Phí giao dịch chứng khoán tại các sàn bao nhiêu là một trong những tiêu chí được các nhà đầu tư quan tâm hàng đầu khi lựa chọn sàn giao dịch chứng khoán. Bài viết sau đây Tài Chính 24H sẽ cập nhật đến bạn phí giao dịch của các công ty chứng khoán để từ đó đánh giá được công ty nào có mức phí thấp nhất.
Mục Lục
Phí giao dịch chứng khoán là gì?
Phí giao dịch chứng khoán hay còn gọi là phí môi giới chứng khoán, đây là khoản phí mà khi giao dịch thành công khách hàng sẽ phải trả cho công ty chứng khoán dựa trên cơ sở sử dụng dịch vụ của công ty đó. Thông thường các giao dịch có giá trị càng lớn thì mức phí giao dịch sẽ càng thấp…
Các loại phí giao dịch chứng khoán
Trên thực tế có rất nhiều loại phí giao dịch chứng khoán khác nhau, ngoài loại phí kể trên là quan trọng nhất thì còn có một số loại phí khác khi giao dịch chứng khoán mà bạn nên biết:
Phí lưu ký chứng khoán
Để đảm bảo quyền sở hữu chứng khoán trên tài khoản tại Công ty Chứng khoán thì khách hàng phải phải nộp phí lưu ký chứng khoán cho Trung tâm lưu ký chứng khoán Việt Nam (VSD). Tùy theo công ty chứng khoán mà mức phí này sẽ được quy định khác nhau nhưng thường sẽ không quá 0.5đ/cổ phiếu/tháng và đây là khoản phí thu hộ VSD.
Mức phí lưu ký chứng khoán phổ biến hiện nay là 0.27đồng/cổ phiếu/tháng. Mức phí được tính dựa trên số lượng cổ phiếu nhà đầu tư đang nắm giữ. Thực tế mức phí lưu ký chứng khoán là rất nhỏ và không đáng để quan tâm.
Ví dụ: Bạn đang nắm giữ 10.000 cổ phiếu các loại với mức phí lưu ký chứng khoán là 0.27đồng/cổ phiếu/tháng. Như vậy tổng phí lưu ký chứng khoán trong 1 tháng sẽ là: 10.000 * 0.27 = 2.700 VNĐ.
Thuế thu nhập cá nhân
Sau khi bán cổ phiếu thì nhà đầu tư phải nộp thuế thu nhập cá nhân với giá trị bằng 0.1% giá trị bán khớp lệnh. Mức thuế này không đánh vào người mua mà chỉ đánh vào người bán. Nghĩa là trong một vòng mua và bán thì bên bán sẽ phải chịu thêm thuế thu nhập cá nhân 0,1%.
Ví dụ: Bạn đang nắm giữ 10.000 cổ phiếu của ACB có giá trị là 1 tỷ đồng, nếu như bán được hết số lượng cổ phiếu này thì số thuế thu nhập cá nhân mà bạn sẽ phải nộp là: 1.000.000.000 * 0.1% = 1.000.000 VNĐ.
Thuế cổ tức
Thuế cổ tức được phân ra thành 2 loại: Thuế cổ tức bằng tiền mặt và Thuế cổ tức bằng cổ phiếu.
Thuế cổ tức bằng tiền mặt
Là loại thuế đánh vào toàn bộ những cổ tức bằng tiền mặt mà các cổ đông được trả từ công ty – nơi cổ đông sở hữu cổ phiếu. Với mức áp dụng là 5% giá trị cổ tức là tiền mặt.
Thông thường mức phí này sẽ được khấu trừ ngay tại nguồn. Nghĩa là công ty niêm yết sẽ trả cho cổ đông 95% số tiền mặt được nhận từ cổ tức, 5% còn lại sẽ tính vào thuế và thu ngay từ đầu.
Ví dụ: Bạn đang có 10.000 cổ phiếu bán với giá 2.000 VND/cổ. Khi đó:
Thuế cổ tức bằng tiền mặt = 10.000 * 2.000 * 5% = 1.000.000 VNĐ.
