Sóng Elliott là gì? Cách xác định biên độ và giao dịch theo Sóng Elliott

Sóng Elliott là một phương pháp phân tích kỹ thuật được áp dụng để phân tích chu kỳ thị trường tài chính và dự báo xu hướng thị trường. Lý thuyết về sóng Elliott có thể giúp cho những nhà đầu tư phát hiện được xu hướng và những giai đoạn điều chỉnh giá để có thể quyết định “lướt sóng” chắc ăn hơn. Nhưng thắc mắc chủ yếu của các Trader là Sóng Elliott là gì? Làm thế nào để xác định biên độ và giao dịch theo sóng Elliot hiệu quả?

Bài viết dưới đây sẽ giải đáp thắc mắc này.

Sóng Elliott là gì?

Sóng Elliott là gì?
Sóng Elliott là gì?

Sóng Elliott (Elliott Wave) là một công cụ phổ biến mà những nhà giao dịch sử dụng để hình thành được dự đoán của thị trường và mô hình giá bằng việc xem xét những chu kỳ. Đây là một trong những lý thuyết được phát minh bởi kế toán viên chuyên nghiệp người Mỹ Ralph Nelson Elliott vào những năm 1930. Theo lý thuyết này, ông phát hiện ra rằng thị trường không biến động một cách hỗn loạn mà “chạy” theo một quy luật có tính chu kỳ do tâm lý con người.

Với vai trò là 1 công cụ dùng để phân tích kỹ thuật, EWT có thể xác định được chu kỳ cũng như xu hướng của thị trường. Nó cũng có thể áp dụng được trên nhiều thị trường tài chính khác nhau. Trong đó, tập trung nhất là ở thị trường chứng khoán, cổ phiếu và Cryto hay Forex.

Xem thêm: 

Lịch sử ra đời lý thuyết sóng Elliott như thế nào?

Lý thuyết sóng Elliott được đặt theo tên của Ralph Nelson Elliott (28/7/1871 – 15/1/1948). Ông là một kế toán viên chuyên nghiệp và là một tác giả người Mỹ dựa vào các hành vi xã hội, hoặc đám đông, có khuynh hướng theo xu hướng và được lặp đi lặp lại, vì bản chất của con người trong đầu tư rất ít hoặc không thay đổi, nó thế hiện ở các mô hình và các chu kỳ. Kết hợp với việc phân tích dữ liệu lịch sử chứng khoán trong nhiều năm, Elliott kết luận rằng sự chuyển động của thị trường chứng khoán có thể được dự đoán bằng cách quan sát và xác định mô hình sóng lặp đi lặp lại.

Cơ bản, nói Elliott mô tả chi tiết hành vi của đám đông. Mà bản chất cốt lõi của nó là lòng tham, sự sợ hãi, hy vọng và cố chấp; đây đều là những tâm lý không bao giờ thay đổi theo thời gian. Do đó, khi chúng ta cùng phân tích một vấn đề trên biểu đồ với một tâm lý giống nhau, tự khắc hành động giao dịch cũng sẽ giống nhau.

Những hành động này được biểu diễn trên đường giá và vì thế mà những đợt sóng cũng có tính chất lặp đi lặp lại giống nhau. Ông đã xác định một số mô hình chuyển động, sự hồi lại, chúng kết hợp lại với nhau tạo thành mẫu hình lớn với thời gian dài hoặc ngắn. Một sóng hoàn chỉnh sẽ có tất cả 144 sóng nhỏ.

Lý thuyết về Sóng Elliott
Lý thuyết về Sóng Elliott

Hơn nữa, theo cha đẻ của sóng elliott, nếu thị trường không có sự chuyển động tăng giá hoặc giảm giá thì đây được coi là thị trường “chết”. Cần ghi nhớ rằng, sóng elliott là mô hình giúp các nhà đầu tư dự báo được xu hướng của giá cũng như cho biết thị trường đang ở trong giai đoạn nào. Từ đó xác định được điểm entry tốt hơn, điểm stoploss ngắn hơn và điểm take profit dài hơn.

Cấu trúc mô hình sóng Elliott

Cấu trúc mô hình sóng Elliott rất đa dạng và có sự biến đổi liên tục theo xu hướng thị trường. Vậy nên các trader cần phải nắm được cấu trúc, ký hiệu, tên gọi cũng như đặc điểm của các mô hình sóng này.

Mô hình sóng Elliott
Mô hình sóng Elliott

Lý thuyết sóng Elliott cho thấy rằng thị trường diễn biến theo các mô hình 5 sóng trong xu hướng chủ đạo rồi hồi lại theo các quá trình điều chỉnh 3 sóng hoặc 5 sóng trước khi tiếp tục trở lại xu hướng chủ đạo. Các mô hình trong xu hướng chủ đạo luôn theo các mô hình 5 sóng và được đánh dấu theo các số 1-2-3-4-5.

