Hình ảnh thương hiệu (Brand Image) là gì? Ý nghĩa như thế nào?

Sự cạnh tranh giữa các doanh nghiệp hiện nay là vô cùng khắc nghiệt, đặc biệt trong thời kỳ phát triển của Internet. Một trong những cách mà hầu hết các doanh nghiệp đều áp dụng đó là xây dựng hình ảnh thương hiệu, giúp cho khách hàng dễ dàng nhận biết những sản phẩm. dịch vụ mà doanh nghiệp đang cung cấp. Vậy hình ảnh thương hiệu (Brand Image) là gì? Ý nghĩa của nó đối với doanh nghiệp như thế nào?

Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây.

Hình ảnh thương hiệu (Brand Image) là gì?

Hình ảnh thương hiệu (tiếng Anh là Brand Image) là sự cảm nhận về ý tưởng, ấn phẩm hoặc niềm tin của người dùng dành cho thương hiệu của bạn. Hay một ý kiến khác cho rằng Brand Image chính là nhận thức của mỗi khách hàng đối với thương hiệu của doanh nghiệp.

Tùy vào mỗi khách hàng mà sẽ có những cảm nhận riêng về hình ảnh thương hiệu của bất kỳ doanh nghiệp nào. Vì thế, việc xây dựng hình ảnh thương hiệu nhất quán là điều cần thiết. Đó là sự nhất quán trong logo, slogan (khẩu hiệu) hay bảng hiệu, …

Hình ảnh thương hiệu là gì?
Hình ảnh thương hiệu là gì?

Hình ảnh thương hiệu có tác động tích cực đến cảm xúc của người dùng. Họ không đơn thuần chỉ mua sản phẩm của bạn mà họ còn quan tâm đến hình ảnh gắn liền với sản phẩm/dịch vụ mà bạn cung cấp. Khái niệm chính đằng sau hình ảnh thương hiệu là khách hàng không chỉ mua sản phẩm. Hoặc dịch vụ mà còn là hình ảnh gắn liền với sản phẩm hoặc dịch vụ đó.

Các công ty nên cố gắng hết sức để làm cho hình ảnh thương hiệu trở nên độc đáo, tích cực và tức thì. Ngoài ra, hình ảnh thương hiệu cũng có thể được củng cố thông qua việc tận dụng các phương tiện truyền thông thương hiệu như bao bì, quảng cáo, quảng bá thông qua truyền miệng và các công cụ khuyến mại khác.

Xem thêm:

Ý nghĩa, tầm quan trọng của hình ảnh Thương hiệu (Brand Image)

Hình ảnh thương hiệu ngày càng đóng vai trò quan trọng đối với mỗi doanh nghiệp. Tùy vào mục tiêu kinh doanh mà sẽ có cách thức xây dựng Brand Image khác nhau. Dưới đây là một số vai trò cơ bản của hình ảnh thương hiệu đối với một thương hiệu:

  • Thu hút người dùng, khách hàng tiềm năng, tạo nhiều lợi nhuận cho doanh nghiệp
  • Thuận lợi hơn khi giới thiệu sản phẩm/dịch vụ cùng thương hiệu
  • Nâng cao niềm tin của mỗi khách hàng đối với thương hiệu và giúp giữ chân họ trong những lần mua hàng tiếp theo
  • Là cầu nối cho mối quan hệ giữa khách hàng và doanh nghiệp ngày càng tốt hơn
Tầm quan trọng của việc xây dựng hình ảnh thương hiệu
Tầm quan trọng của việc xây dựng hình ảnh thương hiệu

Với một doanh nghiệp có hình ảnh thương hiệu xấu sẽ tạo ra những tác động tiêu cực cho hoạt động kinh doanh, muốn cải thiện hình ảnh thương hiệu đó trong mắt khách hàng cũng rất tốn kém thời gian và tiền bạc. Do đó hình ảnh thương hiệu đóng vai trò hết sức quan trọng trong việc duy trì và phát triển cho các tổ chức, cá nhân hoặc doanh nghiệp.

Cách xây dựng hình ảnh thương hiệu

Brand image (hình ảnh thương hiệu) là cảm nhận cuối cùng của khán giả về nhận diện thương hiệu. Trong thời kỳ phát triển của ngành công nghiệp 4.0, thì để có thể tồn tại, doanh nghiệp cần xây dựng một kế hoạch xây dựng hình ảnh thương hiệu dài hạn.

