Để có thể giao dịch trên thị trường chứng khoán một cách hiệu quả nhất, các nhà đầu tư không chỉ cần phải nắm vững các phương pháp phân tích kỹ thuật, mà còn phải hiểu rõ các thuật ngữ được sử dụng trong giao dịch chứng khoán. Trong đó có rất nhiều người thắc mắc giá khớp lệnh là gì? Cách khớp lệnh được thực hiện như thế nào?
Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé.
Mục Lục
Khớp lệnh là gì?
Xem thêm:
- Mô hình chữ nhật là gì?
- Mô hình giá Lá cờ (Flag) là gì?
Nguyên tắc khớp lệnh
Nguyên tắc khớp lệnh là cơ sở cho việc thực hiện phương thức khớp lệnh ở các Sở giao dịch chứng khoán. Các nguyên tắc khớp lệnh chủ yếu bao gồm ưu tiên về giá, ưu tiên về thời gian, ưu tiên khách hàng và ưu tiên khối lượng.
Phần lớn các giao dịch ở Sở giao dịch chứng khoán được thực hiện theo phương thức khớp lệnh. Việc thực hiện phương thức khớp lệnh ở các Sở giao dịch chứng khoán thường được thực hiện theo các nguyên tắc chủ yếu sau:
(1) Nguyên tắc ưu tiên về giá: Lệnh nào có giá tốt hơn sẽ được ưu tiên thực hiện trước. Điều đó có nghĩa là:
- Lệnh mua có mức giá cao hơn được ưu tiên thực hiện trước.
- Lệnh bán có mức giá thấp hơn được ưu tiên thực hiện trước.
(2) Nguyên tắc ưu tiên về thời gian: Nếu các lệnh giao dịch có cùng mức giá thì lệnh giao dịch nhập trước vào hệ thống giao dịch sẽ được ưu tiên thực hiện trước.
(3) Nguyên tắc ưu tiên khách hàng: Nếu các lệnh giao dịch có cùng mức giá và có cùng thời gian nhập lệnh thì lệnh của khách hàng sẽ được ưu tiên thực hiện trước lệnh giao dịch có tính chất tự doanh của công ty chứng khoán.
(4) Nguyên tắc ưu tiên khối lượng: Nếu các lệnh giao dịch đều là của khách hàng hoặc đều là lệnh tự doanh có cùng mức giá và cùng thời gian thì lệnh nào có khối lượng lớn hơn sẽ được ưu tiên thực hiện trước.
Các loại khớp lệnh chứng khoán
Có nhiều loại khớp lệnh trong thị trường chứng khoán, bao gồm:
- Khớp lệnh định kỳ
- Khớp lệnh liên tục
- Lệnh giới hạn (LO)
- Đặt lệnh ATO
- Lệnh ATC
- Lệnh thị trường (MP)
Khớp lệnh định kỳ
Định nghĩa
Khớp lệnh định kỳ là phương thức giao dịch sẽ được thực hiện dựa trên cơ sở khớp các lệnh mua, lệnh bán chứng khoán tại một thời điểm xác định, nhằm tìm ra mức giá mà khối lượng giao dịch lớn nhất.
Thực hiện Lệnh Định kỳ thường được các sàn giao dịch chứng khoán sử dụng để xác định giá mở và đóng cửa, bao gồm Lệnh giới hạn (LO) và Lệnh ATO / ATC.
Ví dụ về khớp lệnh định kỳ
Trong sổ lệnh đối với 1 mã cổ phiếu của phiên khớp lệnh định kỳ có thông tin như sau:
- Có 8 nhà đầu tư A, B, C, D, E, F, G, H đặt lệnh mua/ bán giới hạn theo khối lượng và giá (có thông tin tại hình ảnh)
- 2 NĐT đặt lệnh ATO: J đặt bán khối lượng 3000cp và I đặt mua khối lượng 2000cp
- Trong đó nhà đầu tư F đặt bán vào lúc 8h15, nhà đầu tư G bán 4000cp lúc 8h20
- Giá tham chiếu của cổ phiếu đó ngày hôm nay là 100.000đ/cp => Theo nguyên tắc ưu tiên cho người đặt mua giá cao và ưu tiên cho người chào bán giá thấp sẽ có cột cộng dồn khối lượng
Trong cột mua sẽ có 2000 cp của I và cột bán sẽ có 3000 cp của J ưu tiên cộng vào trước tiên.
