Hiện nay hình thức thanh toán bằng thẻ tín dụng đã trở nên khá phổ biến. Vậy thẻ tín dụng là gì? Lợi ích của thẻ tín dụng là gì? Cách sử dụng thẻ tín dụng hiệu quả nhất? Chúng ta hãy cùng đi tìm hiểu các thông tin về thẻ tín dụng trong bài viết dưới đây.
Mục Lục
- 1 Thẻ tín dụng là gì?
- 2 Vì sao nên sử dụng thẻ tín dụng?
- 3 Phân biệt các loại thẻ tín dụng hiện nay
- 4 Hướng dẫn cách mở thẻ tín dụng nhanh nhất
- 5 Cách sử dụng thẻ tín dụng để thanh toán
- 6 Mở thẻ tín dụng có mất phí không?
- 7 Hướng dẫn sử dụng thẻ tín dụng hiệu quả
- 8 Một số lưu ý khi sử dụng thẻ tín dụng
- 9 Một số câu hỏi khi mở thẻ tín dụng
- 10 Kết luận
Thẻ tín dụng là gì?
Thẻ tín dụng là một loại thẻ được ngân hàng cấp với một hạn mức đã được định trước để người dùng có thể thực hiện thanh toán cho các giao dịch mua sắm của mình.
Thẻ tín dụng có một dải băng từ ngắn và chip dữ liệu để chứa thông tin. Khi quẹt thẻ thì thiết bị đọc thẻ tín dụng biết thông tin về chủ thẻ và thực hiện thanh toán thay thế cho hình thức tiền mặt hoặc viết séc.
Hạn mức tín dụng là gì?
Hạn mức thẻ tín dụng do đơn vị phát hàng thẻ quy định. Đây là số tiền tối đa được của thẻ tín dụng. Nếu như sử dụng vượt quá số tiền này thì chủ thẻ sẽ phải chịu phí phạt.
Bảng sao kê thẻ tín dụng là gì?
Sao kê thẻ tín dụng chính là hóa đơn mà ngân hàng gửi cho chủ thẻ vào cuối mỗi chu kỳ sao kê. Trong đó có liệt kê đầy đủ tất cả các giao dịch phát sinh trên thẻ và cả số dư nợ thẻ tín dụng.
Thanh toán tối thiểu thẻ tín dụng là gì?
Đây là số tiền tối thiểu bạn phải trả cho Ngân hàng để không phải chịu phí phạt thanh toán chậm hoặc bị liệt kê vào danh sách nợ xấu. Cách tính số tiền tối thiểu sẽ khác nhau tùy thuộc vào quy định của từng ngân hàng.
Cách thanh toán thẻ tín dụng:
- Thanh toán thẻ tín dụng bằng tiền mặt tại quầy giao dịch của ngân hàng.
- Trích khoản dư nợ tự động từ tài khoản thanh toán của chủ thẻ.
- Chuyển khoản thanh toán từ tài khoản ngân hàng khác.
Lãi suất thẻ tín dụng là gì?
Lãi suất thẻ tín dụng là khoản tiền mà chủ thẻ phải chịu khi mở thẻ vì bản chất thẻ tín dụng chính là một khoản vay. Lãi suất thẻ tín dụng thường bao gồm các loại như sau: lãi suất trả chậm, lãi suất rút tiền mặt và lãi suất chuyển đổi ngoại tệ.
Vì sao nên sử dụng thẻ tín dụng?
So với hình thức thanh toán bằng tiền mặt thì việc sử dụng thẻ tín dụng mang lại nhiều lợi ích hơn hẳn, cụ thể như sau:
- Chia sẻ chi phí các mặt hàng có giá trị cao: Bạn có thể mua hàng và hoàn trả số dư trong vòng vài tháng.
- Xây dựng xếp hạng tín dụng tốt: Thẻ tín dụng có thể giúp bạn xây dựng được thành tích tốt trong việc trả nợ để chứng minh bạn có trách nhiệm khi thực hiện đăng ký các khoản vay lớn.
- Chuẩn bị cho những trường hợp tài chính khẩn cấp: Thẻ tín dụng có thể giúp trang trải các khoản chi phí sửa chữa hoặc chi phí phát sinh không mong muốn.
