Mô hình cái nêm (Wedge) là gì? Cách nhận dạng và giao dịch ra sao?

Mô hình cái nêm thường được vận dụng vào kỹ thuật phân tích trong lĩnh vực tài chính, chứng khoán. Đây là kỹ thuật phân tích thông minh mà không phải ai cũng biết.

Nếu bạn là một nhà đầu tư trong lĩnh vực tài chính thì đừng nên bỏ qua, tìm hiểu những kiến thức cơ bản khi bước vào thị trường này. Về kiến thức xem mô hình giá, sẽ có nhiều mô hình để bạn tìm hiểu và áp dụng chúng vào thị trường. Việc xem và hiểu được mô hình giá sẽ giúp ích cho bạn rất nhiều trong việc giao dịch và tăng lợi nhuận.

Bài viết hôm nay, chúng tôi sẽ giới thiệu đến bạn mô hình cái nêm là gì? Và cách nhận dạng mô hình này ra sao nhé.

Mô hình cái nêm (Wedge) là gì?

Mô hình cái nêm (Wedge) là mô hình có 2 đường hỗ trợ và kháng cự hội tụ tại phía bên phải của mô hình. Thường mô hình này sẽ xuất hiện trên biểu đồ giá sau một xu hướng tăng hoặc giảm của thị trường. Đồng thời báo hiệu cho sự tạm dừng của xu hướng hiện tại. Sau đó, giá có thể tiếp diễn theo xu hướng cũ hoặc đảo chiều tùy thuộc vào hình dáng của mô hình.

Giới thiệu về Mô hình cái nêm (Wedge)
Giới thiệu về Mô hình cái nêm (Wedge)

Nếu nắm bắt tốt cơ hội, các nhà đầu tư, trader sẽ dễ dàng kiếm được lợi nhuận khi đặt lệnh đúng diễn biến của xu hướng.

Có thể bạn quan tâm:

Đặc điểm của mô hình cái nêm 

Khi mô hình cái nêm được hình thành thì cũng là lúc giá được tích lũy vì hai xu hướng dịch chuyển về một hướng co cụm lại với nhau. Đặc điểm cơ bản để hình thành mô hình cái nêm đó là nằm ở 2 đường xu hướng. Bên cạnh đó đường kháng cự phía trên và đường hỗ trợ nằm dưới sẽ dốc lên trên hoặc dốc xuống dưới.

Để phân biệt mô hình cái nêm khác với những mô hình khác đó chính là nhìn vào độ dốc của nó. Độ dốc của mô hình cái nêm thường tương đối lớn, nếu bạn biết phân tích thì có thể dự đoán được nó sẽ đi theo xu hướng hiện tại hay bứt phá để để hình thành một xu hướng mới.

Cái nêm tăng (Bearish Rising Wedge)

Mô hình về cái nêm tăng (Bearish Rising Wedge)
Mô hình về cái nêm tăng (Bearish Rising Wedge)

Nêm tăng trong xu hướng tăng

Khi nêm tăng trong xu hướng tăng. Lúc này, giá tại các đỉnh sau cao hơn các đỉnh trước và độ dốc của đỉnh sau so với đỉnh trước thấp hơn độ dốc của đáy sau so với đáy trước. Nghĩa là đường kháng cự có độ dốc thấp hơn đường hỗ trợ. Bạn có thể nhận thấy, khi nó đi đúng theo xu hướng thì lượng mua vào đang dần suy yếu còn lượng bán thì mạnh lên.

Đến một thời điểm nào đó, khi lực bán đủ mạnh, giá sẽ phá vỡ vùng hỗ trợ đi xuống, bắt đầu một xu hướng giảm giá vô cùng mạnh.

