Vốn chủ sở hữu là gì? Phân biệt vốn chủ sở hữu và vốn điều lệ

Đối với một doanh nghiệp luôn cần phải quan tâm tới vốn điều lệ, vốn chủ sở hữu, vốn hóa thị trường. Chỉ cần một trong những chỉ số này biến động thì sẽ gây ra ảnh hưởng lớn tới sự phát triển của doanh nghiệp. Trong đó thì vốn sở hữu là quan trọng nhất. Nắm bắt chính xác vốn chủ sở hữu là gì và các tin tức liên quan là điều tuyệt đối cần thiết.

Hãy cùng chúng tôi sáng tỏ những điều này trong bài chia sẻ dưới đây.

Vốn chủ sở hữu là gì?

Vốn chủ sở hữu – Owner’s Equity là phần tài sản thuần của doanh nghiệp thuộc sở hữu của cổ đông. Hay nói theo cách khách đây là phần còn lại sau khi lấy tổng tài sản trừ đi nợ phải trả. 

Vốn chủ sở hữu là gì?
Vốn chủ sở hữu là gì?

Nguồn vốn chủ sở hữu sẽ là nguồn tài trợ thường xuyên của công ty, và thường thì sẽ đến từ các nguồn sau:

  • Vốn góp từ các cổ đông
  • Giá trị của cổ phiếu ký quỹ
  • Tiền chênh lệch sau khi quy đổi tiền tệ
  • Lợi nhuận công ty thu về sau thuế và chưa phối ra bên ngoài
  • Lợi ích từ cổ đông

Xem thêm:

Phân biệt vốn chủ sở hữu và vốn điều lệ

Vốn chủ sở hữu và vốn điều lệ là hai khoản vốn được nhắc tới nhiều nhất trong các doanh nghiệp. Trong đó, vốn điều lệ là khoản tiền do các cổ đông trong công ty đóng góp hoặc cam kết sẽ đóng góp trong một khoảng thời gian nhất định. 

Để phân biệt vốn chủ sở hữu và vốn điều lệ chúng ta cần phân rõ ràng như sau:

 

Vốn chủ sở hữu

Vốn điều lệ

Về bản chất

Là số tài sản được hình thành và thu về sau khi doanh nghiệp đi vào hoạt động

Là số tài sản mà các cổ đông của công ty đóng góp vào để trở thành người điều hành đơn vị

Về chủ sở hữu của số vốn

Thuộc về bất cứ đối tượng nào, có thể là người nắm giữ cổ phiếu doanh nghiệp hoặc Nhà nước

Là cá nhân, tổ chức có cam kết đóng góp vào doanh nghiệp với mục đích lập công ty

Về cơ chế hình thành nguồn vốn

Nguồn vốn so doanh nghiệp, cá nhân hoặc Nhà nước bỏ ra để góp cổ phần

Nhờ nguồn tài chính từ các cá nhân hoặc tổ chức có cam kết đóng góp trong thời gian nhất định.

Nơi thể hiện

Trong báo có kết quả kinh doanh theo từng thời kỳ của doanh nghiệp

Trong điều lệ của công ty

Phân biệt Vốn chủ sở hữu và Vốn hóa thị trường

Ngoài việc phân biệt được Vốn chủ sở hữu và vốn điều lệ thì các bạn cũng phân biệt thêm cả vốn hóa thị trường. Trong đó thì vốn hóa thị trường là số tiền bỏ ra mua toàn bộ vốn cổ phần của một doanh nghiệp tại thời điểm hiện tại. Vốn hóa thị trường cũng là đặc điểm quan trọng để giúp các nhà đầu tư xác định được các rủi ro cũng như lợi nhuận trong cổ phiếu của công ty. 

Vốn hóa (Equity Value) được tính bằng công thức sau:

Vốn hóa = Giá của 1 cổ phiếu x Số lượng cổ phiếu đang lưu hành

Như vậy có thể thấy được rằng vốn hóa sử dụng để đánh giá quy mô của doanh nghiệp và bị phụ thuộc vào giá trị cổ phiếu. Trong khi đó thì vốn chủ sở hữu lại là căn cứ tính toán giá trị thực của doanh nghiệp, không hề phụ thuộc vào giá trị cổ phiếu.

Vốn chủ sở hữu bao gồm những gì?

Vốn chủ sở hữu bao gồm 4 thành phần sau:

  • Vốn đầu tư của chủ sở hữu – vốn đầu tư của cổ đông thường sẽ là số vốn góp thực tế của cổ đông được quy định trong điều lệ công ty hoặc thặng dư vốn cổ phần – số tiền doanh nghiệp thu được từ chênh lệch giá phát hành với mệnh giá cổ phiếu. 
  • Lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh: thu được từ các quỹ dự phòng tài chính, quỹ đầu tư phát triển và phần lợi nhuận chưa phân phối – lợi nhuận còn lại chưa được chia.
  • Chênh lệch đánh giá tài sản: chênh lệch đánh giá lại tài sản – phản ánh số chênh lệch do đánh giá lại tài sản hiện có của doanh nghiệp và chênh lệch tỷ giá hối đoái – tỷ giá hối đoái thường xuất hiện trong thực tế mua bán, trao đổi, chuyển đổi từ BCTC từ ngoại tệ sang Việt Nam đồng. 
  • Nguồn khác: cổ phiếu quỹ – giá trị số cổ phiếu do doanh nghiệp mua lại ở thời điểm mua lại và toàn bộ các chi phí liên quan, nguồn vốn đầu tư XDCB, nguồn kinh phí sự nghiệp
Vốn chủ sở hữu doanh nghiệp của một số đơn vị
Vốn chủ sở hữu doanh nghiệp của một số đơn vị

Có thể bạn quan tâm:

Vốn chủ sở hữu khi nào tăng, giảm?