Xem chi tiết: Những lợi ích của thẻ tín dụng mà bạn cần biết
Phân biệt các loại thẻ tín dụng hiện nay
Có nhiều cách phân loại thẻ tín dụng như sau:
Phân loại theo phạm vi sử dụng
Thẻ tín dụng có thể thanh toán các đơn hàng ở trong và ngoài nước được phân thành 2 loại sau:
- Thẻ tín dụng nội địa: Dùng để thanh toán các đơn hàng trong phạm vi 1 quốc gia.
- Thẻ tín dụng quốc tế: Đây là loại thẻ tín dụng có thể sử dụng được trên toàn cầu, mua sắm trên trang thương mại điện tử quốc tế như Amazon, 1688, Taobao,…
Phân loại theo cấp độ thẻ
Hiện nay, thẻ tín dụng đã được phân hạng bao gồm:
- Mastercard bao gồm: Thẻ tín dụng hạng Classic- Thẻ Titanium – Thẻ Platinum – Thẻ World
- Visa bao gồm: Thẻ Standard Visa Card – Thẻ tín dụng Gold Visa Card – Thẻ Platinum Visa Card – Thẻ Visa Signature
Thẻ tín dụng có phân hạng càng cao thì mức phí duy trì và điều kiện mở thẻ càng lớn. Tuy nhiên, đặc quyền ưu đãi của thẻ cũng sẽ nhiều hơn.
Phân loại theo nhu cầu khách hàng
Dựa trên nhu cầu sử dụng thực tế của nhiều nhóm khách hàng khác nhau, ngân hàng sẽ phát hành nhiều loại thẻ tín dụng như:
- Thẻ tín dụng tích điểm: Khách hàng được tặng điểm thưởng khi thanh toán chi tiêu, từ đó đổi thành quà tặng hoặc phiếu giảm giá hấp dẫn.
- Thẻ tín dụng hoàn tiền: Khách hàng sẽ được hoàn lại một phần tiền khi chi tiêu bằng thẻ tín dụng và nhận thêm nhiều ưu đãi hấp dẫn khác.
- Thẻ tín dụng du lịch: Thanh toán chi tiêu khi đi du lịch khách hàng được tích lũy dặm bay để đổi ra những phần quà hấp dẫn.
- Thẻ tín dụng rút tiền: Đây là thẻ dùng để rút tiền mặt tại ATM với mức phí tiết kiệm hơn những loại thẻ tín dụng khác.
- Thẻ tín dụng đồng thương hiệu: Loại thẻ này mang đến trải nghiệm “nhân đôi” với rất nhiều ưu đãi độc quyền và lợi ích vượt trội đến từ các thương hiệu hợp tác với ngân hàng phát hành thẻ.
- Thẻ tín dụng đặc quyền: Thẻ này mang đến cho khách hàng những trải nghiệm với đẳng cấp quốc tế cùng nhiều ưu đãi độc quyền đến từ chính ngân hàng phát hành thẻ.
Phân loại theo sở thích và thói quen chi tiêu
Dựa trên những đặc điểm cụ thể của khách hàng mà ngân hàng phát hành các chương trình khuyến mãi phù hợp và rất hấp dẫn theo từng loại thẻ.
- Thẻ tín dụng dành riêng cho phụ nữ hiện đại: Thẻ VPLady, Thẻ Shopee…
- Thẻ tín dụng cho khách hàng thanh niên: Thẻ Step up, Thẻ MC2…
- Thẻ tín dụng cho khách hàng đang có nhu cầu đi du lịch: Travelmiles, Vietnam Airlines, …
Phân loại theo chủ thể sử dụng
Có 2 loại thẻ tín dụng nếu phân theo chủ thể sử dụng đó là:
- Thẻ tín dụng cá nhân: Chủ thẻ là các cá nhân thuộc mọi ngành nghề và lĩnh vực chỉ cần đáp ứng được các điều kiện của ngân hàng.
- Thẻ tín dụng doanh nghiệp: Đây là loại thẻ dành riêng cho khách hàng là doanh nghiệp. Hạn mức lớn hơn rất nhiều thẻ dành cho cá nhân nhưng điều kiện và thủ tục để phát hành thẻ cũng khắt khe hơn.
