Rủi ro kiểm toán (Audit risk – AR) là gì? Các loại AR hay mắc phải

Nếu như bạn là một người làm trong lĩnh vực kiểm toán chắc chắn không thể không biết đến rủi ro kiểm toán khi làm Báo cáo tài chính. Đây chính là khả năng mà người kiểm toán viên đưa ra ý kiến không xác đáng về một hoặc nhiều đối tượng được kiểm toán.

Và để hiểu rõ hơn về rủi ro kiểm toán là gì chúng ta hãy cùng đi tìm hiểu bài viết dưới đây nhé.

Rủi ro kiểm toán là gì?

Rủi ro kiểm toán trong tiếng Anh chính là Audit risk , viết tắt là AR. Đây là cụm từ được dùng để diễn tả những rủi ro mà kiểm toán viên và công ty kiểm toán đưa ra những ý kiến nhận xét không phù hợp khi báo cáo tài chính đã được kiểm toán còn có những vấn đề bất cập hoặc sai sót trọng yếu. Nói cách khác, rủi ro kiểm toán là báo cáo tài chính đã được kiểm toán vẫn đang còn tồn tại những sai sót nghiêm trọng không thể bỏ qua.

Rủi ro kiểm toán là báo cáo tài chính đã được kiểm toán vẫn vẫn còn những sai sót nghiêm trọng
Rủi ro kiểm toán là báo cáo tài chính đã được kiểm toán vẫn vẫn còn những sai sót nghiêm trọng

Xem thêm:

Bản chất của Rủi ro kiểm toán (Audit risk – AR)

Khi tiến hành xác định rủi ro kiểm toán, kiểm toán viên sẽ phải xét trong mối quan hệ với kế hoạch kiểm toán, tiến hành lấy mẫu kiểm toán và lựa chọn phép thử. Chính vì vậy mà rủi ro kiểm toán thường xảy ra do nguyên nhân giới hạn về quản lý và chi phí kiểm toán.

Đây cũng là vấn đề nan giải mà kiểm toán viên cùng công ty kiểm toán đều phải đối mặt, xảy ra chủ yếu do những nguyên nhân cơ bản sau:

  • Phạm vi của đối tượng kiểm toán thường rất rộng: Vì toàn bộ các yếu tố kiểm toán đều liên quan đến hoạt động kinh doanh nên đối tượng rất rộng. Thông qua việc chọn một số mẫu tiêu biểu và đánh giá những mẫu đó để kiểm toán viên đưa ra kết luận cho tổng thể. Do đó kiểm toán viên luôn có khả năng đưa ra những kết luận sai.
  • Giới hạn bởi rất nhiều yếu tố: Rủi ro kiểm toán sai do bị giới hạn bởi các yếu tố như nguồn lực, quản lý, chi phí và thời gian hay thậm chí chính giới hạn từ khách hàng.
  • Rủi ro trong kinh doanh: Đây là một dạng của rủi ro kinh mà những công ty kiểm toán phải đối mặt trong quá trình cung cấp các sản phẩm hoặc dịch vụ đến khách hàng. Việc đánh giá rủi ro kiểm toán có thể gây ảnh hưởng quan trọng đến toàn bộ quá trình kiểm toán. Vì vậy, kiểm toán viên phải lập kế hoạch kiểm toán phù hợp, thu thập đầy đủ các thông tin đúng để đưa ra ý kiến chính xác và đáng tin cậy.
Bản chất của vấn đề rủi ro kiểm toán
Bản chất của vấn đề rủi ro kiểm toán

Các thành phần của rủi ro kiểm toán

Vì đối tượng kiểm toán là những thông tin được kiểm toán qua rất nhiều giai đoạn khác nhau bằng các bộ máy kiểm toán riêng biệt nên rủi ro kiểm toán cũng được xác định tương ứng với những đối tượng kiểm toán tương đương từng loại đó là:

  • Rủi ro tiềm tàng (Inherent risk – IR)
  • Rủi ro kiểm soát (Control risk – CR)
  • Rủi ro phát hiện (Detection risk – DR).
Các loại rủi ro kiểm toán cơ bản nhất
Các loại rủi ro kiểm toán cơ bản nhất

Rủi ro tiềm tàng (Inherent risk – IR)

Rủi ro tiềm tàng hay còn gọi với tên khác là rủi ro cố hữu trong tiếng anh là Inherent risk, viết tắt là IR. Đây được coi là sự tồn tại sai sót trọng yếu của bản thân đối tượng kiểm toán , có nghĩa là nó tồn tại tại ngay trong chức năng hoạt động và trong môi trường quản lý của mỗi doanh nghiệp.

Rủi ro tiềm tàng có thể xuất hiện độc lập bất kể doanh nghiệp có thực hiện kiểm toán hay không. Nguồn gốc của loại rủi ro này chủ yếu là do:

  • Nguồn cung cấp thông tin kiểm toán.
  • Thay đổi công nghệ hoặc do hoạt động của đối tượng cạnh tranh.
  • Điều kiện xã hội hay tình hình kinh tế có phát triển ổn định hay không?
  • Điều kiện chính trị và những thay đổi về pháp luật hiện hành.

Rủi ro kiểm soát (Control risk – CR)

Rủi ro kiểm toán trong tiếng anh là Control risk, viết tắt là CR. Đây là sự tồn tại sai sót trọng yếu mà hệ thống kiểm soát nội bộ không phát hiện ra để có biện pháp ngăn chặn kịp thời dẫn đến những sai sót nghiêm trọng.