Nêm tăng trong xu hướng giảm

Ngược lại, nêm tăng trong xu hướng giảm thể hiện thị trường đang tạm nghỉ sau một đợt giảm giá ngắn hạn hoặc dài hạn. Khi đó, lực mua trên thị trường đang khá yếu và bên bán sẽ lấy đà đẩy giá xuống thấp hơn. Đến khi bên bán dồn sức đủ mạnh, giá sẽ breakout khỏi ngưỡng hỗ trợ và tiếp tục đi xuống.

Cái nêm giảm (Bullish Falling Wedge)

Mô hình về cái nêm giảm (Bullish Falling Wedge)
Mô hình về cái nêm giảm (Bullish Falling Wedge)

Nêm giảm trong xu hướng tăng

Đối với trường hợp này, sẽ có hai đường trendline hướng xuống dưới thể hiện sự tạm dừng của thị trường. Đây cũng là thời điểm mà nhiều trader chốt lời khi cảm thấy đã đạt target như kỳ vọng sau một đợt tăng giá mạnh. Lúc này lực bán bắt đầu xuất hiện nhưng khá yếu ớt. Bên mua vẫn tiếp tục đẩy giá lên để tạo áp lực. Đến khi lực mua đủ mạnh, giá sẽ phá vỡ đường kháng cự và vọt lên mạnh mẽ tiếp diễn xu hướng tăng lúc đầu.

Nêm giảm trong xu hướng giảm

Nêm giảm trong xu hướng giảm báo hiệu khả năng giá đảo chiều sắp xảy ra. Được biểu hiện qua độ dốc đường kháng cự lớn hơn độ dốc đường hỗ trợ cho thấy lượng bán đang yếu đi. Sau đó khi lượng mua tăng đủ mạnh, giá sẽ breakout khu vực kháng cự và đảo chiều đi lên, mở đầu một xu hướng tăng mạnh mẽ.

Tiêu chí để đánh giá một mô hình cái nêm đẹp

Nếu giá chạm vào đường xu hướng càng nhiều lần nhưng lại không bị phá vỡ có nghĩa đường xu hướng này rất mạnh. Do đó, nếu như có thể vượt qua đường xu hướng này, giá thường di chuyển một đoạn khá xa và tạo ra 1 mô hình đẹp.

Dù là với mô hình tăng hay giảm, trader chỉ cần nối hai đường xu hướng lại, các đỉnh và đáy sẽ lần lượt rõ nét hơn. Trong quá trình phân tích, trader cần ghi nhớ hai nguyên tắc cơ bản sau đây:

  • Đối với mô hình nêm tăng: Đỉnh và đáy hình thành sau luôn cao hơn đỉnh và đáy hình thành trước đó.
  • Đối với mô hình nêm giảm: Đỉnh và đáy hình thành sau luôn thấp hơn đỉnh và đáy hình thành trước đó.

Một điều lưu ý bạn cần nhớ khi giao dịch với mô hình cái nêm chính là thời gian hình thành mô hình phải kéo dài ít nhất trong 3 tuần. Đồng thời không kéo dài quá 4 đến 5 tháng.

Tóm lại, một mô hình cái nêm được xem là đẹp khi đỉnh hoặc đáy càng nhiều càng tốt. Bên cạnh đó chúng phải cùng hướng lên hoặc hướng xuống để tạo thành hình cái nêm.

Hướng dẫn giao dịch với mô hình cái nêm (Wedge)

Để giao dịch với mô hình cái nêm (Wedge). Bạn cần xác định chính xác theo mô hình và thực hiện giao dịch cẩn thận, đúng thời điểm. Điều này sẽ gồm 2 bước để bạn thực hiện giao dịch.

Xem thêm : 

Bước 1: Xác định mô hình

  • Đầu tiên, tiến hành phân tích và xác định xu hướng hình thành mô hình trước đó.
  • Xem xét mô hình đang phân tích có phải là mô hình cái nêm hay không. Bạn cần chờ đến khi nến đóng cửa bị phá vỡ.
  • Xác định xem đó là mô hình cái nêm tăng hay giảm.
Xác định mô hình cái nêm khi giao dịch
Xác định mô hình cái nêm khi giao dịch

Bước 2. Đặt lệnh chốt lời và cắt lỗ

Để chốt lời, bạn có thể thực hiện một trong 2 cách sau đây.

