Dữ liệu đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc nghiên cứu các hiện tượng kinh tế và xã hội. Dữ liệu được chia làm 2 loại cơ bản nhất là dữ liệu sơ cấp và dữ liệu thứ cấp. Vậy Primary data là gì? Sự khác nhau giữa dữ liệu sơ cấp và dữ liệu thứ cấp như thế nào?
Cùng tìm hiểu qua nội dung bài viết!
Mục Lục
Dữ liệu sơ cấp (Primary data) là gì?
Primary data dịch sang tiếng Việt là dữ liệu sơ cấp. Đây là những dữ liệu chưa có sẵn, được thu thập lần đầu và do chính người nghiên cứu thu thập. Trong thực tế, khi dữ liệu thứ cấp không thể đáp ứng được yêu cầu nghiên cứu, hoặc không tìm ra được dữ liệu thứ cấp phù hợp thì những nhà nghiên cứu sẽ phải tiến hành các cuộc điều tra, thu thập các dữ liệu sơ cấp.
Những thông tin dữ liệu cần thu thập thường bao gồm: thông tin về hiện trạng sử dụng sản phẩm của khách hàng, những kỳ vọng của họ với sản phẩm trong tương lai, sự đánh giá của họ về các thuộc tính của sản phẩm cùng các dịch vụ đi kèm, …
Các dữ liệu sơ cấp có vai trò giải quyết cấp bách và kịp thời các vấn đề đặt ra. Dữ liệu sơ cấp là do trực tiếp thu thập thế nên độ chính xác sẽ cao hơn. Tuy nhiên, dữ liệu sơ cấp cũng cần phải qua quá trình nghiên cứu thực tế mới có được, do vậy việc thu thập dữ liệu sơ cấp thường tốn rất nhiều thời gian và chi phí.
Xem thêm:
- Độ lệch chuẩn là gì? Công thức tính ra sao?
- Phân kỳ là gì? 3 dạng phân kỳ phổ biến nhất
Dữ liệu thứ cấp (Secondary data) là gì?
Dữ liệu thứ cấp dịch sang tiếng Anh là Secondary data. Dữ liệu thứ cấp bao gồm tất cả những dữ liệu đã có sẵn, không phải do tự mình thu thập, đã công bố nên sẽ dễ thu thập, ít tốn thời gian và tiền bạc trong quá trình thu thập. Tuy nhiên, đây là loại tài liệu quan trọng trong việc nghiên cứu tiếp thị cũng như những ngành khoa học xã hội khác.
Dữ liệu thứ cấp được thu thập do một mục đích nào đó, đã có sẵn ở đâu đó có thể là từ: kho dữ liệu của công ty hay tổ chức, kho dữ liệu của cơ quan nhà nước, Internet, báo, đài, tạp chí,… và hoàn toàn có thể được sử dụng cho cuộc nghiên cứu này.
Phân loại primary data
Về bản chất, dữ liệu sơ cấp có thể chia thành hai loại chính đó là: dữ liệu định tính và dữ liệu định lượng.
- Dữ liệu sơ cấp định tính thường đề cập đến những dữ liệu cung cấp đầy đủ thông tin chi tiết và các hiểu biết về một vấn đề cụ thể. Nó có thể được tính gần đúng nhưng cũng không thể tính được. Do đó, nhà nghiên cứu cần phải có kiến thức đầy đủ về các loại đặc trưng, trước khi tiến hành thu thập dữ liệu.
- Dữ liệu sơ cấp định lượng là một dữ liệu liên quan đến số lượng hoặc những con số. Nó đề cập đến nguồn dữ liệu tính toán các giá trị và số lượng. Trong báo cáo thống kê, hầu hết các bản phân tích được thực hiện bằng cách sử dụng loại dữ liệu này.
