Hoạt động kinh doanh luôn hướng đến mục đích là lợi nhuận. Lợi nhuận của các cá nhân, doanh nghiệp khi kinh doanh thể hiện ở sản phẩm bán ra, chi phí, tổng doanh thu,vv… Tuy nhiên, để xác định và tính toán 1 cách chính xác bạn cần xác định được Profit Margin hay còn gọi là biên lợi nhuận. Vậy Profit Margin có nghĩa là gì, cách tính ra sao thì mời bạn xem ngay bài viết mà Tài Chính 24H tổng hợp nhé!
Mục Lục
Profit Margin là gì?
Profit Margin có nghĩa là biên lợi nhuận. Thể hiện mức độ chênh lệch giữa doanh thu và lợi nhuận. Nếu tính được chỉ số này, bạn có thể theo dõi chính xác sự phát triển, tăng trưởng của doanh nghiệp mình trong quá trình hoạt động và ngược lại.
Ngoài ra, cũng nên nêu rõ về khái niệm doanh thu và lợi nhuận là gì để bạn có thể hiểu đúng hơn về khái niệm này tránh gây nhầm lẫn.
- Doanh thu là số tiền mà doanh nghiệp thu được trong suốt quá trình kinh doanh, buôn bán. Doanh thu càng cao thì chứng tỏ doanh nghiệp đó có quy mô phát triển lớn và tiềm năng.
- Lợi nhuận của một doanh nghiệp được tính bằng tổng doanh thu trừ đi tổng chi phí. Là tài sản ròng mà doanh nghiệp thu về được sau mỗi quý. Lợi nhuận là một phần không thể thiếu trong doanh thu.
Tìm hiểu biên lợi nhuận là gì?
Xem thêm:
- Quản lý chuỗi cung ứng là gì?
- Quản lí tài sản là gì? Hiểu như thế nào?
Profit Margin có vai trò gì trong kinh doanh?
Thông qua khái niệm Profit Margin là gì đã được chúng tôi giải đáp ở trên bạn cũng đã có thể phần nào hiểu về biên lợi nhuận. Nói về Profit Margin có vai trò như thế nào trong kinh doanh thì có thể đề cập đến:
- Profit Margin – giá trị của biên độ lợi nhuận cao thể hiện sự phát triển về doanh nghiệp đang rất tốt. Các chủ doanh nghiệp cũng có thể dựa vào chỉ số này để đàm phán các chi phí về nguyên vật liệu dễ dàng hơn.
- Khi tính tỷ lệ lợi nhuận gộp biên cho từng sản phẩm nó cũng sẽ giúp ích chi việc đóng góp vào hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Tỷ suất sẽ được thể hiện tương tự như tỷ suất biên.
Các loại biên lợi nhuận Profit Margin
Biên lợi nhuận ròng
Biên lợi nhuận ròng sẽ được tính toán dựa trên khả năng sinh ra dòng tiền cho toàn bộ doanh nghiệp. Kết quả của chỉ số biên lợi nhuận ròng càng cao tương ứng lợi nhuận ròng thu về càng lớn.
Vì thế, việc tăng cường phát triển biên lợi nhuận ròng luôn được các doanh nghiệp quan tâm hàng đầu. Để duy trì và giữ vững mục tiêu doanh nghiệp nên kiểm soát các yếu tố như lương cho nhân viên, chi phí hàng hóa hoặc phát sinh,vv…
Biên lợi nhuận hoạt động
Biên lợi nhuận hoạt động là hình thức được sử dụng trong các trường hợp phải đi vay tiền và đóng thuế để giải quyết cho các khoản thu nhập của doanh nghiệp. Thông qua biên lợi nhuận này doanh nghiệp có thể đánh giá được hiệu suất quản lý và tình hình hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.
Cách tính biên lợi nhuận hoạt động bằng cách: EBIT (Lợi nhuận trước thuế)/ Doanh thu.
Các loại biên lợi nhuận Profit Margin
Biên lợi nhuận gộp
Biên lợi nhuận gộp cũng gần giống như biên lợi nhuận ròng. Riêng về biên lợi nhuận gộp, nó chỉ áp dụng cho một mặt hàng, sản phẩm cố định. Khi tính biên độ lợi nhuận gộp, doanh nghiệp có thể đánh giá được chi phí và lợi nhuận mà sản phẩm đó mang lại.
Thông qua việc đánh giá, doanh nghiệp có thể tự đề ra số liệu khi đi thỏa thuận với các đơn vị cung cấp dịch vụ sản xuất. Ngoài ra, còn giúp thúc đẩy gia tăng biên lợi nhuận ròng.
Cách tính Profit Margin đơn giản
Công thức tính biên lợi nhuận gộp
Biên lợi nhuận gộp sẽ được áp dụng cho một sản phẩm cụ thể, cách tính như sau:
(Về doanh thu và chi phí nguyên vật liệu đã được trừ chi phí thuế)
Biên lợi nhuận gộp = Doanh thu – Chi phí nguyên vật liệu
Lợi nhuận gộp cận biên = (Lợi nhuận gộp / Doanh thu bán hàng) x 100%
Công thức tính biên lợi nhuận ròng
Công thức để áp dụng khi tính biên lợi nhuận ròng như sau:
Hệ số biên lợi nhuận ròng = Lợi nhuận sau thuế / Doanh thu
Những lưu ý doanh nghiệp cần nắm về Profit Margin
Như vậy, biên lợi nhuận chỉ có thể đánh giá được mức độ sinh lời của doanh nghiệp khi hoàn thành một sản phẩm. Chứ không thể đánh giá được lợi nhuận toàn bộ của doanh nghiệp. Nên khi mà sản phẩm tạo ra nếu làm giảm đi lợi nhuận chung của doanh nghiệp thì đồng nghĩa với sản phẩm đó không mang lại hiệu quả trong kinh doanh.
Ngoài ra, sản phẩm tạo ra cũng sẽ bị ảnh hưởng từ doanh nghiệp bởi các yếu tố chi phí như: Nhân công, nguyên vật liệu, thuế, lãi vay phát sinh,vv…
Tổng kết
Tài Chính 24H đã giúp bạn hiểu rõ hơn về khái niệm Profit Margin là gì ở bài viết trên. Cũng như vai trò của nó ra sao, cách tính tỷ suất biên lợi nhuận ở các doanh nghiệp. Chúng tôi hy vọng đây sẽ là những thông tin hữu ích giải đáp kịp thời những thắc mắc của bạn trong việc tìm hiểu lĩnh vực này. Chúc các bạn thành công!