Theo nguyên tắc khớp lệnh:
- Ưu tiên lệnh ATO trước thì nhà đầu từ I và J được ưu tiên thực hiện trước
- Theo ưu tiên về giá: Thì nhà đầu tư A,B,C được ưu tiên thực hiện lệnh mua bởi họ đặt ở mức giá cao còn H, F,G được ưu tiên bán trước vì đặt bán ở giá mức thấp nhất.
- Theo ưu tiên về thời gian thì chọn nhà đầu tư F bởi đặt trước NĐT G 5p.
Khớp lệnh liên tục
Định nghĩa
Khớp lệnh liên tục là phương thức giao dịch được thực hiện dựa trên việc so khớp lện mua và lệnh bán tại thời điểm lệnh được nhập vào hệ thống. Là phương thức gia dịch ngay lập tức nghĩa là giá cả được xác định liên tục, không phải đưa lệnh vào sau đó chờ đến một thời điểm nhất định nào đó hệ thống giao dịch mới khớp lệnh.
Ví dụ về khớp lệnh liên tục
Khối lượng mua |
Giá mua |
Khối lượng bán |
Giá bán |
1000 (A) |
80 |
78 |
2000 (C) |
1000 (B) |
81 |
|
|
- Nếu lệnh C được nhập vào trước sau đó đến lệnh B và lệnh A thì chỉ có 1 mức giá khớp 78.000đ với khối lượng khớp 2.000 cổ phiếu.
- Nếu trình tự các lệnh nhập vào hệ thống là A, B, C thì giá khớp sẽ là 80.000đ cho lệnh A, C và 81.000đ cho lệnh B, C với khối lượng khớp 1.000 cổ phiếu tại mỗi mức giá.
- Nếu trình tự các lệnh nhập vào hệ thống là A, C, B thì giá khớp sẽ là 80.000đ cho lệnh A, C và 78.000đ cho lệnh B, C với khối lượng là 1.000 cổ phiếu tại mỗi mức giá.
- Nếu trình tự các lệnh nhập vào hệ thống là B, C, A thì giá khớp sẽ là 81.000đ cho lệnh B, C và 78.000đ cho lệnh A, C với khối lượng là 1.000 cổ phiếu tại mỗi mức giá.
Lệnh giới hạn (LO)
LO (Lệnh giới hạn) là lệnh mua hoặc bán chứng khoán ở một mức giá xác định hoặc tốt hơn. Lệnh LO sẽ có hiệu lực kể từ khi lệnh được nhập trên hệ thống giao dịch cho đến khi kết thúc ngày giao dịch đó hoặc cho đến khi lệnh bị hủy.
Lệnh LO được áp dụng cho các cổ phiếu niêm yết trên 3 sàn là HNX, UPCOM, HOSE và cũng có thể sử dụng trong các phiên giao dịch khác. Hiệu lực của lệnh LO được tính từ khi lệnh được nhập vào hệ thống giao dịch cho đến khi lệnh bị hủy (hoặc khi hết thời hạn giao dịch).
Đặt lệnh ATO
Lệnh ATO (lệnh giao dịch tại mức giá khớp lệnh xác định giá mở cửa) là lệnh đặt mua hoặc đặt bán chứng khoán tại mức giá mở cửa. Lệnh ATO được ưu tiên trước lệnh giới hạn trong khi so khớp lệnh.