Hướng dẫn cách mở thẻ tín dụng nhanh nhất
Để có thể mở thẻ tín dụng nhanh chóng, bạn hãy tham khảo phần hướng dẫn dưới đây.
Điều kiện mở thẻ tín dụng
Những yêu cầu chung tại ngân hàng khi làm thẻ tín dụng bao gồm:
- Công dân mang quốc tịch Việt Nam hoặc là người nước ngoài đang sinh sống và làm việc tại Việt Nam hoặc cũng có thể các cá nhân, công ty được ủy quyền sử dụng thẻ.
- Độ tuổi lao động từ 18 trở lên
- Có mức thu nhập ổn định hàng tháng
Hồ sơ mở thẻ tín dụng
- Hồ sơ nhân thân bao gồm CMND/CCCD/ Hộ chiếu và Sổ hộ khẩu/KT3/Xác nhận tạm trú, đối với người nước ngoài thì cần có giấy tờ chứng minh thời hạn cư trú và thời hạn cư trú còn lại.
- Hồ sơ chứng minh khả năng tài chính bao gồm Hợp đồng lao động/Quyết định tuyển dụng/Bảng lương/Xác nhận thu nhập…
- Hồ sơ tài sản bảo đảm gồm các loại giấy tờ chứng minh quyền sở hữu hợp pháp đối với các tài sản bảo đảm.
Quy trình mở thẻ tín dụng
Khách hàng có thể mở thẻ tín dụng theo 2 cách như sau:
- Đăng ký tại quầy giao dịch: Khách hàng mang các giấy tờ đã chuẩn bị đầy đủ n đến phòng giao dịch ngân hàng và thực hiện theo những hướng dẫn của giao dịch viên.
- Đăng ký online: Khách hàng thực hiện đăng ký trên ứng dụng của ngân hàng điện tử quan mạng internet. Với hình thức đăng ký này, bạn sẽ tiết kiệm được nhiều thời gian và công sức hơn.
Cách sử dụng thẻ tín dụng để thanh toán
Cách sử dụng thẻ tín dụng – Bạn có thể dùng thẻ tín dụng để thực hiện giao dịch mua sắm theo 2 phương thức trực tiếp và online. Ngoài ra trong trường hợp có việc gấp cần tiền mặt thì bạn cũng có thể rút tiền từ thẻ tín dụng như sau:
- Cách thanh toán trực tiếp: Bạn thanh toán hóa đơn của mình bằng cách quẹt thẻ tín dụng tại đơn vị giao dịch.
- Cách thanh toán online: Bạn có thể mua hàng bằng thẻ tín dụng thông qua ứng dụng thanh toán điện tử hoặc website trực tuyến.
- Rút tiền mặt: Bạn dễ dàng rút tiền tại các cây ATM bằng thẻ tín dụng.
Mở thẻ tín dụng có mất phí không?
Hầu hết ngân hàng hiện nay đều miễn phí phí mở thẻ tín dụng. Tuy nhiên, trong quá trình sử dụng thì chủ thẻ vẫn phải chịu các khoản phí như sau:
- Phí thường niên: Đây là phí để để duy trì hiệu lực thẻ.
- Phí vượt hạn mức: Nếu như bạn sử dụng quá hạn mức tín dụng của thẻ thì sẽ phải chịu phí trung bình 100.000 VNĐ/sao kê.
- Phí phạt trả trễ: Nếu như bạn trả tín dụng trễ ngày quy định thì phải cức phí khoảng 4%/sao kê.
- Phí chuyển đổi ngoại tệ: Nếu như bạn thực hiện các thanh toán bằng ngoại tệ với mức trung bình khoảng 2.5%/giao dịch.
Ngoài những loại phí trên, bạn cũng cần lưu ý đến các khoản lãi suất như lãi suất trả chậm và lãi suất rút tiền mặt.
Hướng dẫn sử dụng thẻ tín dụng hiệu quả
Để sử dụng thẻ tín dụng hiệu quả, đảm bảo lịch sử tín dụng tốt thì bạn cần chú ý những điều sau:
Trường hợp nào không nên dùng thẻ tín dụng
- Thanh toán hóa đơn y tế: Nếu thu nhập hàng tháng của bạn không tới chục triệu đồng thì tốt nhất bạn không nên thanh toán bằng thẻ tín dụng.