Thuế cổ tức bằng cổ phiếu
Là loại thuế TNCN áp dụng cho cổ đông khi nhận được cổ tức, áp dụng mức 5%/cổ tức là cổ phiếu sau khi bán. Nghĩa là nếu nhà đầu tư nhận được cổ tức là cổ phiếu thì sau khi bán số cổ phiếu này nhà đầu tư sẽ bị đánh thêm 5% thuế/trên tổng giá trị giao dịch.
Công thức:
Thuế TNCN phải nộp = Thu nhập tính thuế x Thuế suất 5%.
Thu nhập tính thuế = Số lượng cổ phiếu thuộc diện chịu thuế x Giá tính thuế
Phí ứng tiền trước
Thị trường chứng khoán Việt Nam quy định, sau 2 ngày mua thì cổ phiếu sẽ về tài khoản và sau 2 ngày bán thì tiền cũng mới về tài khoản. Bởi vậy nếu nhà đầu tư muốn sử dụng tiền bán cổ phiếu ngay thì phải ứng tiền trước từ công ty chứng khoán và chịu một khoản phí gọi là phí ứng tiền trước do công ty quy định.
Một số loại phí khác
- Phí mở tài khoản chứng khoán: Khi bạn có nhu cầu mở tài khoản chứng khoán thì sẽ phải nộp một khoản phí cho công ty chứng khoán.
- Phí chuyển tiền sở hữu: Nếu như bạn đang sở hữu cổ phiếu hoặc trái phiếu tại một công ty chứng khoán và muốn chuyển nhượng cho người khác thì sẽ phải chịu phí chuyển tiền sở hữu cho công ty chứng khoán.
- Phí tư vấn: Để nhà đầu tư có thêm thông tin mua bán chứng khoán thì công ty chứng khoán sẽ có dịch vụ tư vấn, nhà đầu tư sẽ phải trả tiền phí tư vấn cho người tư vấn đó.
- Phí nạp tiền: Để giao dịch chứng khoán thì nhà đầu tư sẽ phải nạp tiền vào tài khoản để mua cổ phiếu và hệ thống sẽ tính phí dựa trên số tiền nộp.
- Phí rút tiền: Khi nhà đầu tư muốn rút tiền từ tài khoản chứng khoán về tài khoản ngân hàng thì cũng phải trả phí.
- Phí chuyển khoản chứng khoán: Sẽ được tính khi nhà đầu tư chuyển số cổ phiếu hay trái phiếu cho một tài khoản chứng khoán khác.
- Phí cấp lại giấy chứng nhận sở hữu chứng khoán: Khi mua cổ phiếu, trái phiếu thì ông ty chứng khoán sẽ cấp cho nhà đầu tư giấy chứng nhận sở hữu số chứng khoán đó, nếu không may bị mất thì sẽ mất phí cấp lại.
- Phí phong tỏa chứng khoán: Khi nhà đầu tư nghi ngờ tài khoản chứng khoán có vấn đề hoặc không có nhu cầu giao dịch thì có thể phong tỏa chứng khoán và đương nhiên sẽ phải chịu một khoản phí.
- Phí xác nhận số dư tài khoản: Để kiểm tra xem số dư trong tài khoản chứng khoán còn bao nhiêu thì cũng sẽ được tính phí.
Xem thêm: Giờ giao dịch chứng khoán trên sàn HOSE, HNX, UPCOM
Cách tính phí giao dịch chứng khoán
Mỗi công ty sẽ có quy định mức phí khác nhau, tuy nhiên đa phần các công ty đều tính dựa trên số tiền nhà đầu tư giao dịch. Công thức tính như sau:
Phí giao dịch = Mức phí quy định x số tiền giao dịch
Ví dụ: Nhà đầu tư giao dịch trên sàn VBS có mức phí giao dịch chứng khoán là 0.18%, số tiền giao dịch để mua cổ phiếu là 50.000.000 VNĐ. Khi đó phí giao dịch chứng khoán phải trả là: 50.000.000 * 0.18%= 90.000 VNĐ.
