Doanh thu là một dữ liệu rất quan trọng để đánh giá được hiệu quả kinh doanh của một doanh nghiệp. Giá trị này thường được hiển thị rõ ràng trên báo cáo tài chính. Vậy doanh thu thuần là gì? Doanh thu thuần tính như thế nào? Cùng Tài Chính 24H tìm hiểu chỉ số này trong bài viết sau đây.
Mục Lục
Doanh thu thuần là gì?
Doanh thu thuần hay còn gọi là doanh thu trước thuế thu nhập doanh nghiệp có tên tiếng Anh là Net Revenue. Đây là khoản tiền mà doanh nghiệp thu được sau khi đã trừ đi tất cả các loại thuế (thuế xuất nhập khẩu, thuế tiêu thụ đặc biệt….) và các khoản giảm giá, chiết khấu (giảm giá hàng bán, chiết khấu thương mại, hàng bán bị trả lại).
Xem thêm:
- Dòng tiền là gì? Phân tích dòng tiền như thế nào?
- Dòng tiền thuần của doanh nghiệp là gì? Ý nghĩa ra sao?
Ứng dụng của doanh thu thuần
Doanh thu thuần được sử dụng để xác định kết quả kinh doanh của một doanh nghiệp trong một thời kỳ nhất định. Nhìn vào doanh thu thuần có thể đánh giá được doanh nghiệp đang kinh doanh lãi hay lỗ.
Nếu như doanh thu thuần tốt và doanh nghiệp đang nhận mức lãi hấp dẫn thì có thể tiếp tục duy trì và phát triển theo định hướng hiện tại. Ngược lại, nếu doanh thu thuần thấp thì doanh nghiệp sẽ phải thay đổi lại chiến lược kinh doanh để mang lại kết quả tốt hơn.
Tóm lại, nhìn vào doanh thu thuần chúng ta có thể thấy được:
- Lợi nhuận trước thuế và sau thuế của doanh nghiệp.
- Tình hình kinh doanh của doanh nghiệp.
- Số tiền mà doanh nghiệp thu về.
Từ đó mà doanh nghiệp sẽ xác định được lợi nhuận cuối cùng thu về.
Doanh thu thuần tính như thế nào?
Công thức tính doanh thu thuần như sau:
Doanh thu thuần = Doanh thu tổng thể của doanh nghiệp – Các khoản giảm trừ doanh thu
Trong đó:
Doanh thu tổng thể của doanh nghiệp: là tổng giá trị sản phẩm, dịch vụ bán ra của doanh nghiệp.
Các khoản giảm trừ doanh thu: Thuế xuất nhập khẩu, thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế giá trị gia tăng, chiết khấu thương mại, giảm giá hàng bán, hàng bán bị trả lại.
Lưu ý: Doanh thu tổng thể sẽ gồm có doanh thu bán hàng và doanh thu cung cấp dịch vụ.
Có thể bạn quan tâm:
- Dự án là gì? Ví dụ, phân loại và đặc điểm dự án ra sao?
- Đầu cơ là gì? Đầu cơ và đầu tư có gì khác nhau?
Các yếu tố ảnh hưởng tới doanh thu thuần
Nhìn vào công thức thì có thể thấy cách tính doanh thu thuần khá đơn giản. Tuy nhiên, trên thực tế để tính được doanh thu thuần thì phải dựa trên nhiều yếu tố khác nhau:
Giá thành sản phẩm
Giá bán sẽ là yếu tố đầu tiên tác động đến doanh thu thuần. Giá thành tỷ lệ thuận với doanh thu. Xét trong điều kiện các yếu tố khác không thay đổi mà giá tăng thì doanh thu sẽ tăng và ngược lại.
Đồng thời giá thành cũng quyết định đến hành vi mua hàng của người tiêu dùng. Nếu như giá thành thấp thì lượng tiêu thụ sẽ cao hơn và khi giá cao thì kéo theo lượng tiêu thụ cũng có xu hướng giảm.