Xây dựng hình ảnh thương hiệu
Xây dựng hình ảnh thương hiệu

Để xây dựng hình ảnh thương hiệu tốt, doanh nghiệp cần làm những việc sau:

Xác định sứ mệnh tầm nhìn và giá trị

Việc xác định sứ mệnh – tầm nhìn – giá trị sẽ được thực hiện đầu tiên đối với mỗi doanh nghiệp nhằm mục đích thống nhất với các hoạt động. Giá trị không nhất quán sẽ làm tổn hại đến hình ảnh thương hiệu. Cụ thể:

Tầm nhìn (Vision): Là một hình ảnh, tiêu chuẩn, hình tượng độc đáo và lý tưởng trong tương lai, là những điều doanh nghiệp muốn đạt tới hoặc trở thành.

Sứ mệnh (Mission): Là lý do để tổ chức tồn tại. Các tổ chức thường thể hiện sứ mệnh của mình bằng một “tuyên bố sứ mệnh” xúc tích, ngắn gọn, giải thích tổ chức đó tồn tại để làm gì và sẽ làm gì để tồn tại.

Các giá trị cốt lõi (Core Values): Là các nguyên tắc, nguyên lý nền tảng và bền vững của tổ chức. Những nguyên tắc này:

  • Có những nguyên tắc tồn tại không phụ thuộc vào thời gian.
  • Tự thân, không cần sự biện hộ bên ngoài,
  • Có giá trị và tầm quan trọng với bên trong tổ chức.

Tuyên bố định vị thương hiệu

Tuyên ngôn định vị thương hiệu (Brand Positioning Statement) là một tuyên bố, một câu văn truyền đạt giá trị của thương hiệu độc nhất tới khách hàng. Tuyên bố định vị thương hiệu là những gì mà thương hiệu mong muốn khách hàng nhìn nhận họ.

Với tuyên bố này, doanh nghiệp sẽ tạo ra điểm khác biệt cho các đối thủ cạnh tranh. Đây là cách để chứng minh cho người tiêu dùng biết được chính xác cách mà doanh nghiệp giải quyết nhu cầu về đối tượng mục tiêu của mình.

Để có thể viết nên, tạo nên một tuyên ngôn định vị thương hiệu tốt nhất, có bốn yếu tố quan trọng mà bạn cần phải quan tâm:

  • Khách hàng mục tiêu: Hãy vẽ nên một chân dung khách hàng (Persona) chi tiết để xác định xem ai là người mà thương hiệu đang muốn thu hút và định vị.
  • Thị trường: Cần xác định rõ ràng thương hiệu đang kinh doanh trong thị trường nào, cạnh tranh trong thị trường nào, bối cảnh thị trường hiện tại như thế nào và chúng liên quan gì tới khách hàng của thương hiệu?
  • Lời hứa thương hiệu: Thương hiệu có thể mang đến cho khách hàng lợi ích gì khác biệt so với đối thủ cạnh tranh?
  • Lý do để tin tưởng: Cần đưa ra những bằng chứng để khách hàng có thể đặt niềm tin vào thương hiệu, tin vào những lời hứa từ thương hiệu.

Tạo dựng tính cách thương hiệu (Brand Personality)

Tính cách thương hiệu (Brand Personality) là các tính từ cụ thể mà khách hàng gắn cho thương hiệu sau quá trình đồng hành. Đó còn là những giá trị thương hiệu theo đuổi và muốn thể hiện ra bên ngoài để định vị trong tâm trí người tiêu dùng. Tính cách thương hiệu không phức tạp như con người nhưng nó cũng bao gồm một số tính từ tương tự như: uy tín, năng động, chân thành, thân thiện, …

Tạo dựng tính cách thương hiệu (Brand Personality)
Tạo dựng tính cách thương hiệu (Brand Personality)

Các bước giúp xác định tính cách thương hiệu:

  • Bước 1: Nghiên cứu thị trường: khách hàng mục tiêu, đối thủ, xu hướng thị trường
  • Bước 2: Định vị thương hiệu
  • Bước 3: Brainstorm những từ ngữ tính cách phù hợp với nghiên cứu
  • Bước 4: Tiêu chuẩn hóa tính cách.
  • Bước 5: Phối hợp tính cách

Tính cách thương hiệu, khá giống tính cách con người, là bước đệm cảm xúc đầu tiên gắn khách hàng vào thương hiệu. Không chỉ giúp thương hiệu đầy cá tính, khác biệt, khó quên, gần gũi mà còn giúp khách hàng hành động vì thương hiệu của họ.

Có thể bạn quan tâm: Phân phối độc quyền là gì? Lợi ích ra sao?

Xác định đối tượng khách hàng mục tiêu

Bước tiếp theo để có thể xây dựng hình ảnh thương hiệu đó là bạn cần phải biết được khách hàng của mình là ai? Độ tuổi? Mức thu nhập? ,… Để có thể xây dựng một kế hoạch phù hợp giúp tạo ra một thông điệp dành cho họ. Đầu tiên hãy nghiên cứu đối tượng của mình và thu thập dữ liệu nhân khẩu học và tâm lý học về họ.