Các mô hình diễn biến ngược với xu hướng chủ đạo nói chung là các mô hình 3 sóng nhưng có thể là các mô hình 5 sóng và được đánh dấu bằng các chữ cái A-B-C (D-E). Trong mô hình sóng Elliott, sóng chủ và sóng điều chỉnh xen kẽ nhau trong mọi cấp độ của xu hướng, trong mọi quy mô thời gian.

Cụ thể một cấu trúc của chy kỳ sóng Elliott trong xu hướng tăng bao gồm:

  • Một sóng chủ (impulse wave) bao gồm 5 sóng cấp dưới và chuyển động cùng hướng với xu hướng của sóng cấp cao hơn.
  • Một sóng điều chỉnh (corrective wave) luôn gồm 3 sóng cấp dưới và chuyển động ngược hướng với xu hướng của sóng cấp cao hơn.

Trong xu hướng tăng thì mô hình sóng động lực là một pha tăng giá, mô hình sóng điều chỉnh là một pha giảm giá, ngược lại, trong xu hướng giảm, mô hình sóng động lực là một pha giảm giá và mô hình sóng điều chỉnh là một pha tăng giá.

Tuy nhiên một tính chất làm cho sóng Elliott trở nên phức tạp, dễ nhầm lẫn, là tính chất sóng trong sóng. Có nghĩa là trong một con sóng mẹ lại chứa nhiều sóng con trong nó. Rồi trong một con sóng con lại có nhiều con sóng bé hơn nữa.

Có thể bạn quan tâm:

  • IQ Option là gì? Có lừa đảo không? Ưu và nhược điểm ra sao?
  • RSI Là Gì? Ý Nghĩa, Công Thức Tính Và Cách Dùng Chỉ Số RSI

Các quy tắc của sóng Elliott

Trong cuốn sách The Wave Principle, Elliott đã đề cập đến những quy tắc và hướng dẫn khi đếm sóng để xác định đúng thị trường và cổ phiếu. Các Trader cần phải hiểu rõ để vận dụng hợp lý quy tắc sóng này trong giao dịch để thu lại kết quả cao.

Ba quy tắc khi đếm sóng:

  • Sóng 2 không nên được hiệu chỉnh quá điểm bắt đầu của sóng 1
  • Sóng 3 không bao giờ là sóng ngắn nhất
  • Sóng 4 không được đi vào khu vực của sóng 1

Ba hướng dẫn khi đếm sóng:

  • Khi sóng 3 là sóng cao nhất thì sóng 5 sẽ xấp xỉ với sóng 1
  • Cấu tạo của sóng 2 và sóng 4 có thể thay thế nhau: Nếu sóng 2 hiệu chỉnh đơn giản và phẳng thì sóng 4 sẽ hiệu chỉnh phức tạp và mạnh, hoặc ngoặc lại.
  • Sau 5 sóng đẩy tăng, sóng hiệu chỉnh (A, B, C) sẽ kết thúc tại vùng đáy của sóng 4 trước đó.

Tín hiệu “sóng trong sóng” trong lý thuyết song Elliott

Một cấu trúc sóng Elliott hoàn chỉnh bao gồm một sóng động lực và một sóng điều chỉnh. Mỗi cấu trúc sóng Elliott (cấp 1) này tạo thành một mắt xích nhỏ trong một cấu trúc sóng Elliott lớn hơn (cấp 2), mỗi cấu trúc sóng Elliott cấp 2 lại tạo thành một mắt xích nhỏ trong một cấu trúc sóng Elliott lớn hơn nữa (cấp 3), điều này có thể lặp lại cho đến cấu trúc sóng Elliott thứ n, và cấu trúc thứ n này được lặp đi lặp lại trong một xu hướng lớn của thị trường. Phụ thuộc vào khung thời gian, độ dài khoảng thời xét đến mà giá trị của n là nhiều hay ít. Đây chính là tính chất sóng trong sóng của Lý thuyết sóng Elliott.

Hiện tượng Sóng trong Sóng
Hiện tượng Sóng trong Sóng

Như hình ở trên, mắt xích đầu tiên là mô hình sóng chủ (impulse wave) kết thúc tại đỉnh 1 (sóng 1). Mô hình này cho thấy rằng dao động giá thuộc cấp độ sóng lớn hơn cũng theo hướng đi lên. Nó cũng báo hiệu sự khởi đầu của mắt xích điều chỉnh 3 sóng là sóng 2. Các sóng 3, sóng 4 và sóng 5 hoàn thành mắt xích sóng chủ lớn hơn là sóng (1).

