TTR được sử dụng phổ biến trong ngành xuất khẩu, nhập khẩu, nhưng không phải ai cũng hiểu được TTR là gì? Cũng như cách thực hiện thanh toán TTR rút ngắn thời gian tuyệt đối. Nắm được những băn khoăn thắc mắc này Tài Chính 24H đã tổng hợp tất cả các thông tin chi tiết về TTR trong bài chia sẻ dưới đây.
TTR là gì? Quy trình thanh toán TTR
Thanh toán TTR là gì?
TTR là cụm từ viết tắt của Telegraphic Transfer Reimbursement có nghĩa là chuyển tiền bằng điện có bồi hoàn. Thanh toán TTR được áp dụng chính trong các thanh toán tín dụng có chứng từ cụ thể rõ ràng (Thanh toán L/C).
Cụ thể, khi các doanh nghiệp áp dụng phương thức thanh toán TTR và L/C chấp nhận thanh toán TTR. Cần phải gửi các chứng từ liên quan cho ngân hàng và đảm bảo các chứng từ được người làm xuất nhập khẩu đưa ra phải phù hợp theo quy định của pháp luật.
Ngay khi các doanh nghiệp xuất nhập khẩu gửi giấy tờ thành công, ngân hàng sẽ phát hành công văn. Ở một số ngân hàng sẽ trực tiếp gọi điện xác nhận và ngân hàng sẽ thực hiện lệnh chuyển tiền trong vòng 3 ngày cho người bán kể từ thời điểm xác nhận thông tin.
Trong trường hợp L/C không cho phép TTR thì phía doanh nghiệp xuất nhập khẩu phải đợi bộ chứng từ đầy đủ và nộp trực tiếp để ngân hàng xét duyệt lại. Sau đó đợi thêm khoảng 7 ngày làm việc để biết được chính xác có được xác nhận thanh toán hay không.
Xem thêm:
- Khấu hao là gì? Phân biệt Amortization và Depreciation
- Hợp đồng Repo là gì? Rủi ro như thế nào?
Quy trình thanh toán TTR
Đối với phương thức thanh toán TTR muốn được giải quyết nhanh thì cần phải được thực hiện chuẩn quy trình. Quy trình thanh toán TTR sẽ được tiến hành cụ thể như sau:
Bước 1: Người bán cần chuẩn bị đầy đủ chứng từ liên quan tới mặt hàng sắp xuất và chuyển cho người mua hàng.
Bước 2: Sau khi nhận được các chứng từ liên quan, bên mua sẽ kiểm tra, rà soát lại giấy tờ đó có đảm bảo chính xác, đúng với quy định không. Nếu đúng sẽ tiến hành sắp xếp và chuyển hàng.
Bước 3: Bên mua sẽ tiến hành nhận hàng theo đúng dự kiến. Sau khi nhận đủ hàng, bên mua sẽ tới ngân hàng làm thủ tục TTR Payment.
Bước 4: Phía ngân hàng trong nước sẽ xác nhận yêu cầu của khách hàng. Sau đó tiến hành làm thủ tục đặt lệnh chuyển tiền sang ngân hàng nước ngoài để thanh toán cho người mua hàng.
Bước 5: Phía ngân hàng sẽ tiến hành xác nhận lệnh chuyển và tiến hành thanh toán cho người bán.
Quy trình thanh toán TTR
Lưu ý:
- Bên nhập khẩu chỉ thực hiện hình thức thanh toán TTR khi nhận đủ hàng hóa kèm với chứng từ gốc và tờ khai hải quan.
- Trước khi tiến hành thanh toán TTR, người mua cần sao y chứng từ gốc. Sau đó cầm bộ chứng từ đó và đưa yêu cầu thực hiện lệnh thanh toán TTR cho phía ngân hàng để ngân hàng tiến hành thực hiện thanh toán.
- Để đảm bảo không xảy ra các rắc rối về sau, bạn cần giữ lại các giấy tờ gồm lệnh chuyển tiền và một điện chuyển tiền có dấu mộc của ngân hàng kèm theo bộ chứng gốc để hải quan kiểm tra, đối chứng, rà soát khi có nhu cầu.
Có thể bạn quan tâm:
- ICO là gì? Có nên đầu tư ICO không?
- Hình ảnh thương hiệu là gì? Ý nghĩa như thế nào?
Mối liên hệ giữa TTR và TT
Khi chưa hiểu rõ phương thức thanh toán TTR là gì thì rất nhiều người đã có sự nhầm lẫn TTR và TT. Sự nhầm lẫn này cũng rất dễ hiểu bởi mặt hình thức của TTR và thanh toán TT khá giống nhau, nhưng về bản chất thì có thể khẳng định đây là hai hình thức thanh toán độc lập. Cụ thể mối quan hệ giữa TTR và TT như sau:
- TTR – Telegraphic Transfer Reimbursement là hình thức chuyển tiền bằng điện có bồi hoàn được thực hiện chỉ khi L/C công nhận phương thức thanh toán TTR đồng thời có đầy đủ bộ chứng từ chuẩn quy định xuất – nhập khẩu thì ngân hàng mới tiến hành quyết toán.
- TT – Telegraphic Transfer: chuyển tiền bằng điện. Đây là phương thức thanh toán quốc tế. Người mua sẽ ra ngân hàng và trực tiếp ngân hàng tiến hành làm hồ sơ chuyển tiền cho người bán. Người bán sẽ nhận được tiền sau 1-2 ngày kể từ khi ngân hàng thực hiện lệnh thanh toán. Đây là hình thức chuyển tiền độc lập không hề có sự liên quan tới các phương thức thanh toán khác. Người mua có thể chọn lựa chuyển tiền trả trước và truyền tiền trả ngay hoặc trả sau đều được.
TTR được sử dụng chính trong thanh toán quốc tế
Ngoài ra:
Phương thức thanh toán TT sẽ được sử dụng trong L/C khi:
- Trường hợp 1: Ngân hàng tiến hành thực hiện thanh toán tín dụng chứng từ L/C cho nhà xuất khẩu qua ngân hàng kèm bộ chứng từ nhưng nhà xuất khẩu không chọn chiết khấu bộ chứng từ.
- Trường hợp 2: Khi xét duyệt chứng từ đúng, ngân hàng mở thanh toán L/C cho ngân hàng chiết khấu và tiến hành điện đòi tiền nhưng nhà xuất khẩu yêu cầu có bộ chứng từ.
TT được coi là TTR
Bộ chứng từ không nhất định phải được gửi đi trước. Đơn vị xuất khẩu cũng có được quyền lợi yêu cầu chiết khấu miễn truy đòi bộ chứng từ.
Tổng kết
Như vậy Tài Chính 24H đã lý giải chi tiết hình thức thanh toán TTR là gì? Đồng thời cũng giới thiệu quy trình tiến hành thanh toán bằng TTR để bạn đọc hiểu. Trong xuất – nhập khẩu thì TTR là hình thức thanh toán linh hoạt cần thực hiện.