Lệnh ATO được nhập vào hệ thống giao dịch trong thời gian khớp lệnh định kỳ (hiện tại thời gian khớp lệnh định kỳ xác định giá mở cửa là 8h30-9h) xác định giá mở cửa. Lệnh này sẽ tự động bị hủy bỏ sau thời điểm xác định giá mở cửa đối với lệnh không được thực hiện hoặc phần lệnh còn lại chưa được thực hiện.
Nhà đầu tư lưu ý, khi đặt lệnh ATO trên các phiếu lệnh tại công ty chứng khoán, không cần ghi giá cụ thể mà ghi ATO.
Lệnh ATC
Lệnh ATC (lệnh giao dịch tại mức giá khớp lệnh xác định giá đóng cửa) là lệnh đặt mua hoặc đặt bán chứng khoán tại mức giá đóng cửa. Lệnh ATC được ưu tiên trước lệnh giới hạn trong khi so khớp lệnh.
Lệnh ATC được nhập vào hệ thống giao dịch trong thời gian khớp lệnh định kỳ để xác định giá đóng cửa (10h15-10h30). Lệnh ATC sẽ tự động bị hủy bỏ sau thời điểm xác định giá đóng cửa đối với lệnh không được thực hiện hoặc phần lệnh còn lại chưa được thực hiện.
Lệnh thị trường (MP)
Lệnh thị trường (MP) là lệnh mua bán chứng khoán theo giá tốt nhất trên thị trường. Điều này có nghĩa là lệnh mua chứng khoán ở mức giá thấp nhất, hoặc bán ra với giá cao nhất trên thị trường.
Lệnh MP có thể khớp lệnh gộp nhiều bước giá với nhau. Nếu như sau khi khớp lệnh tại mức giá tốt nhất vẫn còn khối lượng chưa khớp hết thì lệnh sẽ tiếp tục khớp lên mức giá tốt nhất tiếp theo cho đến khi khớp hết khối lượng đặt của bạn. Trường hợp giá khớp cuối cùng là giá trần thì lệnh thị trường mua hoặc giá sàn đối thì lệnh thị trường sẽ được chuyển thành lệnh giới hạn mua tại giá trần hoặc chuyển thành lệnh giới hạn tại giá sàn.
Lệnh thị trường sẽ được tự động hủy nếu không có lệnh giới hạn đối ứng tại thời điểm nhập lệnh vào hệ thống giao dịch.
Cách khớp lệnh chứng khoán
Trong mỗi phiên giao dịch, giá giao dịch của từng loại chứng khoán được hình thành sau khi khớp lệnh được nhập vào hệ thống theo thứ tự nguyên tắc ưu tiên sau:
- Ưu tiên giá: Lệnh MUA với giá cao hơn sẽ được thực hiện trước. Lệnh BÁN với giá THẤP hơn sẽ được thực hiện trước.
- Ưu tiên về thời gian: Trường hợp lệnh mua và lệnh bán có cùng mức giá thì lệnh được nhập trước vào hệ thống giao dịch được ưu tiên thực hiện.
- Ưu tiên khối lượng: Nếu cả giá và thời gian đều như nhau, đơn hàng có khối lượng lớn hơn sẽ được ưu tiên thực hiện trước.
Giá giao dịch được xác định theo các nguyên tắc sau:
- Là giá mà khối lượng giao dịch lớn nhất có thể được thực hiện.
- Nếu có nhiều mức giá thỏa mãn khối lượng giao dịch lớn nhất, hãy chọn giá gần với giá tham chiếu.
- Nếu vẫn còn nhiều giá thỏa mãn hai quy tắc trên thì giá cao nhất sẽ được chọn.
Kết luận
Trên đây là những kiến thức liên quan đến khớp lệnh. Hy vọng các nhà đầu tư có thể hiểu rõ khớp lệnh trong chứng khoán là gì và các cách khớp lệnh được thực hiện. Từ đó có thể giúp các nhà đầu tư đưa ra các quyết định phù hợp hơn đối với xu hướng thay đổi của thị trường.
Thông tin được biên tập bởi: taichinh24h.com.vn