Nợ phải thu (Receivables/Accounts receivable) là gì? Nguyên tắc ra sao?

Receivables là gì? Khi công ty có các khoản nợ phải thu cần thực hiện cách nào để giải quyết? Nguyên tắc để quyết toán các khoản nợ phải thu là gì? Tất cả sẽ được giải đáp trong bài chia sẻ dưới đây.

Nợ phải thu là gì?

Receivables hay còn gọi là nợ phải thu là một bộ phận tài sản của doanh nghiệp đang bị các cá nhân, đơn vị khác chiếm dụng. Nợ phải thu bao gồm:

  • Phải thu của khách hàng
  • Phải thu về thuế GTGT được khấu trừ
  • Phải thu nội bộ
  • Phải thu khác
Nợ phải thu là gì?
Nợ phải thu là gì?

Nếu phân theo thời gian thanh toán thì khoản nợ phải thu sẽ được phân chia thành:

  • Nợ ngắn hạn: là các khoản nợ phải tiến hành thu hồi có thời hạn thanh toán nhất định hoặc trong vòng 1 năm hoặc 1 chu kỳ
  • Nợ dài hạn: là các khoản nợ phải thu có thời hạn trên 1 năm hoặc hơn 1 chu kỳ sản xuất kinh doanh

Xem thêm:

Nguyên tắc kế toán nợ phải thu

Để tiến hành thu hồi nợ phải thu thì nguyên tắc bắt buộc là:

Rà soát, đối chiếu, phân loại các kỳ hạn thu nợ

Kế toán phải rà soát sổ chi tiết theo dõi các khoản nợ phải thu theo từng đối tượng thu, theo dõi kỳ hạn tiếp theo phải thu gồm những khoản nào. Loại tiền tệ thu hồi là ì và các yếu tố khác theo yêu cầu quản lý của doanh nghiệp.

receivables
Nguyên tắc kế toán nợ phải thu

Phân loại các khoản thu là phải thu của khách hàng, phải thu nội bộ, phải thu khác

  • Trường hợp khách hàng vừa là người mua, đồng thời là người bán thì có thể thực hiện thanh toán bù trừ. Nhưng việc bù trừ và thời gian bù trừ cần phải thực hiện theo đúng thỏa thuận của hai bên và lập chứng từ thanh toán bù trừ rõ ràng.
  • Trường hợp phải thu nội bộ gồm các khoản phải thu giữa đơn vị cấp trên với đơn vị cấp dưới trực thuộc nhưng không có tư cách pháp nhân hạch toán phụ thuộc
  • Các khoản phải thu tạo ra doanh thu hoạt động tài chính: khoản phải thu về lãi cho vay, tiền gửi, cổ tức, lợi nhuận được chia
  • Các khoản chi hộ bên thứ ba; các khoản bên nhận ủy thác xuất khẩu phải thu hộ cho bên giao ủy thác
  • Các khoản phải thu không mang tính thương mại như mượn tài sản phi tiền tệ, phải thu về tiền phạt, bồi thường,…

Xác lập các khoản thu khó đòi

Các khoản nợ phải thu khó đòi hoặc không có khả năng đòi được vào cuối kỳ kế toán năm và phải lập dự phòng theo quy định hiện hành. Việc xác định các khoản nợ đó có phải là khoản thu khó đòi hay không cần phải căn cứ vào khoản mục phân loại trên Bảng cân đối kế toán. Sau đó tiến hành trích lập dự phòng nợ phải thu khó đòi.

Để trích lập dự phòng nợ phải thu khó đòi cần phải có:

– Chứng từ gốc hoặc giấy xác nhận của khách hàng nợ về số tiền còn nợ chưa trả:

  • Hợp đồng kinh tế
  • Khế ước vay nợ
  • Bản thanh lý hợp đồng
  • Cam kết nợ
  • Đối chiếu công nợ,…

– Mức trích lập dự phòng các khoản nợ phải thu khó đòi thực hiện theo quy định hiện hành

– Các điều kiện khác theo quy định của pháp luật

Việc phân loại và xác lập các khoản nợ thu khó đòi càng chi tiết càng dễ quản lý và tiến hành thu hồi nợ nhanh chóng.