Cấu trúc sóng chủ của sóng 1 cho thấy dao động giá thuộc cấp độ sóng lớn hơn là sóng (1) theo chiều đi lên. Quá trình điều chỉnh ở sóng (2) theo sau là sóng (3), sóng (4) và sóng (5) sẽ hoàn thành mắt xích sóng chủ của cấp độ sóng lớn hơn nữa là sóng [1].

Một lần nữa thì quá trình điều chỉnh theo 3 sóng ở cùng cấp độ sóng xảy ra là sóng [2]. Cứ thế lần lượt phát triển hoàn thành toàn bộ quá trình.

Các cấp độ sóng Elliot

Trong Lý thuyết sóng Elliott thì có 9 cấp độ khác nhau, phụ thuộc vào thời gian hoàn thành mỗi cấp độ, tuy nhiên, tất cả những sự phân chia này đều mang tính tương đối. Bên cạnh đó, trong cùng một cấp độ, quy mô và thời gian hình thành của mỗi sóng cũng có thể rất khác nhau. 9 cấp độ sóng Elliott bao gồm:

  • Grand Supercycle (siêu chu kỳ lớn): thời gian kéo dài đến cả thế kỷ
  • Super Cycle (chu kỳ lớn): kéo dài vài thập kỷ
  • Cycle (chu kỳ): kéo dài từ một năm đến vài năm
  • Primary (sơ cấp): từ vài tháng đến 1 hoặc 2 năm
  • Intermediate (trung cấp): từ vài tuần đến vài tháng
  • Minor (nhỏ): kéo dài trong khoảng vài tuần
  • Minute (khá nhỏ): kéo dài trong vài ngày
  • Minuette: kéo dài trong vài giờ
  • Subminuette: chỉ trong vòng vài phút

Tên gọi và ký hiệu của 11 dạng mô hình sóng

Mô hình sóng Elliott được chia thành 11 dạng mô hình khác nhau và mỗi mô hình được ký hiệu khác nhau để dễ dàng phân biệt. Bao gồm:

  • Mô hình Impulse (được ký hiệu là IM)
  • Mô hình Leading Diagonal Triangle (được ký hiệu là LD)
  • Mô hình Ending Diagonal Triangle (được ký hiệu là ED)
  • Mô hình Zigzag (được ký hiệu là ZZ)
  • Mô hình Double Zigzag (được ký hiệu là DZ)
  • Mô hình Triple Zigzag (được ký hiệu là TZ)
  • Mô hình Flat (được ký hiệu là FL)
  • Mô hình Double Three (được ký hiệu là D3)
  • Mô hình Triple Three (được ký hiệu là T3)
  • Mô hình Contracting Triangle (được ký hiệu là CT)
  • Mô hình Extending Triangle (được ký hiệu là ET)

Các mô hình sóng phổ biến

Sau khi đã hiểu được khái niệm và ý nghĩa của sóng elliott, yếu tố quan trọng tiếp theo mà các nhà giao dịch forex cần nắm được là cấu trúc của mô hình sóng này. Cụ thể, Elliott wave chỉ ra rằng xu hướng thị trường di chuyển theo 2 giai đoạn, giai đoạn đầu tiên là sóng đẩy, giai đoạn thứ hai là sóng điều chỉnh, hay còn gọi là sóng hồi.

Mô hình sóng đẩy bao gồm 5 sóng đầu tiên như hình vẽ. Sóng 1, 3, 5 là những sóng tăng và sóng 2 và 4 là những sóng giảm. Độ dài của những con sóng này nhất thiết phải bằng nhau. Đặc điểm của những con sóng này như sau:

  • Sóng 1 biểu thị giai đoạn thị trường bắt đầu đi lên. Điều này là do một số nhà đầu tư nhận thấy giá đang ở thời điểm thích hợp để mua, do đó họ đặt lệnh mua vào khiến giá bị đẩy lên cao.
  • Sóng 2 được hình thành khi nhà đầu tư dừng mua và đóng lệnh vì cảm thấy lợi nhuận đã đạt mục tiêu. Đây là nguyên nhân khiến giá giảm một chút nhưng sẽ không giảm xuống thấp như đáy 1.
  • Sóng 3 được hình thành khi giá có sự tăng nhẹ là thời cơ thuận lợi để nhiều nhà đầu tư khác tham gia vào thị trường, làm giá bị đẩy lên cao hơn. Đây cũng thường là sóng mạnh và dài nhất.
  • Sóng 4 xuất hiện khi nhiều trader chốt lời vì nhận thấy thị trường đã tăng đủ. Sóng này được đánh giá là yếu hơn các sóng trước vì còn nhiều nhà giao dịch kỳ vọng giá sẽ tăng cao nữa để vào lệnh với giá tốt hơn.
  • Sóng 5 là giai đoạn đa số tất cả mọi người đều “đổ xô” vào thị trường để mua một cách ồ ạt. Điều này khiến giá trở nên đắt hơn bao giờ hết.

