doanh thu hòa vốn của từng mặt hàng mặt hàng / Giá bán từng mặt
Ví dụ cách tính doanh thu hoà vốn
Để hiểu hơn về cách tính doanh thu hòa vốn chúng ta sẽ đi vào các ví dụ cụ thể và phân tích rõ ràng trong ví dụ.
Ví dụ 1
Ví dụ công ty A có số liệu doanh thu (đơn vị: 1.000 đồng) như sau:
Chỉ tiêu |
Tổng số |
Tính cho một sản phẩm |
Doanh thu |
300.000 (tính trên 1.000 áo) |
300 |
Chi phí nguyên liệu trực tiếp |
120.000 |
120 |
Chi phí nhân công trực tiếp |
20.000 |
20 |
Chi phí sản xuất chung biến đổi |
5.000 |
5 |
Tổng chi phí biến đổi |
145.000 |
145 |
Lãi trên biến phí |
155.000 |
155 |
Chi phí cố định |
36.000 |
36 |
Lợi nhuận |
69.600 |
69 |
- Định phí = 36 nghìn đồng
- Chi phí biến đổi đơn vị: 145 nghìn đồng
- Lãi trên biến đơn vị: Ib = 155 nghìn đồng
- Ta có: SLh = 36.000/155 = 232 x 300 = 69.600 nghìn đồng
Ví dụ 2
Công ty B sản xuất 3 loại sản phẩm SP1, SP2, SP3. Trong năm, công ty tiêu thụ được 2000 SP1, 2000 SP2 và 1000 SP3 với giá tương ứng là 200 (nghìn đồng), 300 (nghìn đồng) và 250 (nghìn đồng)
Chỉ tiêu |
SP1 |
SP2 |
SP3 |
Tổng số |
1. Doanh thu (đvt: 1.000đồng) |
400.000 |
600.000 |
250.000 |
1300.000 |
2. Biến phí |
260.000 |
175.000 |
175.000 |
610.000 |
3. Lãi trên biến phí |
140.000 |
425.000 |
75.000 |
640.000 |
4. Tỷ suất lãi trên biến phí |
35% |
41,67% |
30% |
35,79% |
5. Định phí |
150.000 |
|||
6. Lợi nhuận |
190.000 |
Bước 1: Xác định tỷ lệ kết cấu doanh thu của các mặt hàng tiêu thụ
- SP 1: (400.000 : 1.300.000) x 100% = 30.77%
- SP 2: (600.000 : 1.300.000) x 100% = 46.15%
- SP 3: (250.000 : 1.300.000) x 100% = 19.23%
Bước 2: Xác định tỉ suất lợi nhuận trên chi phí biến đổi bình quân của các mặt hàng
Lb% = 640.000 : 1.300.000 = 49,23%
Bước 3: Xác định doanh thu hòa vốn chung
Dth = 150.000 : 49,23% = 304.629 nghìn đồng
Bước 4: Xác định doanh thu hòa vốn và sản lượng hòa vốn cho từng mặt hàng
Mặt hàng |
Doanh thu hòa vốn |
Giá bán |
Sản lượng hòa vốn |
SP1 |
304.629 x 30.77% = 93.734 |
200 |
467 |
SP2 |
304.629 x 46,15% = 140.586 |
300 |
469 |
SP3 |
304.629 x 19,23% = 58.580 |
250 |
234 |
Như vậy, để đạt được hòa vốn, công ty B cần phải thực hiện được doanh số cho sản phẩm SP1, SP2,SP3 lần lượt là 93.734; 140.586; 58.580 với số hiện vật lần lượt là 467; 469; 234 sản phẩm.
Kết luận
Trên đây chúng tôi đã phân tích chi tiết về doanh thu hòa vốn (Break even revenue) là gì cũng như đưa ra cách tính để bạn tham khảo. Mong rằng những chia sẻ này sẽ đem lại thông tin hữu ích về vấn đề bạn đang quan tâm. Mọi thắc mắc có thể liên hệ với chúng tôi để được hỗ trợ.
Thông tin được biên tập bởi: taichinh24h.com.vn