Có thể bạn quan tâm: Sách trắng là gì? Quy trình viết White Paper ra sao?

Lập báo cáo tài chính

Khi lập Báo cáo tài chính, bộ phận kế toán cần phải tiến hành căn ký kỳ hạn còn lại của các khoản phải thu để phân loại dài hạn hay ngắn hạn.

Kế toán phải xác định được các khoản phải thu thỏa mãn định nghĩa các khoản ở mục tiền tệ gốc để đánh giá lại cuối kỳ khi lập báo cáo tài chính. Các khoản mục tiền tệ có thể gồm:

Tiền mặt, các khoản tương đương tiền, tiền gửi có kỳ hạn bằng ngoại tệ

  • Các khoản nợ phải thu, nợ phải trả có gốc ngoại tệ
  • Các khoản đi vay, cho vay dưới mọi hình thức được quyền thu hồi hoặc có nghĩa vụ hoàn trả bằng ngoại tệ
  • Các khoản đặt cọc, ký cược, ký quỹ được quyền nhận lại bằng ngoại tệ.

Đối với các doanh nghiệp sử dụng tỷ giá giao dịch thực tế để hạch toán

Chênh lệch tỷ giá hối đoái trong kỳ thì cần ghi lại tại thời điểm giao dịch. Hoặc theo yêu cầu quản lý của công ty hoặc đặc điểm sản xuất kinh doanh của công ty, hồ sơ thường xuyên.

Cần lưu ý rằng vào cuối kỳ kế toán. Nếu không có số dư các khoản phải thu, doanh nghiệp phải kết chuyển toàn bộ số chênh lệch tỷ giá hối đoái trong kỳ vào doanh thu hoạt động tài chính.  Hoặc giá vốn của các báo cáo tài chính trong kỳ. Đối với các khoản phải thu có số dư. Công ty phải đánh giá lại theo quy định tại Điều 52 Thông tư 133.

Kết luận

Trên đây là các thông tin liên quan tới receivables là gì và nguyên tắc kế toán nợ thu hồi cần phải đặc biệt quan tâm. Nếu như các bạn vẫn chưa nắm rõ được các nguyên tắc hoặc có thắc mắc khác liên quan tới nợ phải thu có thể liên hệ với chúng tôi để được tư vấn hỗ trợ. Chúng tôi sẵn sàng giải đáp các thắc mắc băn khoăn của bạn để bạn có được nghiệp vụ kế toán tốt và chuyên nghiệp nhất.

Thông tin được biên tập bởi: taichinh24h.com.vn

Theo dõi
Thông báo về
guest
0 Bình luận
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận

Tài Chính 24h cập nhật Giá vàng – Tỷ giá Ngoại tệ – Lãi suất – Cung cấp kiến thức về Tài chính, Forex, Chứng khoán. Với đội ngũ content có nhiều năm kinh nghiệm hy vọng sẽ mang lại cho bạn những bài viết chất lượng.

author nguyenbathanh 618859d3
Nguyễn Bá Thành
Chào mọi người, mình là Thành. Với 5 năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực ngân hàng và kiến thức về Tài chính, Crypto, Forex và Chứng khoán. Hy vọng sẽ mang lại cho bạn những thông tin hữu ích.
Chuyển đổi ngoại tệ
Ngoại tệ cần quy đổi
5/5 - (1 bình chọn)

Về chúng tôi

taichinh24h

Tài Chính 24h Cập Nhật Giá Vàng - Tỷ Giá Ngoại Tệ - Lãi Suất - Cung Cấp Kiến Thức Về Tài Chính, Forex, Chứng Khoán.

Giá Vàng

Vàng SJC
Bảo Tín Minh Châu
Vàng PNG
DOJI Giá vàng Phú
Quý Biểu đồ SJC

Liên hệ

  • Email: taichinh24h.com.vn@gmail.com
  • Website: https://taichinh24h.com.vn
    0
    Chúng tôi muốn được nghe bình luận góp ý của bạnx