Đặc biệt, một vấn đề các bạn cần lưu tâm là trong 3 sóng đẩy 1, 3, 5 thì luôn có một sóng mở rộng hơn hai sóng còn lại, nói một cách dễ hiểu là luôn có một sóng dài nhất trong 3 sóng, thường là sóng 3 hoặc sóng 5.

Sau giai đoạn sóng đẩy chính là mô hình sóng điều chỉnh (sóng hồi), gồm các hành động giá đi ngược lại với xu hướng chính hiện tại. Ví dụ khi thị trường đang đi trong xu hướng chủ đạo là đi lên, thì sóng điều chỉnh có thể là những đợt sóng đi ngang hoặc đi xuống. Chú ý rằng, cấu tạo mô hình sóng điều chỉnh không bao giờ quá 5 sóng, thường sẽ bao gồm 3 sóng. Sóng điều chỉnh có 3 dạng mô hình căn bản, là nguồn gốc phát triển của 18 mô hình còn lại: mô hình Zig-zag, mô hình phẳng (Flat) và mô hình tam giác (Triangle).

Mô hình Flat

Mô hình phẳng (Flat) là dạng sóng hồi di chuyển nằm ngang (sideways) khá quen thuộc. Với dạng mô hình này, chiều dài của từng sóng tương đối bằng nhau. Trong đó, sóng A và sóng C cùng chiều với nhau nhưng ngược chiều với sóng B. Trong một số trường hợp, sóng B có thể vượt qua đỉnh ban đầu của sóng A.

Mô hình Flat
Mô hình Flat

Đây Là một dạng sóng điều chỉnh của sóng Elliott theo cấu trúc 3-3-5, thường gặp ở sóng 2, 4 và các sóng A, B, C theo chu kỳ điều chỉnh, bao gồm 3 dạng chính: Regular Flat, Expanded Flat và Running Flat. Trong mô hình phẳng, chiều rộng của các sóng thường ngang nhau, với sóng B ngược đầu sóng A và sóng C ngược với B. Lưu ý đôi khi sóng B vẫn có thể vượt qua điểm bắt đầu sóng A.

Mô hình Zig – Zag

Zigzag là dạng sóng có cấu trúc là 5-3-5. Zigzag thường xuất hiện ở sóng thứ 2 là chủ yếu. Tuy nhiên, trong trường hợp sóng thứ 2 đi ngang (Sideways) thì Zigzag cũng có thể xuất hiện ở sóng thứ 4 (quy luật hoán đổi – Alternation).

Mô hình Zig – Zag
Mô hình Zig – Zag

Mô hình Triangles

Mô hình tam giác (triangles) này có đặc điểm hơi khác so với mẫu hình giá tam giác mà các bạn đã tìm hiểu trong phân tích kỹ thuật. Cụ thể, mô hình trên được tạo thành bởi hai đường kháng cự và hỗ trợ có thể phân kỳ hoặc hội tụ nhau. Nó bao gồm 5 sóng chuyển động trong giới hạn của hai đường xu hướng và di chuyển trong xu hướng sideway. Hình dáng của mô hình tam giác khá đa dạng, có thể là hình tam giác mở rộng, tam giác cân, tam giác tăng dần hoặc tam giác giảm dần…

Mô hình Triangles
Mô hình Triangles

Triangle là mô hình sóng có cấu trúc 3-3-3-3-3. Triangle này thường xuất hiện ở sóng 4 trong chuỗi 5 sóng đẩy. Đôi khi nó cũng xuất hiện trong sóng B trong chuỗi sóng điều chỉnh A-B-C.

Hướng dẫn giao dịch theo sóng Elliott

Việc nắm hết các chiến lược giao dịch để có thể tận dụng được sóng Elliott là điều mà chắc hẳn các Trader nào cũng muốn. Dưới đây là các cách để giao dịch theo sóng Elliott mà các nhà đầu tư có thể tham khảo.