  • Cách 1:  Xác định khoảng cách từ điểm đầu của xu hướng đến điểm đầu tiên của cạnh xu hướng bên dưới. Cách này sẽ áp dụng cho mô hình cái nêm hoàn chỉnh.
  • Cách 2: Đo lường khoảng cách giữa đỉnh đầu tiên hoặc đỉnh cuối cùng khi giá bị phá vỡ trong từng đoạn nêm. Cách này sẽ áp dụng cho mô hình cái nêm không hoàn chỉnh, không có tính đối xứng.

Đối với đặt lệnh cắt lỗ: Bạn nên đặt lệnh tại vị trí đỉnh phía trên ở cạnh nêm, áp dụng cho mô hình cái nêm tăng. Đối với mô hình cái nêm giảm, lệnh cắt lỗ nên đặt tại vị trí đáy thuộc cạnh nêm bên dưới.

Lưu ý khi giao dịch với mô hình cái nêm 

Trong khi giao dịch với mô hình cái nêm, bạn cần lưu ý hai điểm cơ bản. Cụ thể đó là mục tiêu giá và xu hướng phá vỡ của giá.

Giá có xu hướng phá vỡ ngược với cái nêm 

Trong tình huống mô hình cái nêm tăng xuất hiện, giá thường có xu hướng phá vỡ theo hướng giảm cho dù trước đó là xu hướng tăng hay giảm. Ở tình thế ngược lại khi mô hình cái nêm giảm xuất hiện, giá lại phá vỡ theo hướng tăng không quan trọng trước đó là xu hướng nào đi trăng nữa.

Mục tiêu giá thực tế thường cao hơn lý thuyết 

Khi thực hiện giao dịch, trader có thể thay đổi mục tiêu chốt lời nhằm đạt lợi nhuận lớn hơn. Mục tiêu giá thực tế thường cao hơn lý thuyết.

Kết luận

Hy vọng qua bài viết mà chúng tôi phân tích về mô hình cái nêm là gì? Và cách nhận biết, phân tích về mô hình này. Bạn đọc sẽ có cái nhìn tổng quan và có thể áp dụng mô hình này vào lĩnh vực đầu tư mà mình đang tham gia. Chúc các bạn may mắn!

Thông tin được biên tập bởi: taichinh24h.com.vn

Theo dõi
Thông báo về
guest
0 Bình luận
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận

Tài Chính 24h cập nhật Giá vàng – Tỷ giá Ngoại tệ – Lãi suất – Cung cấp kiến thức về Tài chính, Forex, Chứng khoán. Với đội ngũ content có nhiều năm kinh nghiệm hy vọng sẽ mang lại cho bạn những bài viết chất lượng.

author nguyenbathanh 618859d3
Nguyễn Bá Thành
Chào mọi người, mình là Thành. Với 5 năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực ngân hàng và kiến thức về Tài chính, Crypto, Forex và Chứng khoán. Hy vọng sẽ mang lại cho bạn những thông tin hữu ích.
Chuyển đổi ngoại tệ
Ngoại tệ cần quy đổi
5/5 - (1 bình chọn)

Về chúng tôi

taichinh24h

Tài Chính 24h Cập Nhật Giá Vàng - Tỷ Giá Ngoại Tệ - Lãi Suất - Cung Cấp Kiến Thức Về Tài Chính, Forex, Chứng Khoán.

Giá Vàng

Vàng SJC
Bảo Tín Minh Châu
Vàng PNG
DOJI Giá vàng Phú
Quý Biểu đồ SJC

Liên hệ

  • Email: taichinh24h.com.vn@gmail.com
  • Website: https://taichinh24h.com.vn
    0
    Chúng tôi muốn được nghe bình luận góp ý của bạnx