Chất lượng sản phẩm
Chất lượng của sản phẩm sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến giá thành, dẫn tới khả năng tiêu thụ và doanh thu cũng có sự biến đổi. Nếu như một sản phẩm có chất lượng tốt thì đương nhiên bạn có thể bán ở mức giá cao và bán được nhiều hàng hơn, dẫn tới doanh thu cao và ngược lại.
Khối lượng sản phẩm tiêu thụ
Khối lượng sản phẩm tiêu thụ cần phải khớp với nhu cầu chung của thị trường. Nếu như doanh nghiệp sản xuất ít sản phẩm mà nhu cầu thị trường cao thì dẫn tới doanh thu thuần tăng. Còn nếu doanh nghiệp sản xuất quá nhiều mà nhu cầu ít thì vừa tăng hàng tồn kho, tăng chi phí mà doanh thu thấp.
Kết cấu sản phẩm
Kết cấu sản phẩm là tỷ lệ giá trị của hàng hóa A so với tổng giá trị hàng hóa mà doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh trong mỗi thời kỳ. Doanh nghiệp nên đa dạng kết cấu sản phẩm để mở rộng thị trường kinh doanh.
Mỗi kết cấu sản phẩm khác nhau sẽ phù hợp với nhu cầu của từng đối tượng khác nhau. Bởi vậy, kết cấu sản phẩm cũng là một trong những yếu tố ảnh hưởng tới doanh thu.
Chính sách bán hàng
Mỗi một doanh nghiệp sẽ có những chính sách bán hàng khác nhau để hỗ trợ đưa sản phẩm đến gần với người tiêu dùng. Đồng thời đây sẽ là yếu tố tác động đến hành vi mua hàng của mọi người. Doanh nghiệp có thể áp dụng các chính sách như: các chương trình khuyến mãi, thu hồi sản phẩm lỗi, đổi trả, bảo hành sản phẩm…
Thị trường tiêu thụ sản phẩm
Đánh đúng thị trường có nhu cầu cao thì sẽ giúp tăng doanh thu bán hàng. Xem xét trước thị trường kinh doanh để cập nhật xu hướng và nhu cầu khách hàng. Đồng thời có thể khai thác thêm thị trường nước ngoài để mở rộng thị trường.
Sự khác nhau giữa doanh thu thuần và doanh thu
Nhiều người hay bị nhầm lẫn giữa doanh thu thuần và doanh thu, mặc dù đều là khoản doanh thu của doanh nghiệp nhưng bản chất của chúng lại khác nhau. Doanh thu hay còn được gọi là doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ được xác định bằng tổng giá trị sản phẩm bán ra nhân với đơn giá sản phẩm và các khoản phụ thu khác.
Công thức: Doanh thu = Tổng giá trị sản phẩm bán ra * đơn giá + các khoản phụ thu khác
Còn doanh thu thuần sẽ được xác định bằng Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ trừ đi các khoản giảm trừ doanh thu.
Công thức: Doanh thu thuần = Doanh thu – Các khoản giảm trừ doanh thu.
Ví dụ: Nhìn vào hóa đơn bán lẻ sau để xác định doanh thu và doanh thu thuần:
Khách hàng mua 2 mặt hàng là:
- Đinh tán phi 24: số lượng 1 chiếc và đơn giá 5.000 VNĐ/ chiếc.
- Đinh tán phi 30: số lượng 1 chiếc và đơn giá 40.000 VNĐ/ chiếc
Khi đó ta sẽ tính được Doanh thu = 1 * 5.000 + 1 * 40.000 = 45.000 VNĐ.
Tuy nhiên, đinh tán 24 lại được giảm giá 500 VNĐ/chiếc và đinh tán 30 được giảm giá 4.000 VNĐ/chiếc. Khi đó Doanh thu thuần = 45.000 – (500 + 4.000) = 40.500 VNĐ.
Tổng kết
Như vậy trên đây Tài Chính 24H đã giải thích cho bạn doanh thu thuần là gì và cách tính được giá trị này. Hy vọng thông qua bài viết này bạn sẽ không còn bị nhầm lẫn giữa doanh thu và doanh thu thuần nữa. Đừng quên theo dõi chúng tôi thường xuyên để cập nhật thêm nhiều thông tin tài chính hữu ích nhé.