MACD là gì? Hướng dẫn cách sử dụng chỉ báo MCAD hiệu quả

Để có thể giao dịch thuận lợi trên thị trường Forex thì các Trader cần phải thường xuyên sử dụng các công cụ phân tích kỹ thuật. Và MACD (Trung Bình Động) là một chỉ báo thị trường rất phổ biến mà mọi người hay dùng, cũng như được tin tưởng và áp dụng rộng rãi. Tuy nhiên, nó khá khó sử dụng với những người bắt đầu giao dịch.

Do đó trong bài viết này, hãy cùng tìm hiểu MACD là gì cũng như hướng dẫn cách sử dụng đường trung bình động hiệu quả qua bài viết dưới đây nhé!

Đường MACD là gì?

Chỉ báo MACD là gì?
Chỉ báo MACD là gì?

MACD (Moving Average Convergence Divergence, hay Đường Trung bình Hội tụ Phân kỳ), là một chỉ báo momentum và theo xu hướng. MACD được các trader sử dụng để biết dấu hiệu của một xu hướng mới và xem xét xu hướng này tăng hay giảm.

MACD cũng là một chỉ báo có độ trễ (Lagging Indicator), được phát triển bởi Gerald Appel vào năm 1979. Tuy nhiên so với đường trung bình động MA, thì MACD có thể xem là công cụ lọc tín hiệu tốt. MACD được tính bằng cách trừ đường trung bình động hàm mũ (EMA) 26 kỳ cho đường EMA 12 kỳ.

Trên biểu đồ, MACD được hình dung như hai đường, dao động không có ranh giới. Đường ngắn hơn là Đường trung bình động hàm mũ (EMA) 12 kỳ di chuyển nhanh hơn và chịu trách nhiệm cho phần lớn các chuyển động của MACD. Đường dài hơn là Đường trung bình trượt hàm mũ 26 kỳ phản ứng chậm hơn với những thay đổi về giá.

Như vậy, MACD sẽ thực hiện 2 nhiệm vụ chính gồm: tìm ra phân kỳ/ hội tụ hay động lượng của giá và xác định xu hướng. Đây cũng là 2 vấn đề mà bất cứ trader nào cũng quan tâm khi tham gia giao dịch Forex.

Xem thêm:

  • Nến Doji là gì? Cách giao dịch với mô hình nến Doji hiệu quả
  • Swap là gì? Tận dụng phí qua đêm (Swap) hiệu quả trong Forex

Cấu tạo chỉ báo MACD như thế nào?

So với các chỉ báo khác như RSI hay Stochtastic thì chỉ báo MACD là chỉ báo có cấu tạo phức tạp nhất với 4 thành phần chính:

  • Đường MACD: Đóng vai trò xác định xu hướng giá của thị trường tăng hay giảm. Đây là kết quả hiệu số của hai đường trung bình hàm mũ (Đường EMA)
  • Đường tín hiệu: Là EMA của MACD. Khi kết hợp hai đường này sẽ tạo ra các tín hiệu đảo chiều tiềm năng, giúp các nhà đầu tư vào ra thị trường.
  • Biểu đồ histogram: Thể hiện sự hội tụ và phân kỳ, đây là sự chênh lệch của MACD và đường tín hiệu
  • Đường Zero đóng vai trò là đường tham chiếu để đánh giá độ mạnh của một xu hướng.
Cấu tạo của chỉ báo MACD
Cấu tạo của chỉ báo MACD

Công thức tính chỉ báo MACD

Để có thể sử dụng thành thạo chỉ báo MACD thì cần phải nắm rõ công thức của nó.

Công thức tính MACD là:

MACD = EMA (12) – EMA (26)

Trong đó: EMA (12) và EMA (26) là giá trị trung bình trượt với chu kỳ 12 ngày và 26 ngày.

Như vậy, nếu giá trị trung bình trượt 12 ngày lớn hơn giá trị trung bình trượt 26 ngày thì MACD dương. Ngược lại, nếu giá trị trung bình 12 ngày nhỏ hơn giá trị trung bình 26 ngày thì MACD âm.

