Để đánh giá được khả năng sinh lời và tính khả thi của một dự án thì các nhà đầu tư thường dựa vào chỉ số IRR. Vậy IRR là gì? Nó có ưu và nhược điểm như thế nào? Cách tính ra sao? Tất cả sẽ được Tài Chính 24H giải đáp ngay trong bài viết sau đây.
Mục Lục
IRR là gì?
IRR (Internal Rate Of Return) có nghĩa là tỷ suất hoàn vốn nội bộ. Hay nói cách khác thì IRR chính là tỷ lệ lợi nhuận của doanh nghiệp, chỉ số này được sử dụng để doanh nghiệp có thể đánh giá được hiệu quả đầu tư và dự toán được ngân sách đầu tư.
Bên cạnh đó, người ta còn dựa vào tỷ lệ IRR để có thể phân tích tình hình tài chính và ước tính được khả năng sinh lời của các khoản đầu tư.
Hay nói cách khác nó là tỷ suất lợi nhuận kép hàng năm dự kiến sẽ đạt được trên một khoản đầu tư. Tỷ suất này sẽ được tính toán không dựa vào các yếu tố như lạm phát hay chi phí vốn. Bởi vậy nên tỷ suất này được gọi là nội bộ. Bạn cũng có thể coi đây là tỷ lệ lãi tối thiểu mà công ty sẽ phải đạt được để hòa vốn khi đầu tư vào dự án mới.
Ví dụ: Một khoản đầu tư có tỷ suất hoàn vốn nội bộ IRR là 12% thì có nghĩa là khoản đầu tư này sẽ tạo ra được tỷ suất lợi nhuận hàng năm là 12% trong suất quá trình đầu tư.
Xem thêm:
- Joint venture là gì? Ưu nhược điểm của hình thức liên doanh
- Lí thuyết trật tự phân hạng là gì? Nội dung ra sao?
Vai trò của chỉ số IRR trong kinh doanh
Trong kinh doanh, nhìn vào chỉ số IRR người ta có thể đánh giá được mức độ thành công và tính khả thi của dự án:
- Nếu như dự án có chỉ số IRR cao thì sẽ có tính khả thi hơn.
- Đối với những dự án có IRR không cao thì nên chọn dự án có IRR cao nhất để thực hiện.
IRR có ý nghĩa như thế nào?
IRR là một công cụ số liệu rất quan trọng để doanh nghiệp có thể tính toán được khoản lợi nhuận sẽ sinh ra khi bỏ tiền ra để đầu tư vào một dự án. Từ đó giúp cho doanh nghiệp đánh giá được hiệu quả đạt được khi đầu tư vào một dự án và đưa ra quyết định nên tập trung đầu tư vào một dự án lớn hay chia nhỏ dự án thực hiện.
- Nếu như chỉ số IRR lớn hơn hoặc bằng vốn thì chứng tỏ dự án có thể sinh lời.
- Nếu IRR nhỏ hơn vốn thì dự án có thể sẽ bị lỗ.
- Doanh nghiệp nào có nhiều dự án thì sẽ tiến hành dự án có chỉ số IRR từ cao đến thấp.
Ưu điểm và nhược điểm của chỉ số IRR
Sau khi đã tìm hiểu về IRR và ý nghĩa IRR là gì thì cùng Tài Chính 24H tìm hiểu xem chỉ số này có những ưu và nhược điểm như thế nào nhé.
Ưu điểm của chỉ số IRR
- Cách tính toán chỉ số IRR khá đơn giản, tính theo tỷ lệ phần trăm và không phụ thuộc vào vốn. Nhờ đó mà các doanh nghiệp có thể dễ dàng đánh giá, so sánh và đối chiếu các dự án để đưa ra quyết định nên đầu tư vào dự án nào thì hiệu quả và khả quan hơn.
- IRR có ý nghĩa để xem được mức lãi suất tối đa mà nhà đầu tư có thể đạt được khi đầu tư vào dự án. Nhờ đó mà các nhà đầu tư sẽ tính toán và đưa ra những chiến lược kinh doanh để đạt mức lợi nhuận tốt nhất.
- IRR cho biết được khả năng sinh lời của dự án mà không phụ thuộc vào vốn, từ đó giúp cho các nhà đầu tư có thể đánh giá được các cơ hội đầu tư.
- IRR cho biết lãi suất cao nhất có thể đạt được nên nó là sự gợi ý lựa chọn lãi suất cho dự án.
