Trong hợp đồng bảo lãnh thì chứng thư bảo lãnh là một giấy tờ vô cùng quan trọng giúp đảm bảo tính chính xác và khả năng trả nợ đúng hạn với bên cho vay. Vậy chứng thư bảo lãnh là gì? Đây là một giao dịch thương mại có tính đặc thù có quy trình xin chứng thư bảo lãnh vô cùng đơn giản.
Mục Lục
Chứng thư bảo lãnh là gì?
Chứng thư bảo lãnh là một loại văn bản vô cùng quan trọng trong hợp đồng bảo lãnh giữa bên bảo lãnh và bên nhận bảo lãnh nhằm đảm bên bảo lãnh phải thanh toán khoản nợ nếu như bên nhận bảo lãnh không có khả năng thanh toán đúng hạn theo đúng như quy định trong hợp đồng bảo lãnh.
Chứng thư bảo lãnh ngân hàng là gì?
Về cơ bản thì bên bảo lãnh có thể là ngân hàng hoặc tổ chức tín dụng không chỉ có tư cách là người bảo lãnh mà còn được coi như một nhà kinh doanh tài chính. Còn bên nhận bảo lãnh thì có thể là người đi vay hoặc một đơn vị, doanh nghiệp cần vay vốn.
Giao dịch bảo lãnh là một giao dịch kép. Người mong muốn vay nợ sẽ ký kết hợp đồng với bên tổ chức cho vay và đồng yêu cầu phải có bên bảo lãnh thì người đi vay cần phải bị giấy tờ, hồ sơ đề nghị bảo lãnh cho bên chủ thể bảo lãnh có thẩm quyền theo đúng quy định của Pháp luật.
Xem thêm:
- Chi phí chung là gì? Tối ưu Overhead Cost ra sao?
- Chi phí cơ hội là gì? Cách tính chi phí cơ hội chính xác nhất
Nội dung chứng thư bảo lãnh mới nhất 2021
Theo quy định của Pháp Luật Việt Nam mới nhất 2021 tại Điều 24 Nghị định 34/2018/NĐ-CP thì chứng thư bảo lãnh hợp pháp cần có những nội dung cơ bản như sau:
- Tất cả các thông tin cụ thể và chính xác của bên nhận bảo lãnh, bên được bảo lãnh theo như tên, tuổi, địa chỉ thường chú, địa chỉ công tác. Ngoài ra, tùy thuộc vào đối tượng của từng chủ thể là cá nhân hay một tổ chức/ doanh nghiệp mà sẽ có những quy định của các bên để cung cấp các thông tin định danh phù hợp.
Nội dung của chứng thư bảo lãnh ngân hàng là gì?
- Các quy định về nghĩa vụ trả nợ gốc, trả lãi bao gồm mức lãi suất, thời hạn vay, hình phạt nếu thanh toán trễ hạn,…
- Thời điểm phát hành và công nhận chứng thư bảo lãnh có hiệu lực pháp lý.
- Những điều kiện cần thiết để thực hiện nghĩa vụ của bên bảo lãnh và bên nhận bảo lãnh.
- Các hồ sơ, giấy tờ có liên quan đến việc thực hiện các trách nhiệm và nghĩa vụ của 2 bên nhận bảo lãnh và bên bảo lãnh khi thực hiện đúng hợp đồng và cả khi có tranh chấp xảy ra.
- Các hình thức thu hồi nợ mà bên bảo lãnh sẽ sử dụng trong trường hợp bên được bảo lãnh không thanh toán được khoản nợ hoặc thanh toán nợ muộn.
- Những quy định và nội dung khác mà các bên liên quan yêu cầu thỏa thuận.
Nhược điểm của thư bảo lãnh
Khi thực hiện chứng thư bảo lãnh thì cả 2 bên bảo lãnh và bên nhận bảo lãnh cũng có thể gặp phải những rủi ro như sau:
- Điều kiện thanh toán nếu như không đảm bảo tính khả thi thì sẽ rất dễ xảy ra tranh chấp.
- Khi bên bảo lãnh sẽ phải thanh toán thay cho bên được bảo lãnh mà bên nhận bảo lãnh lại chứng thực được việc họ đã thu hồi nợ trước đó nhưng không thành công. Như vậy thì bên bảo lãnh không thể xác định được có vi phạm hợp đồng hay không và bị rơi vào tình trạng không thể trả nợ được.
Những rủi ro có thể gặp phải khi thực hiện chứng thư bảo lãnh
- Chủ thể đăng ký phát hành chứng thư bảo lãnh không đúng theo Pháp luật và thẩm quyền sẽ dễ dẫn đến việc bên phát hành có thể từ chối quyền bảo lãnh.
- Trong trường hợp doanh nghiệp hoặc người được bảo lãnh phá sản, không có khả năng trả nợ thì bên bảo lãnh sẽ phải gặp nguy cơ rất lớn trong việc thanh toán khoản bảo lãnh đó.
- Ngoài ra, rất dễ xảy ra tình trạng chữ kỹ và con dấu giả khi có người mạo danh cơ quan có thẩm quyền khi phát hành chứng thư bảo lãnh.
Có thể bạn quan tâm:
- Chi phí hoạt động là gì? Đặc điểm ra sao?
- Chỉ số Dow Jones là gì? Bắt nguồn và phân loại chỉ số Dow Jones
Quy trình xin chứng thư bảo lãnh
Khi muốn xin chứng thư bảo lãnh hợp pháp thì bạn cần phải thực hiện theo các bước sau đây:
Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ xin đăng ký làm chứng thư bảo lãnh bao gồm:
- Văn bản xin bảo lãnh được điền theo đúng mẫu quy định của Pháp luật hiện hành.
- Văn bản chứng thực người được bảo lãnh có đủ điều kiện cả về mặt sức khỏe và điều kiện kinh tế để được nhận bảo lãnh theo quy định của ngân hàng hay quỹ tín dụng bảo lãnh.
Quy trình xin chứng thư bảo lãnh ngân hàng theo quy định của Pháp luật
Bước 2: Sau khi đã chuẩn bị đầy đủ hồ sơ thì chủ thể xin bảo lãnh sẽ nộp đến Qĩu bảo lãnh tín dụng có thẩm quyền bảo lãnh theo đúng quy định của Pháp luật.
Bước 3: Khi đã nhận được hồ sơ đề nghị chứng thư bảo lãnh thì Qũy bảo lãnh tín dụng sẽ thực hiện xác minh, kiểm tra hồ sơ nếu đáp ứng đủ các tiêu chuẩn thì chủ thể sẽ được ký hợp đồng cấp bảo lãnh và chứng thư bảo lãnh.
Trên đây là những chia sẻ chứng thư bảo lãnh thanh toán là gì và quy trình để xin chứng thư bảo lãnh theo quy định mới nhất năm 2021, Tài Chính 24H hy vọng đã giúp các bạn nắm được những thông tin hữu ích nhất. Ngoài ra, trên website của chúng tôi còn rất nhiều bài viết về chủ đề tài chính hay khác, rất mong các bạn sẽ thường xuyên đón đọc.