Nắm vững quy tắc đếm sóng

Muốn giao dịch theo sóng Elliott thì đầu tiên bạn cần phải nắm vững quy tắc đếm sóng. Gồm 2 quy tắc sau:

  • Quy tắc 1: Phạm vi của sóng 2 không thể hiệu chỉnh quá điểm bắt đầu của sóng thứ nhất.
  • Quy tắc 2: Sóng 3 không bao giờ là con sóng ngắn nhất. Vì thế, khi thực hành việc đếm sóng này bạn không nên quá dựa dậm vào sóng 3 kẻo rơi và các bẫy không đáng có.

Phân tích đa khung thời gian

Phân tích đa khung thời gian là cần thiết
Phân tích đa khung thời gian là cần thiết

Việc nhìn tổng quát biểu đồ là điều cần thiết khi phân tích. Ngoài khoảng thời gian đang suy xét, cần phải chú ý các khoảng thời gian trước đó, hiện tại và diễn tiến sau. Điều này sẽ giúp bạn có góc nhìn rộng hơn. Từ đó, khả năng phán đoán sẽ chuẩn xác hơn rất nhiều.

Nếu bạn muốn đếm sóng giao dịch ngắn hạn trên đồ thị sóng thì không nên chỉ xem đồ thị tuần mà nên thử xem với đồ thị dài hơn. Lúc này, bạn có thể suy đoán được chính xác khối lượng giao dịch và thị trường cổ phiếu đang ở pha nào, sóng nào.

Kiên nhẫn chờ đợi xác nhận của khối lượng giao dịch

Và cuối cùng, không phải chỉ áp dụng đối với giao dịch sóng Elliott mà áp dụng cho toàn bộ các phương pháp phân tích kỹ thuật khác. Các trader muốn giao dịch hiệu quả thì phải học tính kiên nhẫn, chờ đợi xác nhận của khối lượng giao dịch.

Xét về nhiều khía cạnh thì sóng 3 rất tiềm năng và vô cùng hấp dẫn để bạn tiến hành giao dịch. Tuy nhiên, bạn không nên vì thế mà vội vàng quyết định ngay bởi rất có thể sẽ có những đột biến. Vì thế, tốt nhất nên kiên nhẫn quan sát thêm 1 thời gian để chờ tín hiệu đảo trend.

Bên cạnh đó bạn cũng nên chờ khối lượng xác nhận. Sóng Elliott thường đi kèm với sự dịch chuyển của giá. Do đó, yếu tố chủ đạo để xác nhận sóng giao dịch là gia tăng khối lượng giao dịch.

Kết luận

Với những chia sẻ trên, hy vọng bạn đã phần nào hiểu được khái niệm sóng elliott là gì, cũng như cách ứng dụng lý thuyết sóng này vào giao dịch ngoại hối sao cho hiệu quả nhất. Tuy nhiên, các bạn nên nhớ rằng, sóng elliott bản chất chỉ là một lý thuyết chứ không phải một chỉ báo trong phân tích kỹ thuật.

Do đó, ngoài lý thuyết sách vở, để vận dụng thành công sóng elliott vào thực chiến trên thị trường forex, đòi hỏi phải phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố khác, đôi khi còn cần chút may mắn. Vậy nên đừng bao giờ sợ mất cơ hội mà chạy theo đám đông khi bản thân mình chưa thật sự chắc chắn!

Thông tin được biên tập bởi: taichinh24h.com.vn

Theo dõi
Thông báo về
guest
0 Bình luận
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận

Tài Chính 24h cập nhật Giá vàng – Tỷ giá Ngoại tệ – Lãi suất – Cung cấp kiến thức về Tài chính, Forex, Chứng khoán. Với đội ngũ content có nhiều năm kinh nghiệm hy vọng sẽ mang lại cho bạn những bài viết chất lượng.

author nguyenbathanh 618859d3
Nguyễn Bá Thành
Chào mọi người, mình là Thành. Với 5 năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực ngân hàng và kiến thức về Tài chính, Crypto, Forex và Chứng khoán. Hy vọng sẽ mang lại cho bạn những thông tin hữu ích.
Chuyển đổi ngoại tệ
Ngoại tệ cần quy đổi
5/5 - (1 bình chọn)

Về chúng tôi

taichinh24h

Tài Chính 24h Cập Nhật Giá Vàng - Tỷ Giá Ngoại Tệ - Lãi Suất - Cung Cấp Kiến Thức Về Tài Chính, Forex, Chứng Khoán.

Giá Vàng

Vàng SJC
Bảo Tín Minh Châu
Vàng PNG
DOJI Giá vàng Phú
Quý Biểu đồ SJC

Liên hệ

  • Email: taichinh24h.com.vn@gmail.com
  • Website: https://taichinh24h.com.vn
    0
    Chúng tôi muốn được nghe bình luận góp ý của bạnx