Nhược điểm của chỉ số IRR
- Để ánh giá chuẩn được IRR thì phải dành ra một khoảng thời gian khá dài, nhiều khi người ta phải giả định số liệu để tính toán. Bởi vậy đôi khi chỉ số này sẽ không thực sự chính xác khiến cho các nhà đầu tư có thể bỏ lỡ những nguồn sinh lợi lớn hơn.
- Chỉ số IRR không phải lúc nào cũng tối ưu với các dự án, nhất là những dự án có nguồn vốn không ổn định và lấy từ nhiều nguồn có tỷ lệ chiết khấu khác nhau.
- IRR tính toán dựa vào giá trị hiện tại thuần (NPV), do đó nếu NPV không ổn định hay được thêm vào nhiều lần thì dẫn đến IRR cũng bị sai số.
Có thể bạn quan tâm: Kinh tế vĩ mô là gì? Khác Kinh tế vi mô ra sao?
Cách tính IRR
Trước khi đi vào tìm hiểu cách tính IRR của dự án thì chúng ta sẽ tìm hiểu sơ qua về NPV. Bởi chỉ số IRR được tính toán phụ thuộc rất nhiều vào NPV (Net Present Value) – giá trị hiện tại thuần.
NPV sinh ra để lập số vốn và kế hoạch đầu tư chi tiết trong tương lai, từ đó tránh được những rủi ro và tìm kiếm được con đường cho lợi nhuận cao nhất. IRR chính là giá trị chiết khấu khiến cho NPV và mọi dòng tiền đều đặn khác của dự án đầu tư sẽ trở về con số 0. Nói cách IRR sẽ là giá trị của phương trình khi NPV = 0.
Do đó, ta có công thức tính IRR như sau:
Trong đó:
- t: thời gian tính dòng tiền
- n: tổng thời gian thực hiện dự án
- r: tỷ lệ chiết khấu
- Ct: dòng tiền thuần tại thời gian t
- C0: chi phí ban đầu để thực hiện dự án
Dựa vào công thức tính IRR bằng tay, ta có thể thấy rằng khi tỷ suất hoàn vốn nội bộ càng cao thì có nghĩa là dự án đầu tư càng mong muốn được thực hiện. IRR là thống nhất đối với các khoản đầu tư thuộc nhiều loại khác nhau.
Tóm lại, khi lựa chọn dự án đầu tư thì nhà đầu tư nên chọn dự án nào có IRR cao nhất. Tuy nhiên cũng cần so sánh với những yếu tố khác để đánh giá chính xác hơn.
Lưu ý: Do bản chất của công thức thì chỉ số IRR không hề dễ dàng khi tính toán. Cách duy nhất để tính IRR bằng tay là thông qua phép thử và sai. Bởi bạn đang cố gắng đạt đến bất kỳ tỷ lệ nào làm cho NPV bằng không. Hay nói đơn giản hơn chỉ số IRR nào sẽ khiến cho NPV của một dự án là 0 đồng?
Ngoài ra, bạn cũng sử dụng cách tính NPV và IRR bằng excel với phần mềm được lập trình để tính IRR.
Một số hạn chế của chỉ số IRR
Hạn chế lớn nhất của chỉ số IRR đó là không đo lường và đánh giá được quy mô tuyệt đối của lợi tức hoặc khoản đầu tư. Nghĩa là có thể nhà đầu tư sẽ ưu tiên những khoản đầu tư nhỏ hơn là những khoản đầu tư lớn. Từ đó dẫn đến có thể sẽ bỏ lỡ những khoản đầu tư, những dự án có lợi nhuận tốt hơn.
Ví dụ: Có 2 dự án: Dự án A có khoản đầu tư là 10 tỷ và thu về 30 tỷ và dự án B có khoản đầu tư là 10.000 tỷ thu về 20.000 tỷ. Dự án A có IRR lớn hơn B, tuy nhiên xét về mặt giá trị thì dự án B sẽ có tác động tích cực hơn dự án A.
Tổng kết
Như vậy trên đây Tài Chính 24H đã giải đáp đến các bạn tất cả những thông tin quan trọng liên quan đến chỉ số IRR. Nếu như bạn đang đứng trước các dự án đầu tư và chưa biết nên chọn phương án nào thì có lẽ nên chọn dự án có IRR cao nhất. Đừng quên theo dõi chúng tôi để có thêm nhiều thông tin tài chính hữu ích khác.