Rủi ro kiểm soát có thể do sự lỏng lẻo trong khi làm việc của nhân viên
Rủi ro kiểm soát có thể do sự lỏng lẻo trong khi làm việc của nhân viên

Nguồn gốc của loại rủi ro kiểm soát chính là do:

  • Duy trì các nhân viên chủ chốt trong một thời gian dài mà không có sự điều chỉnh phù hợp.
  • Doanh nghiệp kém năng động.
  • Hoạt động kinh doanh có những thay đổi về nhiệm vụ chức năng.
  • Sự lỏng lẻo trong bộ phận quản lí và sử dụng nhân lực.
  • Mức độ phức tạp của những nghiệp vụ kinh tế.

Rủi ro phát hiện (Detection risk – DR)

Rủi ro phát hiện trong tiếng anh là Detection risk, viết tắt là DR. Loại rủi ro này thường xảy ra trong trường hợp thủ tục kiểm toán không phát hiện được các sai phạm trọng yếu trong bản báo cáo tài chính của doanh nghiệp.

Nguyên nhân phần lớn dẫn đến rủi ro phát hiện là do:

  • Nhân viên kiểm toán vẫn còn non tay nghề, chưa có nhiều kinh nghiệm để giải quyết triệt để vấn đề.
  • Nhân viên kiểm toán không áp dụng phương pháp, kỹ thuật kiểm toán thích hợp và không thực sự hiểu bản chất của vấn đề.

Có thể bạn quan tâm: Skyway là gì? Lật ngửa ván bài Skyway lừa đảo

Mô hình rủi ro kiểm toán

Mô hình rủi ro được coi như cơ sở để xây dựng nên cách tiếp cận kiểm toán theo rủi ro hay nói theo cách dễ hiểu nhất thì mô hình này có ý nghĩa rất quan trọng trong các đợt kiểm toán và có mối quan hệ trực tiếp với những phương pháp kiểm toán được áp dụng trong Báo cáo tài chính.

Trên thực tế những cuộc kiểm toán cho thấy, để phục vụ cho việc đánh giá những rủi ro trong giai đoạn lập kế hoạch, mối quan hệ giữa rủi ro tiềm tàng(Inherent risk – IR), rủi ro kiểm soát (Control risk – CR) và rủi ro phát hiện (Detection risk – DR) thì rủi ro kiểm toán sẽ được biểu diễn qua mô hình rủi ro kiểm toán với công thức như sau: AR = IR x CR x DR.

Công thức tính mô hình rủi ro kiểm toán
Công thức tính mô hình rủi ro kiểm toán

Với mô hình này, kiểm toán viên có thể sử dụng để tiến hành điều chỉnh rủi ro phát hiện dựa trên những loại rủi ro khác đã được đánh giá nhằm đạt được mức độ rủi ro kiểm toán thấp như mong muốn.

Tuy nhiên, khi sử dụng mô hình rủi ro kiểm toán thì kiểm toán viên cũng cần phải chú ý một số điểm sau:

  • Kiểm toán viên không thể cho rằng rủi ro tiềm tàng là bằng 0 để không thu thập bằng chứng kiểm toán vì khi đó theo mô hình rủi ro kiểm toán sẽ bằng 0.
  • Kiểm toán viên cũng không thể tin tuyệt đối vào hệ thống kiểm soát nội bộ , có nghĩa là CR = 0.

Kiểm toán viên không thể được xem là đã thận trọng khi làm việc nếu như rủi ro của việc không phát hiện những sai phạm trọng yếu trong đối tượng kiểm toán ở mức cao.

Kết luận

Như vậy, qua bài viết này đã làm sáng tỏ rủi ro kiểm toán là gì và những vấn đề liên quan đến loại rủi ro này. Tuy nhiên, bạn cũng cần lưu ý tuỳ thuộc vào bối cảnh cụ thể của đối tượng kiểm toán mà sẽ có những sai phạm khác nhau, vì vậy trong mọi trường hợp cần phải xem xét các nhân tố và nguyên nhân có thể gây ra rủi ro.

Thông tin được biên tập bởi: taichinh24h.com.vn

Theo dõi
Thông báo về
guest
0 Bình luận
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận

Tài Chính 24h cập nhật Giá vàng – Tỷ giá Ngoại tệ – Lãi suất – Cung cấp kiến thức về Tài chính, Forex, Chứng khoán. Với đội ngũ content có nhiều năm kinh nghiệm hy vọng sẽ mang lại cho bạn những bài viết chất lượng.

author nguyenbathanh 618859d3
Nguyễn Bá Thành
Chào mọi người, mình là Thành. Với 5 năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực ngân hàng và kiến thức về Tài chính, Crypto, Forex và Chứng khoán. Hy vọng sẽ mang lại cho bạn những thông tin hữu ích.
Chuyển đổi ngoại tệ
Ngoại tệ cần quy đổi
5/5 - (1 bình chọn)

Về chúng tôi

taichinh24h

Tài Chính 24h Cập Nhật Giá Vàng - Tỷ Giá Ngoại Tệ - Lãi Suất - Cung Cấp Kiến Thức Về Tài Chính, Forex, Chứng Khoán.

Giá Vàng

Vàng SJC
Bảo Tín Minh Châu
Vàng PNG
DOJI Giá vàng Phú
Quý Biểu đồ SJC

Liên hệ

  • Email: taichinh24h.com.vn@gmail.com
  • Website: https://taichinh24h.com.vn
    0
    Chúng tôi muốn được nghe bình luận góp ý của bạnx