Các thành phần chỉ báo MACD

Chỉ báo MACD được coi như một công cụ đơn giản và dễ hiểu để phân tích sự thay đổi của giá cả. Và để có thể phân tích dễ dàng sự thay đổi này, các Trader cần phải nắm rõ các thành phần chỉnh của chỉ báo MACD, bao gồm.

Đường MACD

Đường MACD hay còn gọi là MACD line, được tính bằng công thức:

MACD = EMA12 – EMA26

Dựa vào đường MACD, các nhà giao dịch có thể xác định xu hướng thị trường tăng và giảm sắp tới. Đường tín hiệu (đường EMA 9 chu kỳ của đường MACD) – nó được phân tích cùng với đường MACD để giúp phát hiện sự đảo ngược xu hướng và đánh dấu các điểm vào và ra thích hợp nhất.

Đường MACD
Đường MACD

Đường MACD được thể hiện bằng đoạn biểu đồ đường nối tất cả giá trị đường MACD tính được. Và tất nhiên quy trình vẽ đường MACD là hoàn toàn tự động, chính là đường màu xanh dương trên hình.

Lưu ý: Nếu EMA 12 nằm trên EMA 26 thì giá trị đường MACD là dương, ngược lại nếu EMA 12 nằm dưới EMA 26 thì giá trị đường MACD là âm.

Đường Signal

Đường tín hiệu (Signal Line): được tạo ra từ chính đường MACD với chu kỳ 9 hay EMA 9. Nên đường tín hiệu mới được gọi là đường chậm, bởi nếu không có MACD Line, đồng nghĩa sẽ không có đường Signal Line!

Nên Signal Line luôn đi theo đường MACD line và giúp bạn dễ dàng phát hiện ra tín hiệu khi 2 đường này giao cắt nhau.

  • Trong 1 xu hướng tăng đường MACD sẽ cắt đường tín hiệu và đi từ dưới lên
  • Trong 1 xu hướng giảm, đường MACD sẽ cắt đường tín hiệu và đi từ trên xuống

Lưu ý: tín hiệu giao cắt này đang được tôi nói ở dạng độc lập, khi giao dịch bạn nên phối kết hợp tín hiệu cùng đường Zero và đường Histogram.

Đường Histogram

Đường Histogram: dùng để đo khoảng cách chênh lệch giữa đường MACD nhanh với đường tín hiệu Signal Line được hiển thị bằng các trụ tiến lên trên hoặc dưới.Dựa trên đường zero, histogram sẽ dao động quanh khu vực này. Nếu đường MACD lớn hơn đường signal line, đồng nghĩa sẽ tạo ra các đồi dương. Nếu đường MACD nhỏ hơn Signal Line sẽ tạo các đồi âm (nằm dưới đường zero).

Ngoài ra, nếu để ý bạn sẽ thấy rằng những trụ này sẽ có kích thước không đều, dài ngắn khác nhau để thể hiện thông tin liên quan tới xung lượng giá. Nếu lực mua tiếp tục tăng nhưng dựa trên công thức tính của histogram lại cho ra các trụ càng ngày càng ngắn lại, cho thấy lực đang yếu dần đi, dẫn tới giá có khả năng đảo chiều.

Lưu ý: vì tạo ra đỉnh, nên rất nhiều trader chỉ áp dụng mỗi đường Histogram trong việc áp dụng các mô hình hoặc các dạng phân kỳ hội tụ để giao dịch.

Cách giao dịch với chỉ báo MACD hiệu quả

MACD được xem là công cụ chỉ báo rất khó sử dụng, nhưng nếu nắm được bản chất và cách thức hoạt động sẽ mang lại hiệu quả đầu tư cao. Cụ thể các trader có thể tham khảo cách sử dụng đường MACD theo các cách sau đây để đạt hiệu quả tốt nhất.

Giao dịch khi đường MACD và đường Signal cắt nhau

Vì đường Signal Line được tạo ra từ chính đường MACD nên sẽ xảy ra 2 trường hợp: MACD line song hành cùng Signal line hoặc MACD line sẽ cắt đường Signal line.

