Lãi gộp là một trong những thuật ngữ được sử dụng rất nhiều trong các giao dịch kinh doanh. Vậy, lãi gộp là gì? Làm thế nào để tính lãi gộp một cách chính xác nhất? Câu trả lời chi tiết sẽ có ngay trong bài viết dưới đây của Tài Chính 24H, mời các bạn cùng tham khảo nhé!
Mục Lục
Lãi gộp là gì?
Lãi gộp là thuật ngữ thường được sử dụng trong kinh doanh. Lãi gộp hay còn được gọi là lãi ròng. Vậy, lãi gộp là gì? Lãi gộp là số tiền lãi thực tế doanh nghiệp thu được trừ đi chi phí kinh doanh. Hay hiểu theo cách đơn giản, lãi gộp là sự chênh lệch giữa doanh thu và chi phí bỏ ra để kinh doanh sản xuất.
Đối với doanh nghiệp trực tiếp hoạt động sản xuất hàng hoá, lãi gộp là khoản chênh lệch giữa doanh thu của doanh nghiệp trừ đi chi phí sản xuất hàng hoá. Còn đối với các doanh nghiệp nhập hàng hoá từ các nơi khác về bán, lãi gộp là khoản chênh lệch giữa doanh thu thuần và số tiền doanh nghiệp đã bỏ ra nhập hàng.
Có thể bạn quan tâm:
- Lãi kép là gì? Công thức tính lãi kép khi gửi tiết kiệm
- Lãi nhập gốc là gì ? Phương thức tính lãi nhập gốc mới 2020
Ý nghĩa của lãi gộp trong kinh doanh
Hiểu được lãi gộp là gì, chắc chắn rất nhiều bạn thắc mắc, lãi gộp liệu có phải là yếu tố tiên quyết đến hiệu quả sản xuất của công ty hay không? Có nên dựa vào lãi gộp để đánh giá và đầu tư vào doanh nghiệp? Chắc chắn rồi, lãi gộp có ý nghĩa rất quan trọng trong các hoạt động sinh lời của công ty.
Bên cạnh đó, việc thường xuyên theo dõi lãi gộp giúp các doanh nghiệp chủ động và dễ dàng nhận định được hướng đi của mình có đúng không, cần phát huy những gì và khắc phục những hạn chế nào?
- Lãi gộp ở mức âm ( – ) : Cho biết doanh nghiệp của bạn đang phải bù lỗ, có dấu hiệu đi xuống và làm việc không hiệu quả, cần nhanh chóng tìm ra nguyên nhân và khắc phục.
- Lãi gộp ở mức dương ( + ) : Thể hiện doanh nghiệp đang làm ăn rất tốt, có lời và phát triển, cần tiếp tục phát huy để gia tăng lợi nhuận hoặc mở rộng thị trường.
Công thức tính lãi gộp chính xác nhất
Công thức tính lãi gộp chính xác nhất được xác định như sau:
Lãi gộp = Doanh thu – Giá vốn hàng hóa
Nếu trong trường hợp doanh nghiệp nhập hàng hoá, doanh thu thuần thay cho doanh thu thì ta có công thức áp dụng dưới đây:
Hệ số biên lợi nhuận gộp (%) = lợi nhuận gộp/doanh thu thuần
Một số trường hợp nhất định, lãi gộp chính là doanh thu thuần trừ đi chi phí hàng hoá. Tuy nhiên, trong kết quả hoạt động kinh doanh, lợi nhuận gộp được xác định là doanh thu thuần và chi phí, khi đó, lợi nhuận gộp và lãi gộp là một.
Có thể bạn quan tâm: Lãi suất chiết khấu là gì ? Tác động của lãi suất chiết khấu ra sao ?
Các trường hợp kinh doanh phí thấp lãi gộp cao
Một số doanh nghiệp phát triển ổn định thường có mức lãi gộp cao hay thấp sẽ phụ thuộc vào quy luật kinh doanh hay khả năng tính toán của doanh nghiệp đó. Mặc dù vậy, nắm rõ quy luật lãi gộp là gì, có rất nhiều doanh nghiệp bỏ ra một số vốn rất thấp nhưng lãi gộp khác cao.
Cụ thể như một số trường hợp sau:
- Bán đồ ăn sáng tiện lợi, giao hàng tận nơi: Chi phí bỏ ra để bán những đồ này rất rẻ nhưng chia nhỏ ra bán cho nhiều khách hàng sẽ đem lại hiệu quả cũng như lợi nhuận cao, giao hàng tận nơi cũng là hình thức kinh doanh mang lại lợi nhuận cao.
- Kinh doanh rau sạch và hoa quả online: Bạn sẽ tiết kiệm được một khoản chi phí thuê mặt bằng, thu mua rau với giá rẻ từ người nông dân trồng rau sạch và bán online, giao hàng tận nhà.
- Bán đồ uống mang đi cũng là một trong những mô hình kinh doanh bỏ vốn thấp nhưng lợi nhuận mang về tương đối cao.
- Bán quần áo, đồ gia dụng online cũng cho lãi gộp cao.
- Ngoài ra, các cửa hàng bán cây cảnh mini, chim cảnh,… cũng nhận được mức lãi gộp cao.
Bài viết trên đây đã chia sẻ với các bạn toàn bộ thông tin giải đáp cho câu hỏi lãi gộp là gì cũng như công thức tính lãi gộp chính xác nhất. Hy vọng các bạn đã có những thông tin cần thiết và biết cách tính lãi gộp dễ dàng nhất!