Xác định đối tượng khách hàng mục tiêu
Xác định đối tượng khách hàng mục tiêu

Hãy lập bộ chân dung về khách hàng mục tiêu của doanh nghiệp. Hiểu rõ insight khách hàng. Đặc biệt những nhu cầu, mong muốn, cảm xúc và đặc biệt tính cách, sở thích của họ. Họ thích gì? Họ muốn nhìn thấy gì? Họ trẻ trung, năng động hay trung niên, sang trọng…

Đồng nhất Logo, màu sắc với các chiến lược truyền thông

Logo là một trong những yếu tố quan trọng nhất giúp khách hàng dễ dàng nhận diện được thương hiệu của bạn. Bên cạnh đó, Slogan, màu sắc của các sản phẩm cũng là một yếu tố giúp nhận diện thương hiệu nhanh chóng.

Do đó, để có thể giúp hình ảnh thương hiệu của bạn được khách hàng dễ dàng nhận diện, bạn cần phải đồng nhất Logo, màu sắc với các chiến lược truyền thông sắp tới của công ty.

  • Logo: Yếu tố này bắt buộc phải có và phải làm thật tốt. Logo thương hiệu sẽ đi với bạn cho đến cuối con đường. Một logo tốt sẽ phải phù hợp với tính chất thương hiệu, đặc tính khác biệt, phù hợp với cốt lõi của thương hiệu. Và quan trọng là phù hợp với văn hóa, con người công ty.
  • Slogan: Đây là tinh thần của thương hiệu. Câu slogan sẽ mang đến cho khách hàng cảm xúc về sản phẩm, dịch vụ mà bạn mang đến.
  • Màu sắc: Hãy lựa chọn màu sắc phù hợp với nền tảng thương hiệu mà bạn đang xây dựng.

Điều gì mang lại sự trỗi dậy cho hình ảnh thương hiệu?

Với sự bùng nổ của Internet, đặc biệt là sự phát triển của các mạng xã hội. Các doanh nghiệp đã dễ dàng hơn trong việc xây dựng chiến lược nâng cao hình ảnh thương hiệu.

  • Các công ty dành phần lớn thời gian, nỗ lực và nguồn lực để xây dựng bản sắc thương hiệu của họ.
  • Họ quyết định thương hiệu của họ sẽ trông như thế nào. Khách hàng sẽ cảm thấy thế nào khi tiếp xúc với thương hiệu. Thương hiệu nên nằm ở đâu trong tâm trí người tiêu dùng (định vị thương hiệu) và các liên tưởng khác.
  • Tất cả những điều này, khi được tổng hợp lại, tạo nên tính cách thương hiệu, điều này cuối cùng sẽ tạo nên hình ảnh thương hiệu khi khách hàng tương tác với thương hiệu này hoặc biết về nó.

Giờ đây, không phải lúc nào hình ảnh thương hiệu cũng hình thành từ những tương tác và trải nghiệm với thương hiệu. Có những lúc khách hàng tiềm năng hình ảnh thương hiệu trong tâm trí họ. Sau khi đọc tin tức về thương hiệu hoặc sau khi xem một người có ảnh hưởng đánh giá nó.

Điều này cũng giống như với con người. Khi chúng ta gặp một người, chúng ta đánh giá tính cách của người đó. Và hình thành nhận thức về người đó trong tâm trí của chúng ta dựa trên các tương tác của chúng ta. Tương tự, chúng ta cũng hình thành nhận thức khi chúng ta nghe về người đó từ một số bạn bè của chúng ta.

Ví dụ về hình ảnh thương hiệu (brand Image) mang ý nghĩa tích cực

Một trong những mục đích chính của bất kỳ thương hiệu nào là tạo ra một hình ảnh đưa tổ chức. Và các dịch vụ của nó tiến lên và để đạt được điều này, ngân sách khổng lồ được phân bổ. Và nhiều ý tưởng sáng tạo được xem xét kỹ lưỡng. Một số ví dụ về hình ảnh của các thương hiệu mang ý nghĩa tích cực, bao gồm:

  • Colgate: Colgate là tên thương hiệu phổ biến trong hầu hết các hộ gia đình trên toàn thế giới. Thương hiệu đã cố gắng tạo ra hình ảnh xác định niềm tin và sự tin cậy. Người tiêu dùng của Colgate tin rằng thương hiệu này sẽ mang lại kết quả mỹ mãn.
  • Tiffany & Co: Tiffany & Co. có hình ảnh thương hiệu trong tâm trí khách hàng là một thương hiệu chất lượng và đắt giá hàng đầu thông qua các sản phẩm, sự kiện, quảng cáo, cửa hàng và những thương hiệu khác.
  • McDonald’s: Hình ảnh thương hiệu của McDonald’s là thức ăn nhanh và rẻ, thức ăn, cửa hàng, dịch vụ; quảng cáo và các yếu tố khác phản ánh nhất quán hình ảnh của thương hiệu. Ngoài ra, nó còn tạo ra một hình ảnh trong tâm trí khách hàng là món ăn vừa túi tiền mà khách hàng khá thoải mái. Họ biết những gì sẽ nhận được khi họ đến McDonald’s.
  • Coca-cola là một thương hiệu được biết đến với sản phẩm đồ uống được sử dụng để tận hưởng những giây phút hạnh phúc, vui vẻ. Coca-cola bản “original” được đánh giá là có hương vị độc đáo.
  • Giày Woodland chắc chắn là sự lựa chọn lý tưởng cho các hoạt động ngoài trời.
  • Nhắc đến Apple là nhắc đến một gã khổng lồ trong lĩnh vực hi-tech.

Ví dụ về hình ảnh thương hiệu (brand Image) mang ý nghĩa tiêu cực

Hình ảnh thương hiệu xấu có thể dẫn đến tiêu cực cho công ty và cũng có thể ảnh hưởng đến mức lợi nhuận của công ty. Hình ảnh xấu về thương hiệu của bạn có thể do nhiều lý do. Như tên thương hiệu, bao bì, cách giao tiếp với khách hàng. Ví dụ về hình ảnh thương hiệu xấu bao gồm:

Đồ uống xấu xí:

Ugly Drinks Inc nhằm mục đích cung cấp một giải pháp thay thế lành mạnh cho tất cả các loại nước ngọt có đường hiện đang được người tiêu dùng sử dụng.

Tên của thương hiệu đã tạo ra một hình ảnh tiêu cực trong tâm trí khách hàng. Vì cái nhìn trước đây của công ty tập trung vào một góc xấu xí với một kiểu chữ hoàn toàn vụng về. Sau đó, người ta cho rằng khỏe mạnh không gây nhàm chán và thiết kế tổng thể đã được cải tiến. Và tăng cường theo yêu cầu của việc tạo ra một hình ảnh thương hiệu tốt.

Kết luận

Hình ảnh thương hiệu là yếu tố quyết định doanh thu của một sản phẩm và nó rất quan trọng. Vì nó là tổng hợp những quan điểm và niềm tin liên quan đến một thương hiệu nào đó. Giá trị và đặc điểm của thương hiệu cụ thể đó được thể hiện thông qua hình ảnh của nó. Và cuối cùng là tấm gương phản chiếu các giá trị quan trọng của tổ chức.

Hy vọng qua bài viết trên, các bạn đã có thể hiểu được tầm quan trọng của việc xây dựng thương hiệu, từ có có thể lên một kế hoạch cụ thể nhằm nâng cao mức độ nhận diện hình ảnh thương hiệu của bạn!

Thông tin được biên tập bởi: taichinh24h.com.vn

Theo dõi
Thông báo về
guest
0 Bình luận
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận

Tài Chính 24h cập nhật Giá vàng – Tỷ giá Ngoại tệ – Lãi suất – Cung cấp kiến thức về Tài chính, Forex, Chứng khoán. Với đội ngũ content có nhiều năm kinh nghiệm hy vọng sẽ mang lại cho bạn những bài viết chất lượng.

author nguyenbathanh 618859d3
Nguyễn Bá Thành
Chào mọi người, mình là Thành. Với 5 năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực ngân hàng và kiến thức về Tài chính, Crypto, Forex và Chứng khoán. Hy vọng sẽ mang lại cho bạn những thông tin hữu ích.
Chuyển đổi ngoại tệ
Ngoại tệ cần quy đổi
5/5 - (1 bình chọn)

Về chúng tôi

taichinh24h

Tài Chính 24h Cập Nhật Giá Vàng - Tỷ Giá Ngoại Tệ - Lãi Suất - Cung Cấp Kiến Thức Về Tài Chính, Forex, Chứng Khoán.

Giá Vàng

Vàng SJC
Bảo Tín Minh Châu
Vàng PNG
DOJI Giá vàng Phú
Quý Biểu đồ SJC

Liên hệ

  • Email: taichinh24h.com.vn@gmail.com
  • Website: https://taichinh24h.com.vn
    0
    Chúng tôi muốn được nghe bình luận góp ý của bạnx