Chứng khoán phái sinh là gì? Tổng hợp thông tin chi tiết nhất

Với sự phát triển không ngừng của thị trường chứng khoán Việt Nam trong những năm gần đây thì việc cho ra mắt thêm nhiều kênh đầu tư liên quan đến chứng khoán cơ sở là điều tất yếu ở bối cảnh hiện tại. Và chứng khoán phái sinh là một trong số đó, mặc dù chỉ mới ra mắt từ 2017 nhưng số lượng nhà đầu tư quan tâm đến thị trường này không ngừng tăng lên theo thời gian.

Vậy chứng khoán phái sinh là gì và nó có những ưu điểm nào so với chứng khoán cơ sở? Chúng ta hãy cùng nhau tìm hiểu nhé!

Chứng khoán phái sinh là gì?

Chứng khoán phái sinh (Derivative) là một hợp đồng tài chính mà giá trị của nó phụ thuộc vào sự thay đổi của giá hoặc biến động thống kê của chứng khoán cơ sở.

Thị trường chứng khoán phái sinh xuất hiện khá sớm ở trên thế giới. Nhưng tại Việt Nam nó còn chưa được phổ biến rộng rãi. Năm 2017 sản phẩm phái sinh đầu tiên được ra mắt. Sản phẩm đó chính là hợp đồng tương lai chỉ số VN30. Tức là sau 17 năm kể từ ngày giao dịch đầu tiên của thị trường chứng khoán Việt Nam thì Chứng khoán phái sinh mới được hình thành.

Chứng khoán phái sinh đang phát triển nhanh và mạnh
Chứng khoán phái sinh đang phát triển nhanh và mạnh

Với thời gian hoạt động còn khá ngắn so với các nước trên thế giới. Vì vậy, thị trường chứng khoán phái sinh còn khá mới so với các nhà đầu tư tại Việt Nam. Tuy nhiên, đến năm 2018 thì khối lượng giao dịch trung bình hàng ngày tăng gấp 7 lần so với năm 2017. Tính đến thời điểm hiện tại hiện tại thì mỗi ngày có khoảng 400.000 hợp đồng được giao dịch mỗi phiên.

Vậy chứng khoán phái sinh có những đặc điểm gì để thu hút nhà đầu tư đến vậy, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu tiếp nhé.

Xem thêm: 

Đặc điểm của chứng khoán phái sinh

Sau khi hiểu được phái sinh là hình thức chứng khoán như thế nào thì dưới đây là một số ưu và nhược điểm mà hình thức đầu tư này sẽ đem lại cho nhà đầu tư.

Ưu điểm

Có thời gian giao dịch là T+0

Nếu các giao dịch trong chứng khoán cơ sở thì phải đến T+3 bạn mới có thể bán được khối lượng cổ phiếu trước đó mà bạn đã mua thì với chứng khoán phái sinh các nhà đầu tư hoàn toàn có thể mua bán trong ngày (hay còn gọi là T+0)

Đây là thị trường 2 chiều

Nếu trong chứng khoán cơ sở thì bạn chỉ có thể có lợi nhuận khi mã chứng khoán của bạn nắm giữ tăng điểm, nhưng đối với chứng khoán phái sinh thì bạn cũng có thể kiếm lời ngay cả khi thị trường giảm điểm. Đây là một trong những ưu điểm và là lý do lớn nhất khiến các nhà đầu tư ngày càng quan tâm đến thị trường này nhiều hơn.

Chứng khoán phái sinh là thị trường 2 chiều
Chứng khoán phái sinh là thị trường 2 chiều

Lợi thế từ tỉ lệ đòn bẩy

Một trong những lợi thế lớn nữa của chứng khoán phái sinh là nhà đầu tư có thể dùng tỉ lệ đòn bẩy để mua hợp đồng. Tức là bạn chỉ cần bỏ ra một khoản tiền đặt cọc với tỷ lệ nhất định để giao dịch các hợp đồng có giá trị lớn gấp nhiều lần số tiền từ đòn bẩy đó.

Bên cạnh đó, việc sử dụng Ký quỹ trong giao dịch chứng khoán phái sinh không phải là khoản vay giữa nhà đầu tư và các công ty chứng khoán hiện hành, và tỉ lệ đòn bẩy có thể lên đến 1:8.

Vì vậy bạn sẽ không phải trả bất kỳ chi phí lãi vay nào. Tỷ lệ ký quỹ theo quy định là 13% giá trị hợp đồng (theo Trung tâm lưu ký chứng khoán (VSD)). Tuy nhiên các công ty chứng khoán thường quy định ở mức từ 15-20% để phòng ngừa rủi ro.