Giao dịch khi đường MACD cắt đường Signal
Giao dịch khi đường MACD cắt đường Signal

Trường hợp 2 cũng là 1 trong những phương thức đơn giản nhất khi giao dịch với MACD. Tức là:

  • Khi đường MACD giao cắt Signal line và đi từ dưới lên trên đường Zero, là dấu hiệu của 1 thị trường tăng giá => đây là tín hiệu mua
  • Khi đường MACD giao cắt Signal line và đi từ trên xuống dưới đường Zero, là dấu hiệu của 1 thị trường giảm giá => đây là tín hiệu bán

Tuy nhiên, không phải trong trường hợp nào mình cũng áp dụng theo cách này. Do đó cần phải nghiên cứu thị trường thật kỹ. Nếu chỉ áp dụng theo cách này, cũng như không xác định xu hướng, mà cứ thấy 2 đường giao cắt nhau là bạn vào lệnh, rất có thể bạn sẽ thua lỗ.

Giao dịch khi Histogram chuyển từ (-) sang (+) và ngược lại

Biểu đồ Histogram chính là khoảng cách của đường MACD và Signal. Khoảng cách giữa 2 đường này càng xa thì độ dài của thanh Histogram càng dài, và ngược lại.

Histogram = Đường MACD – Đường Signal

Histogram hội tụ: Khi histogram co rút lại, nghĩa là đường MACD có khuynh hướng tiến lại gần signal. Điều này cảnh báo hướng đi của giá đang có dấu hiệu chậm lại hoặc báo hiệu sự đảo chiều.

Giao dịch khi Histogram chuyển từ (-) sang (+) và ngược lại
Giao dịch khi Histogram chuyển từ (-) sang (+) và ngược lại

Sự phân kì: Khi Histogram giãn ra, chiều cao tăng lên (bao gồm cả chiều dương hoặc âm), đây là khi MACD đang tách xa khỏi đường Signal, báo hiệu giá tăng nhanh, mạnh theo xu hướng hiện tại.

  • Khi Histogram chuyển từ + sang – tức là thị trường đang trong xu hướng giảm giá nên đặt lệnh sell.
  • Khi Histogram chuyển từ – sang + tức là thị trường đang trong xu hướng tăng giá nên đặt lệnh buy.

Giao dịch khi MACD chuyển từ (-) sang (+) và ngược lại

Các nhà đầu tư cần quan sát đường MACD và trục 0.

  • Khi mà đường MACD cắt trục 0 từ dưới lên, thị trường có dấu hiệu tăng giá -> đặt lệnh mua.
  • Ngược lại, khi mà đường MACD cắt trục 0 từ trên xuống, thị trường sẽ giảm điểm trong tương lai gần -> bán.

Sử dụng MACD trên hai khung thời gian

Đây sẽ là cách giúp giảm thiểu rủi ro so với cách thức chúng tôi vừa kể trên, bởi khi đã xác định xu hướng rõ ràng thì việc chỉ giao dịch theo đúng dòng chảy của thị trường thậm, chí là dựa trên các đường giao cắt trong nhiều trường hợp cũng mang lại hiệu quả khá cao.

Nguyên tắc chung của hình thức này không chỉ với MACD mà với toàn bộ các chỉ báo khác chính là: bạn sẽ xác định xu hướng ở khung lớn trước đã, sau đó căn cứ vào các khung nhỏ hơn để tìm kiếm điểm vào lệnh. Cách sử dụng như sau:

Giả sự D1 sẽ được sử dụng để xác định xu hướng. Tuy nhiên khung thời gian này khá rộng nên các nhà đầu tư cần kết hợp khung nhỏ hơn như H1 hay H4 để tìm điểm vào lệnh.