Cập nhật biểu phí giao dịch chứng khoán mới nhất 2021
Như đã nói ở trên mỗi công ty chứng khoán sẽ có quy định mức phí riêng. Để biết phí giao dịch chứng khoán công ty nào thấp nhất thì ngay sau đây Tài Chính 24H sẽ cập nhật đến bạn phí giao dịch của các công ty chứng khoán phổ biến hiện nay.
STT |
Công ty chứng khoán |
Phí giao dịch cổ phiếu niêm yết (%/ngày) |
1 |
CTCP Chứng khoán SSI |
Giao dịch trực tuyến: 0,25% Giao dịch qua kênh khác: 0,25 – 0,4% |
2 |
CTCP Chứng khoán TP. HCM (HSC) |
Giao dịch trực tuyến: 0,15 – 0,2% Giao dịch qua kênh khác: 0,15 – 0,35% |
3 |
CTCP Chứng khoán Bản Việt |
0,15 – 0,35% |
4 |
CTCP Chứng khoán VNDIRECT |
0,15 – 0,35% |
5 |
CTCP Chứng khoán VPS |
Giao dịch trực tuyến: 0,2% Giao dịch qua kênh khác: 0,15 – 0,3% |
6 |
CTCP Chứng khoán MB (MBS) |
KH chủ động giao dịch, không có broker chăm sóc: 0,12% KH có chuyên viên tư vấn quản lý, giao dịch trực tuyến: 0,15 – 0,3% KH có chuyên viên tư vấn quản lý, giao dịch qua kênh khác: 0,15 – 0,35% |
7 |
Công ty TNHH Chứng khoán Mirae Asset (Việt Nam) |
Giao dịch trực tuyến: 0,15% Giao dịch qua kênh khác: 0,2 – 0,25% |
8 |
CTCP Chứng khoán Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BSC) |
Gói tư vấn online: 0,18% Gói chuyên gia tư vấn: 0,2% |
9 |
CTCP Chứng khoán Tân Việt (TVSI) |
0,15 – 0,3% |
10 |
CTCP Chứng khoán Kỹ Thương (TCBS) |
0,1% Với Gói ưu đãi iWealth Pro hoặc Trial: 0,075% |
11 |
Công ty TNHH Chứng khoán Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam (VCBS) |
Gói chủ động: 0,18% Gói có tư vấn: 0,2% |
12 |
CTCP Chứng khoán KIS Việt Nam (KIS) |
0,15 – 0,3% |
13 |
Công ty TNHH MTV Chứng khoán Maybank Kim Eng |
0,12 – 0,25% |
14 |
CTCP Chứng khoán FPT (FPTS) |
0,08 – 0,15% |
15 |
CTCP Chứng khoán KB Việt Nam (KBS) |
Giao dịch trực tuyến: 0,15 – 0,2% Giao dịch qua kênh khác: 0,2 – 0,25% |
16 |
CTCP Chứng khoán Rồng Việt (VDSC) |
0,177 – 0,297% Đối với mã chứng khoán VDS: 0,15% |
17 |
Công ty TNHH Chứng khoán Yuanta Việt Nam |
Giao dịch trực tuyến: 0,15% Giao dịch qua kênh khác: 0,15 – 0,3% |
18 |
CTCP Chứng khoán Pinetree |
0,03% |
Có thể thấy rằng mức phí giao dịch chứng khoán bình quân là từ 0,03 – 0,4% tùy theo tài khoản giao dịch. Nhưng không được phép vượt quá 0,5% theo quy định của Bộ Tài Chính.
Tổng kết
Như vậy trên đây Tài Chính 24H đã chia sẻ đến bạn phí giao dịch chứng khoán là gì và cập nhật mức phí của các công ty nổi bật trong thị trường chứng khoán hiện nay. Nhìn chung các công ty đều có mức phí sàn sàn nhau do đó tính cạnh tranh của các công ty không được đánh giá qua mức phí giao dịch chứng khoán.