Nhược điểm

  • Chỉ phù hợp với các nhà đầu tư có nhiều thời gian: việc tham gia vào 1 thị trường T+0 sẽ yêu cầu các bạn phải có thời gian quan sát bảng điện tử liên tục để có thể mua bán trong ngày. Chính vì sự biến động nhanh chóng này sẽ yêu cầu 1 quỹ thời gian lớn từ các nhà đầu tư kết hợp với tính quyết đoán để đưa ra các giao dịch chính xác.
  • Rủi ro cao hơn chứng khoán cơ sở: Chính vì việc được phép sử dụng tỉ lệ đòn cao nên sẽ luôn đi kèm với sự biến động rất lớn của các Hợp đồng phái sinh. Và khi một thứ gì đó có sự biến động lớn sẽ đem đến rất nhiều rủi ro cho nhà đầu tư.

Phân loại chứng khoán phái sinh

Chứng khoán phái sinh sẽ được phân thành 04 loại chính sau đây.

Hợp đồng kỳ hạn (Forward contract): là hợp đồng ràng buộc pháp lý giữa hai bên về việc mua và bán một hợp đồng phái sinh, cụ thể là hợp đồng này giao tài sản gốc trong tương lai và giá được xác định tại thời điểm hiện tại.

Hợp đồng tương lai (Future): Là loại chứng khoán phái sinh xác nhận cam kết giữa các bên liên quan để thực hiện một trong các giao dịch sau:

  • Mua hoặc bán số lượng tài sản cơ sở nhất định theo mức giá đã được xác định vào ngày đã xác định trong tương lai.
  • Thanh toán khoản chênh lệch giữa giá trị tài sản cơ sở đã được xác định tại thời điểm giao kết hợp đồng và giá trị tài sản cơ sở vào ngày đã xác định trong tương lai.

Hợp đồng quyền chọn (Call/Put): Hợp đồng cho phép nhà đầu tư có quyền mua hoặc bán một tài sản cơ sở với mức giá đã xác định trước đó hoặc mức giá được xác định trong tương lai. Hình thức này giúp nhà đầu tư giảm thiểu tối đa thiệt hại cho bản thân khi giá cổ phiếu có rủi ro.

Hợp đồng hoán đổi: Hợp đồng hoán đổi là một thỏa thuận giữa hai bên về việc hoán đổi các dòng tiền phát sinh từ các công cụ tài chính trong tương lai. Hợp đồng sẽ quy định rõ 2 điều: một là thời điểm hoán đổi dòng tiền, hai là phương pháp tính toán cụ thể.

Hướng dẫn tham gia chứng khoán phái sinh

Dưới đây là 5 bước cụ thể để giúp một nhà đầu tư có thể tiến hành giao dịch được với thị trường chứng khoán phái sinh.

Các bước tham gia thị trường CTPS
Các bước tham gia thị trường CTPS

Bước 1. Mở tài khoản giao dịch chứng khoán phái sinh

Việc mở 1 tài khoản để giao dịch chứng khoán phái sinh sẽ được chia thành 02 trường hợp cụ thể dưới đây:

  • Trường hợp 1: nếu bạn đã có một tài khoản để giao dịch chứng khoán trước đó, việc bạn cần làm là liên hệ với Công ty chứng khoán mà bạn đang sử dụng để yêu cầu mở thêm tính năng giao dịch chứng khoán phái sinh.
  • Trường hợp 2: nếu bạn chưa có bất kì một tài khoản nào thì bạn phải tiến hành thành lập cho mình 1 tài khoản từ đầu để có thể tiến hành giao dịch. Các công ty chứng khoán hàng đầu trên thị trường hiện nay có thể kể đến như: SSI, VNDirect, HSC, VPS,….

Bước 2. Nộp tiền ký quỹ ban đầu

Cũng như các hình thức đầu tư khác, việc tiếp theo nếu bạn muốn giao dịch chứng khoán phái sinh đó là nộp tiền vào tài khoản. Đối với chứng khoán phái sinh thì khoản tiền này được gọi là phần tiền ký quỹ. Tùy vào các sàn thì mức ký quỹ sẽ do sàn đó quy định (thường sẽ rơi vào 16-18% giá trị mỗi hợp đồng).

Bước 3. Giao dịch phát sinh

Bước tiếp theo là chỉ việc tiến hành giao dịch nếu bạn đã nộp đủ phần tiền ký quỹ. Nhà đầu tiên có thể mở vị thế mua hoặc vị thế bán, tùy vào các phân tích kỹ thuật và tín hiệu của thị trường.

chứng khoán phái sinh

Bước 4. Thanh toán bù trừ

Sau quá trình giao dịch thì nhà đầu tư phải tiến hành thanh toán toàn bộ lãi lỗ phát sinh theo hợp đồng hàng ngày. 