Bước 1: Dựa vào D1 để xác định xu hướng của thị trường

  • Nếu đường MACD cắt đường tín hiệu từ dưới lên, thì D1 có xu hướng tăng. Chúng ta sẽ vào lệnh Buy trên khung H4.
  • Ngược lại, đường MACD cắt đường tín hiệu từ trên xuống, thì D1 có xu hướng giảm, điểm vào lệnh Sell sẽ nằm trong khung H4.

Bước 2: Tìm điểm vào lệnh

  • Nếu đường MACD cắt lên đường tín hiệu trên khung H4 thì vào lệnh Buy.
  • Nếu đường MACD cắt xuống đường tín hiệu trên khung H4 thì vào lệnh Sell.

Theo như ví dụ của ảnh trên, ta thấy đường MACD đang cắt xuống đường tín hiệu tại D1 > xu hướng giảm

Tại khung H4 MACD cắt xuống đường tín hiệu nên các nhà đầu tư có thể vào lệnh sell.

Giao dịch phân kỳ MACD

Một tín hiệu có giá trị cao khác được tạo ra bởi MACD là sự phân kỳ. Sự phân kỳ mô tả một tình huống trong đó đường MACD và giá của công cụ di chuyển theo hướng ngược lại.

Có hai loại phân kỳ MACD – tăng và giảm. Sự phân kỳ là xu hướng tăng khi giá của công cụ ghi nhận mức thấp hơn trong khi MACD chạm mức thấp hơn. Mặt khác, phân kỳ giảm mô tả tình huống trong đó MACD ghi lại mức cao thấp hơn, trong khi giá chạm mức cao hơn.

Phân kỳ tăng thường diễn ra trong các xu hướng giảm mạnh, trong khi phân kỳ giảm xảy ra trong các xu hướng tăng mạnh. Trên biểu đồ bên dưới, bạn có thể xem ví dụ về cả hai loại.
Để hiểu rõ hơn các bạn có thể tham khảo thông qua ví dụ sau:

Giao dịch phân kỳ MACD
Giao dịch phân kỳ MACD

Trên hình ta thấy giá tại khung lớn đang có xu hướng tăng. Tuy nhiên, nó lại không thể tạo đỉnh. Nếu muốn xác định điểm vào lệnh thì cần dựa vào khung nhỏ hơn như H4. Tại khung H4 phân kỳ đã được tạo ra và ngay tính tại điểm phân kỳ này đường Histogram đã đổi từ + sang âm báo hiệu giá sẽ giảm sâu. Đây là cơ hội lý tưởng để đặt lệnh buy.

Như vậy có thể kết luận:

  • Tín hiệu mua: khi đường MACD và giá hội tụ, đặc biệt hơn khi đường MACD cắt đường Signal từ dưới lên.
  • Tín hiệu bán: đường MACD và giá phân kỳ, tín hiệu này được củng cố thêm khi đường MACD cắt đường Signal từ trên xuống

Hướng dẫn cài đặt MACD

Sau khi đã tìm hiểu thế nào là đường chỉ báo MACD, cấu tạo và cách sử dụng chỉ báo trung bình động hiệu quả. Chúng ta cần tiến hành công việc tải và cài đặt chỉ báo MACD cho máy tính của mình. Để cài đặt chỉ báo MACD, bạn cần thực hiện 2 bước sau:

Bước 1: Vào phần mềm MT4, chọn mục Insert chọn Indicators, => Oscillators = > MACD để thêm chỉ báo MACD.

chọn mục Insert chọn Indicators
chọn mục Insert chọn Indicators

Bước 2: Điều chỉnh các thông số vào các ô tương ứng. Ngoài ra, bạn cũng có thể chọn thay đổi màu, nét thanh, nét đậm ở ô Signal. Chọn OK để kết thúc cài đặt.

Điều chỉnh các thông số vào các ô tương ứng
Điều chỉnh các thông số vào các ô tương ứng

Thiết lập MACD trên biểu đồ

Thiết MACD trên biểu đồ là một công việc dễ dàng và đơn giản. Trên biểu đồ, MACD được hiển thị với ba số (tọa độ) đi kèm. Đầu tiên cho biết số khoảng thời gian được sử dụng để tính toán đường EMA ngắn hơn (nhanh hơn). Thứ hai tiết lộ số cho đường EMA dài hơn (chậm hơn), trong khi thứ ba là sự khác biệt giữa cả hai.