Sự khác biệt về 2 loại dữ liệu sơ cấp này được được xem xét theo những khía cạnh cụ thể như sau:
Tiêu thức |
Dữ liệu định tính |
Dữ liệu định lượng |
Mục tiêu |
Có được nhờ sự hiểu biết chung và nghiên cứu khám phá. |
Lượng hóa dữ liệu và suy rộng kết quả trong quá trình điều tra cho tổng thể. |
Mẫu |
Số lượng nhỏ và không đại diện |
Số lượng mẫu nghiên cứu lớn và mang tính đại diện |
Thu thập dữ liệu |
Nhà nghiên cứu đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc tiến hành thu thập dữ liệu tại hiện trường. |
Bảng hỏi luôn mang tính cấu trúc và chi tiết. |
Phân tích dữ liệu |
Không mang tính chất thống kê dữ liệu. |
Mang tính chất thống kê |
Phân biệt dữ liệu sơ cấp và dữ liệu thứ cấp
Mặc dù cùng là dữ liệu để cung cấp thông tin phục vụ cho quá trình nghiên cứu nhưng dữ liệu sơ cấp và dữ liệu thứ cấp cũng có những điểm biệt rất cụ thể.
Có thể bạn quan tâm:
- Năng lực cốt lõi là gì? Tiêu chí xác định
- Mining City là gì? Sự thật về Mining City lừa đảo người chơi hay không?
Để phân biệt rõ dữ liệu sơ cấp và dữ liệu thứ cấp khác nhau như thế nào, chúng ta sẽ xét chúng trên những tiêu thức cơ bản như mục đích thu thập, quá trình thu thập thông tin, chi phí thu thập và thời gian thu thập như trong bảng sau:
Tiêu thức phân loại |
Dữ liệu sơ cấp |
Dữ liệu thứ cấp |
Mục đích thu thập |
Phục vụ cho nghiên cứu của nhà nghiên cứu đầu tiên về một chủ đề nào đó trong xã hội. |
Phục vụ cho những nghiên cứu về đề tài khác có thể chung lĩnh vực. |
Quá trình thu thập thông tin |
Người thực hiện có thể gặp rất nhiều khó khăn trong việc tìm kiếm nguồn thông tin để phục vụ cho đề tài nghiên cứu của mình. |
Người thực hiện sẽ có thể tìm kiếm thông tin dễ dàng và nhanh chóng hơn hẳn. |
Chi phí thu thập dữ liệu |
Sẽ mất chi phí lớn do quá trình thu thập thông tin khó khăn. |
Chi phí tương đối thấp vì nguồn thông tin đã có sẵn. |
Thời gian thu thập thông tin |
Tốn nhiều thời gian trong việc tìm kiếm nguồn dữ liệu cho đề tài nghiên cứu. |
Thời gian thu nhập thông tin ngắn do người thực hiện chỉ cần tìm những thông tin cần thiết để phục vụ và đáp ứng được yêu cầu của dự án. |
Ví dụ cụ thể
Chúng ta hãy thử xét ví dụ dưới đây để hiểu hơn về dữ liệu sơ cấp và dữ liệu thứ cấp như sau:
Giả sử như bạn đang thực hiện một dự án nghiên cứu chấn thương ở những người sống sót sau hỏa hoạn. Bạn thường sẽ bắt đầu dự án nghiên cứu của bạn bằng cách đi qua những tài liệu về chủ đề này. Dữ liệu thu thập được từ các bài báo đã được xuất bản và những ghi chú nghiên cứu chưa được công bố chính là loại dữ liệu thứ cấp.
Mặc dù nó hoàn toàn không phải là dữ liệu sơ cấp, tuy nhiên nó có thể cung cấp được cho bạn rất nhiều thông tin hữu ích. Nếu như bạn quyết định tiếp tục thu thập dữ liệu sơ cấp, dữ liệu thứ cấp sẽ cung cấp cho bạn những thông tin bạn cần phải biết để biết bắt đầu nghiên cứu từ đâu.
Bạn thực hiện một chuyến đi đến một đơn vị chuyên chữa trị và phục hồi các nạn nhân sau hỏa hoạn và phỏng vấn những người sống sót sau trận hỏa hoạn, dữ liệu thu thập được trong giai đoạn nghiên cứu đó của bạn chính là dữ liệu sơ cấp.
Kết luận
Qua bài viết này, chắc hẳn các bạn cũng đã hiểu được dữ liệu sơ cấp là gì và những thông tin liên quan đến loại dữ liệu này để biết cách áp dụng vào các dự án của mình. Ngoài ra, nếu như bạn còn có bất kỳ thắc mắc nào muốn được chúng tôi hỗ trợ nhanh nhất thì đừng quên để lại bình luận dưới bài viết này nhé.
Thông tin được biên tập bởi: taichinh24h.com.vn