Phần lãi lỗ này sẽ được tính toán dựa theo giá giao dịch đóng cửa của hợp đồng tương lai. Đối với các hợp đồng đến ngày đáo hạn, phần lãi lỗ sẽ được tính toán dựa trên giá trị đóng cửa của chỉ số tại ngày đáo hạn của hợp đồng tương lai đó. Sẽ có 02 trường hợp có thể xảy ra như sau:

  • Nếu lỗ ròng: Bạn sẽ phải thanh toán đầy đủ toàn bộ số lỗ phát sinh đó chậm nhất đến 9h sáng của phiên giao dịch hôm sau.
  • Nếu lãi ròng: Bạn sẽ nhận được đầy đủ số lãi phát sinh sau 11h sáng của phiên giao dịch hôm sau.

Bước 5. Theo dõi các tỷ lệ

Tỷ lệ ở đây sẽ là tỷ lệ tiền ký quỹ còn lại của bạn sau mỗi phiên giao dịch, sẽ có trường hợp xảy ra:

  • Nếu tài khoản của bạn có số dư ký quỹ dưới mức quy định của Công ty chứng khoán, bạn sẽ bị gọi ký quỹ (margin call) bởi công ty đó và bạn buộc phải bổ sung tiền vào tài khoản của mình.
  • Ngược lại, nếu giá trị tài sản ký quỹ vượt trên giá trị ký quỹ yêu cầu, bạn có thể rút bớt phần này và đây chính là lợi nhuận của bạn.

So sánh chứng khoán phái sinh và chứng khoán cơ sở

Dưới đây là những khác biệt lớn nhất giữa chứng khoán cơ sở và chứng khoán phái sinh:

Khía cạnh

Chứng khoán cơ sở

Chứng khoán phái sinh

Đối tượng sở hữu

Sở hữu cổ phiếu, trái phiếu

Không sở hữu bất kì cổ phiếu hay trái phiếu nào, mà phụ thuộc vào sự biến động của chứng khoán cơ sở

Số lượng niêm yết hoặc phát hành

Phụ thuộc vào mỗi công ty muốn phát hành cổ phiếu/trái phiếu hay không

Hoàn toàn phụ thuộc vào cung cầu của thị trường

Tỷ lệ đòn bẩy

1:1

1:8

Giời gian nắm giữ (giao dịch)

T+3

T+0

Kết luận

Như vậy, bên cạnh sự phát triển của chứng khoán cơ sở thì chứng khoán phái sinh cũng sẽ là một kênh đầu tư mà các nhà đầu tư nên cân nhắc trong thời gian sắp đến. Với nhiều ưu điểm vượt trội so với chứng khoán cơ sở, đặc biệt là bạn vẫn có thể kiếm lời ngay cả khi thị trường giảm điểm sẽ là một yếu tố thu hút nhiều nhà đầu tư quan tâm trong tương lai.

Hi vọng rằng qua bài viết này thì các bán sẽ có được cái nhìn tổng quát nhất về chứng khoán phái sinh để chuẩn bị cho mình những kiến thức cơ bản trước khi bước vào con đường thành công phía trước!

Thông tin được biên tập bởi: taichinh24h.com.vn

Theo dõi
Thông báo về
guest
0 Bình luận
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận

Tài Chính 24h cập nhật Giá vàng – Tỷ giá Ngoại tệ – Lãi suất – Cung cấp kiến thức về Tài chính, Forex, Chứng khoán. Với đội ngũ content có nhiều năm kinh nghiệm hy vọng sẽ mang lại cho bạn những bài viết chất lượng.

author nguyenbathanh 618859d3
Nguyễn Bá Thành
Chào mọi người, mình là Thành. Với 5 năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực ngân hàng và kiến thức về Tài chính, Crypto, Forex và Chứng khoán. Hy vọng sẽ mang lại cho bạn những thông tin hữu ích.
Chuyển đổi ngoại tệ
Ngoại tệ cần quy đổi
5/5 - (1 bình chọn)

Về chúng tôi

taichinh24h

Tài Chính 24h Cập Nhật Giá Vàng - Tỷ Giá Ngoại Tệ - Lãi Suất - Cung Cấp Kiến Thức Về Tài Chính, Forex, Chứng Khoán.

Giá Vàng

Vàng SJC
Bảo Tín Minh Châu
Vàng PNG
DOJI Giá vàng Phú
Quý Biểu đồ SJC

Liên hệ

  • Email: taichinh24h.com.vn@gmail.com
  • Website: https://taichinh24h.com.vn
    0
    Chúng tôi muốn được nghe bình luận góp ý của bạnx