Theo thông tư 133 của Bộ Tài Chính, vốn chủ sở hữu được thay đổi tăng giảm trong các trường hợp cụ thể sau: 

Vốn chủ sở hữu tăng

  • Khi chủ sở hữu đóng góp thêm vốn
  • Vốn tăng khi cổ phiếu phát hành lại cao hơn mệnh giá
  • Tăng khi vốn được bổ sung từ các quỹ thuộc vốn chủ sở hữu hoặc tử lợi nhuận kinh doanh của công ty
  • Giá trị từ tài trợ, quà biếu, tặng trừ đi thuế phải nộp là số dương được các cấp thẩm quyền cho phép

Vốn chủ sở hữu giảm

  • Khi cổ phiếu phát hành lại thấp hơn mệnh giá
  • Giảm khi doanh nghiệp phải hoàn trả vốn góp
  • Đơn vị chấm dứt hoạt động kinh doanh hoặc giải thể
  • Nếu là công ty cổ phần thì hủy bỏ cổ phiếu quỹ dẫn đến vốn chủ sở hữu giảm
  • Bù lỗ cho hoạt động kinh doanh theo như quy định

Đây là các trường hợp doanh nghiệp có thể tăng/giảm vốn chủ sở hữu cho đúng với thực trạng.

Nguồn vốn của chủ sở hữu ở từng loại hình doanh nghiệp

  • Đối với doanh nghiệp nhà nước: Vốn chủ sở hữu là vốn hoạt động do nhà nước cấp hoặc đầu tư, chủ sở hữu vốn là nhà nước
  • Đối với công ty trách nhiệm hữu hạn (TNHH): vốn được hình thành do các thành viên tham gia thành lập công ty đóng góp các thành viên này chính là chủ sở hữu vốn
  • Đối với công ty cổ phần: Vốn chủ sở hữu là vốn được hình thành từ các cổ đông, chủ sở hữu vốn ở đây là các cổ đông
  • Đối với công ty hợp danh: Vốn được đóng góp bởi các thành viên tham gia thành lập công ty, các thành viên này là các chủ sở hữu vốn. 
  • Đối với doanh nghiệp tư nhân: Vốn của doanh nghiệp là do chủ doanh nghiệp đóng góp chủ sở hữu vốn chính chủ doanh nghiệp –  chủ doanh nghiệp tư nhân phải chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình.
  • Đối với doanh nghiệp liên doanh (có thể bao gồm các công ty liên doanh hoặc các xí nghiệp liên doanh): Việc liên doanh có thể được tiến hành giữa các doanh nghiệp trong nước với nhau hoặc doanh nghiệp trong nước với doanh nghiệp nước ngoài. Ở đây, chủ sở hữu vốn sẽ là các thành viên tham gia đóng góp vốn liên doanh. Đặc biệt, tùy vào loại hình và đặc thù riêng của từng doanh nghiệp mà cơ cấu vốn chủ sở hữu sẽ được định đoạt khác nhau.

Công thức tính vốn chủ sở hữu

Vốn chủ sở hữu = Tổng tài sản – Nợ phải trả

Đây chính là công thức được áp dụng để tính vốn chủ sở hữu dành cho tất cả công ty, doanh nghiệp. Vốn chủ sở hữu hoàn toàn có thể âm nếu nợ phải trả vượt quá tài sản. 

Kết luận

Trên đây chúng tôi đã tư vấn chi tiết về vốn chủ sở hữu là gì để bạn có thể hiểu và áp dụng. Mỗi một doanh nghiệp muốn vận hành thuận lợi cần phải đảm bảo vốn sở hữu luôn dương. Nếu bạn băn khoăn, thắc mắc về vấn đề này có thể liên hệ với chúng tôi để được tư vấn hỗ trợ.

Thông tin được biên tập bởi: taichinh24h.com.vn

Theo dõi
Thông báo về
guest
0 Bình luận
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận

Tài Chính 24h cập nhật Giá vàng – Tỷ giá Ngoại tệ – Lãi suất – Cung cấp kiến thức về Tài chính, Forex, Chứng khoán. Với đội ngũ content có nhiều năm kinh nghiệm hy vọng sẽ mang lại cho bạn những bài viết chất lượng.

author nguyenbathanh 618859d3
Nguyễn Bá Thành
Chào mọi người, mình là Thành. Với 5 năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực ngân hàng và kiến thức về Tài chính, Crypto, Forex và Chứng khoán. Hy vọng sẽ mang lại cho bạn những thông tin hữu ích.
Chuyển đổi ngoại tệ
Ngoại tệ cần quy đổi
5/5 - (1 bình chọn)

Về chúng tôi

taichinh24h

Tài Chính 24h Cập Nhật Giá Vàng - Tỷ Giá Ngoại Tệ - Lãi Suất - Cung Cấp Kiến Thức Về Tài Chính, Forex, Chứng Khoán.

Giá Vàng

Vàng SJC
Bảo Tín Minh Châu
Vàng PNG
DOJI Giá vàng Phú
Quý Biểu đồ SJC

Liên hệ

  • Email: taichinh24h.com.vn@gmail.com
  • Website: https://taichinh24h.com.vn
    0
    Chúng tôi muốn được nghe bình luận góp ý của bạnx