Các cài đặt tiêu chuẩn cho MACD là 12, 26 và 9. Mặc dù, tùy thuộc vào sở thích của nhà giao dịch, các cài đặt khác cũng có thể được sử dụng. Ở ví dụ sau, bài viết sẽ trình bày cách thiết lập MACD với các cài đặt tiêu chuẩn:

Thiết lập MACD trên biểu đồ
Thiết lập MACD trên biểu đồ

Đầu tiên, hiển thị các biểu đồ của bạn và nhấp vào biểu tượng “tùy chọn” chỉ báo ở trên cùng giữa. Chọn bộ sưu tập của bạn ở bên trái, sau đó thêm phần mới ở bên phải, và cuối cùng nhấp vào MACD trong cột chỉ báo có sẵn ở giữa. Điều này sẽ thêm nó vào phần 2 của danh sách các chỉ báo hoạt động của bạn ở bên phải.

Thêm MACD

Sau khi nó được thêm vào các chỉ báo đang hoạt động của bạn, bạn thậm chí có thể tùy chỉnh màu đường và khoảng thời gian khi bạn thấy phù hợp bằng cách nhấp vào biểu tượng bánh răng. Đảm bảo giữ cài đặt mặc định nếu bạn mới bắt đầu với công cụ này. Trong trường hợp của chúng tôi, chúng tôi sẽ thay đổi cài đặt thành màu xanh lam và màu đỏ để hiển thị tốt hơn chỉ báo.

Cài đặt MACD

Bây giờ bạn có thể thấy MACD ngay bên dưới biểu đồ giá. Chỉ báo được thêm vào với các cài đặt mặc định của nó (12, 26, 9), như được thấy bên dưới. Đường màu vàng cho biết đường MACD. Đường màu cam thể hiện đường tín hiệu. Biểu đồ được đánh dấu bằng các thanh màu xám.

Cài đặt MACD
Cài đặt MACD

Kết luận

Nhìn chung, MACD chính là một chỉ báo hữu ích, giúp các nhà đầu tư nhận biết xu hướng thị trường và đưa ra quyết định đầu tư sáng suốt. Hi vọng qua bài viết này, các bạn đã hiểu rõ chỉ báo MACD là gì, cách tính MACD, cách cài đặt đường MACA trên MT4 cũng như cách sử dụng chỉ báo này thành công.

Thông tin được biên tập bởi: taichinh24h.com.vn

Theo dõi
Thông báo về
guest
0 Bình luận
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận

Tài Chính 24h cập nhật Giá vàng – Tỷ giá Ngoại tệ – Lãi suất – Cung cấp kiến thức về Tài chính, Forex, Chứng khoán. Với đội ngũ content có nhiều năm kinh nghiệm hy vọng sẽ mang lại cho bạn những bài viết chất lượng.

author nguyenbathanh 618859d3
Nguyễn Bá Thành
Chào mọi người, mình là Thành. Với 5 năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực ngân hàng và kiến thức về Tài chính, Crypto, Forex và Chứng khoán. Hy vọng sẽ mang lại cho bạn những thông tin hữu ích.
Chuyển đổi ngoại tệ
Ngoại tệ cần quy đổi
5/5 - (1 bình chọn)

Về chúng tôi

taichinh24h

Tài Chính 24h Cập Nhật Giá Vàng - Tỷ Giá Ngoại Tệ - Lãi Suất - Cung Cấp Kiến Thức Về Tài Chính, Forex, Chứng Khoán.

Giá Vàng

Vàng SJC
Bảo Tín Minh Châu
Vàng PNG
DOJI Giá vàng Phú
Quý Biểu đồ SJC

Liên hệ

  • Email: taichinh24h.com.vn@gmail.com
  • Website: https://taichinh24h.com.vn
    0
    Chúng tôi muốn được nghe bình luận góp ý của bạnx