Giá trị tài sản ròng là một trong những thuật ngữ được sử dụng rất nhiều trong các giao dịch tài chính. Việc nắm bắt được công thức tính giá trị tài sản ròng là rất quan trọng. Chính vì vậy, bài viết dưới đây của Tài Chính 24H sẽ chia sẻ với các bạn thông tin chi tiết về giá trị tài sản ròng cũng như công thức tính. Các bạn cùng theo dõi nhé!
Mục Lục
Giá trị tài sản ròng là gì?
Giá trị tài sản ròng (Net Worth) là giá trị của tất cả các tài sản bao gồm cả tài sản chính và phi tài chính mà đối tượng đang sở hữu trừ đi tất cả các khoản nợ chưa thanh toán. Việc nắm rõ giá trị tài sản là gì đồng nghĩa với việc trước đó bạn cần xem xét những yếu tố cấu thành nên bao gồm tiền mặt nói chung và các khoản đầu tư từ nhỏ đến lớn, xe ô tô, bất động sản hoặc bất cứ tài sản nào có giá trị.
Bất kỳ tài sản cá nhân nào cũng sở hữu giá trị tài sản ròng và giá trị tài sản ròng là công cụ giúp đánh giá chính xác và hữu ích đối với tất cả các mức thang đánh giá về mức độ tài chính mà bạn đang sở hữu. Điều này sẽ rất quan trọng và áp dụng cụ thể với từng cá nhân, công ty và quốc gia. Cùng tìm hiểu ý nghĩa của giá trị tài sản ròng với từng đối tượng qua phần tiếp theo của bài viết nhé!
Xem thêm:
- Bao thanh toán là gì? Hướng dẫn quy trình bao thanh toán chi tiết nhất
- Ân hạn nợ gốc là gì ? Cập nhật các hình thức Ân hạn nợ gốc
Ý nghĩa của giá trị tài sản ròng
Giá trị tài sản ròng có ý nghĩa rất quan trọng với nhiều đối tượng, cụ thể như sau:
Đối với cá nhân
Giá trị tài sản ròng đối với cá nhân là giá trị tài sản của cá nhân trừ đi các khoản nợ. Thông thường, các giá trị tài sản vô hình như bằng cấp giáo dục không được tính vào giá trị ròng dù những tài sản này có giá trị rất tích cực đối với tình hình tài chính chung của một người.
Đối với công ty
Đối với mỗi doanh nghiệp, giá trị tài sản ròng hay còn gọi là vốn chủ sở hữu riêng và giá trị sổ sách. Khi đó, nó sẽ dựa vào giá trị của tất cả các tài sản và nợ phải trả được thể hiện trên báo cáo tài chính. Bên cạnh đó, trong bảng cân đối kế toán, nếu các khoản thiếu hụt luỹ kế vượt quá vốn, giá trị ròng sẽ bị âm.
Đối với chính phủ
Đối với chính phủ, giá trị tài sản ròng trong bảng cân đối kế toán bao gồm tất cả các tài sản và nợ, là thước đo thay thế cho sức mạnh tài chính của chính phủ.
Đối với quốc gia
Đối với quốc gia, giá trị tài sản ròng được tính bằng tổng của tất cả các công ty và cá nhân cư trú cộng giá trị ròng của chính phủ.
Có thể bạn quan tâm:
- Bancassurance là gì? Những kiến thức cần biết về Bancassurance
- Bank Code là gì? Mã Bank Code của các ngân hàng được tìm kiếm hiện nay
Tầm quan trọng của giá trị tài sản ròng
Vai trò của giá trị tài sản ròng cũng rất quan trọng, cụ thể như sau:
- Là thước đo tài chính chính xác nhất: Mỗi cá nhân, công ty hay doanh nghiệp dựa vào giá trị tài sản ròng có thể biết được hiện tại đang có bao nhiêu tiền, mức độ giàu nghèo thực tế và từ đó đưa ra các giải pháp chi tiêu hợp lý.
- Theo dõi tài chính của cá nhân, tổ chức: Tổng số chính xác về tài sản của bạn sẽ được biểu hiện bởi giá trị tài sản ròng. Từ đó, tổ chức và cá nhân sẽ biết được sự tăng trường và phát triển về tài chính một cách rõ ràng và có biện pháp điều chỉnh.
- Giúp bạn gia tăng tài sản của mình ngoài thu nhập: Nhiều người đánh giá sự giàu nghèo khi nhìn vào thu nhập mà quên mất không tính đến số tiền chi tiêu, các loại thuế, phí. Khi nắm bắt được giá trị tài sản ròng, bạn sẽ nhìn thấy rõ ràng và tìm cách gia tăng tài sản của mình bằng cách trả hết nợ, tiết kiệm hoặc đầu tư.
- Giúp cân bằng thu chi: Nhìn vào giá trị tài sản ròng, bạn sẽ nhận biết được sự giàu có của bạn không hoàn toàn thể hiện ở số tài sản mà bạn đang sở hữu hay số nợ bạn phải gánh chịu mà nó là hiệu của 2 con số này.
- Nhìn nhận mức nợ của tổ chức, cá nhân một cách chính xác: Nợ có thể xuất phát từ việc chi tiêu không hợp lý hoặc cũng có thể do đầu tư vào một giá trị tài sản khác để thu về mức lợi nhuận lớn hơn trong tương lai.
- Để cân nhắc đầu tư một cách đúng đắn: Biết được giá trị tài sản ròng hiện có, bạn sẽ cân nhắc và lựa chọn được đầu tư vào một lĩnh vực nào đó sao cho mức đầu tư này không nên vượt quá nhiều so với giá trị tài sản ròng bạn đang có.
Công thức tính giá trị tài sản ròng
Công thức tính giá trị tài sản ròng chính xác nhất như sau:
Giá trị tài sản ròng = Tổng tài sản – Nợ phải trả
Ví dụ: Một công ty đang có khoản nợ phải trả là 50 triệu USD và tổng tài sản của công ty là 80 triệu USD thì giá trị tài sản ròng của cổ đông công ty sẽ là 30 triệu USD.
Trên đây là toàn bộ thông tin về giá trị tài sản ròng và công thức tính giá trị tài sản ròng chính xác nhất taichinh24h đã chia sẻ với các bạn. Hy vọng qua bài viết này, các bạn đã nắm bắt được cách tính giá trị tài sản ròng đơn giản và dễ dàng để phục vụ tốt các công việc của mình!