- Rút tiền mặt: Để rút tiền mặt từ ATM bằng thẻ tín dụng bạn sẽ phải chịu mức phí thông thường là 4% nên nếu như không thật sự cần thiết thì bạn không nên sử dụng thẻ tín dụng trong trường hợp này.
Khi nào nên dùng thẻ tín dụng?
Thẻ tín dụng được xem là hình thức thanh toán trả sau cực kỳ tiện lợi. Một số trường hợp nên dùng thẻ tín dụng để thanh toán bao gồm:
- Thanh toán cho mọi chi tiêu hàng ngày: Bạn có thể thanh toán các hóa đơn khi đi ăn uống, mua sắm hay thanh toán hóa đơn điện nước…để đảm bảo sự tiện lợi, nhanh chóng.
- Mua hàng trả góp: Việc sử dụng thẻ tín dụng để ý mua hàng trả góp khách hàng sẽ được trả góp lãi suất 0% khi mua sắm tại đối tác của ngân hàng phát hành thẻ.
- Tận hưởng rất nhiều ưu đãi hấp dẫn: Mỗi loại thẻ tín dụng sẽ mang lại cho khách hàng các ưu đãi: Hoàn tiền, tích điểm, ưu đãi giảm giá tại các đối tác,…
Một số lưu ý khi sử dụng thẻ tín dụng
Bạn cần chú ý những điểm dưới đây khi sử dụng thẻ tín dụng để hạn chế được những rủi ro có thể xảy ra.
- Bảo mật thông tin thẻ: Các thông tin về thẻ luôn phải được bảo mật để tránh bị kẻ xấu sử dụng, đánh cắp tiền từ thẻ tín dụng của bạn.
- Thanh toán dư khoản nợ thẻ tín dụng đúng hạn: Đây là cách hiệu quả nhất để bạn không bị mất thêm chi phí trả chậm.
- Không nên mở quá nhiều thẻ tín dụng: Có quá nhiều thẻ có thể khiến bạn chi tiêu quá tay rất dễ dẫn đến tình trạng không thể trả hết nợ và còn phải chịu thêm phí thường niên cho mỗi thẻ tín dụng.
Một số câu hỏi khi mở thẻ tín dụng
Để giúp các bạn hiểu hơn về thẻ tín dụng, chúng tôi xin giải đáp những câu hỏi thường gặp khi mở thẻ như sau:
Nên làm thẻ tín dụng ngân hàng nào tốt nhất ?
Bạn nên chọn những ngân hàng uy tín và đang được người tiêu dùng đánh giá cao, đồng thời ngân hàng đó phải có đa dạng các loại thẻ để bạn lựa chọn được loại thẻ phù hợp nhất.
Bạn có thể mở thẻ tín dụng tại các ngân hàng uy tín và lớn tại Việt Nam như Agribank, Techcombank, Vietcombank, MB bank,…
Mở thẻ tín dụng không cần chứng minh thu nhập có được không?
Bạn hoàn toàn có thể mở thẻ tín dụng mà không cần phải chứng minh thu nhập, bằng 1 trong 5 cách đó là: Mở thẻ tín dụng phụ, đã có thẻ tín dụng của ngân hàng khác, đang có bảo hiểm nhân thọ và từng đi du lịch nước ngoài trong vòng 5 năm gần nhất.
Thẻ tín dụng có thể chuyển khoản được không?
Theo quy định của các ngân hàng thì hiện nay thẻ tín dụng không có tính năng chuyển khoản.
Có thể mở cùng lúc 2 thẻ tín dụng không?
Bạn hoàn toàn có thể được mở cùng lúc 2 thẻ tín dụng cùng 1 ngân hàng. Ví dụ như thẻ tín dụng Platinum và thẻ Classic.
Kết luận
Trên đây là những chia sẻ về chủ đề thẻ tín dụng là gì, chúng tôi hy vọng đã giúp bạn nắm được các thông tin hữu ích để tự tin hơn khi mở thẻ tín dụng cho mình.