Thương mại điện tử (e-Commerce) là gì? Các loại hình giao dịch

Với sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ thông tin, thương mại điện tử e-Commerce dần trở thành một xu hướng phát triển của thời đại mang đến nhiều giá trị.

Thương mại điện tử (e- Commerce) là một thuật ngữ trong lĩnh vực kinh doanh, thương mại. Bao gồm các hoạt động mua bán, kinh doanh trực tuyến qua Internet. Mang đến sự tiện ích, phát triển công nghệ cho nhiều doanh nghiệp, khách hàng. Để tìm hiểu chi tiết hơn về khái niệm e- Commerce là gì và e- Commerce có bao nhiêu loại hình dịch vụ,vv…

Chúng tôi sẽ tổng hợp ngay những thông tin này vào bài viết dưới đây.

e-Commerce (Thương mại điện tử) là gì?

E-Commerce còn được gọi là thương mại điện tử. Hoạt động này bao gồm việc mua bán các sản phẩm thông qua dịch vụ Internet trực tuyến. Chúng tiện lợi đến mức bạn có thể mua bất kỳ sản phẩm nào trên toàn thế giới ở bất kì thời gian nào. Điều này các đơn vị kinh doanh, cửa hàng truyền thống không thể thực hiện được.

E – Commerce (Thương mại điện tử) là gì?
E – Commerce (Thương mại điện tử) là gì?

Một số ngành nghề sử dụng e-Commerce phổ biến như: Chuyển tiền điện tử, tiếp thị qua Internet, thương mại di động, quản lý chuỗi cung ứng, trao đổi dữ liệu điện tử (EDI),vv…

Xem thêm:

  • EBITDA là gì? Ý nghĩa, Công dụng và Công thức tính đúng nhất
  • EdTech là gì? Những thông tin về Công nghệ giáo dục

4 hình thức dịch vụ của doanh nghiệp e-Commerce

Các hình thức dịch vụ của e-Commerce bao gồm:

  • Dịch vụ mua sắm online dành cho khách hàng thông qua các ứng dụng di động, trang web, chatbot,vv…
  • Mua/bán các dịch vụ từ doanh nghiệp đến doanh nghiệp. Cung cấp hoặc tham gia vào các thị trường trực tuyến, xử lý doanh số từ doanh nghiệp đến người tiêu dùng.
  • Dịch vụ trao đổi dữ liệu điện tử giữa doanh nghiệp này với doanh nghiệp khác.
  • Tiếp thị cho khách hàng tiềm năng bằng cách thành lập email hoặc fax.

Các hình thức hoạt động chủ yếu của E – Commerce là gì?

Thư điện tử

Thư điện tử được gọi là Electronic Mail. Đây là hình thức được sử dụng nhiều nhất tại các doanh nghiệp hoặc cơ quan Nhà nước. Dùng để trao đổi thư từ thông qua mạng Internet.

Thanh toán điện tử

Thanh toán điện tử được gọi là Electronic payment. Đây là hình thức chi trả thanh toán cho 1 dịch vụ nào đó thông qua hình thức trực tuyến. Điển hình như việc trả lương của nhân viên tại công ty sẽ được chuyển tiền trực tiếp vào tài khoản. Hay thanh toán tiền mua hàng bằng thẻ tín dụng, ngân hàng.

Ngoài ra, thanh toán điện tử hiện nay cũng được mở rộng sang các lĩnh vực mới như: Ví điện tử (Electronic Purse), trao đổi dữ liệu điện tử tài chính (Financial Electronic Data Interchange), tiền lẻ điện tử (Internet Cash), dịch vụ vận chuyển thương mại điện tử COD (Cash on Delivery).

Trao đổi dữ liệu điện tử

Trao đổi dữ liệu điện tử được gọi là Electronic data interchange. Hình thức trao đổi các dữ liệu dưới dạng “có cấu trúc”. Dữ liệu sẽ được truyền từ máy tính điện tử này sang máy tính điện tử khác. Giữa 2 đơn vị công ty đã thỏa thuận mua bán với nhau.

Truyền dung liệu

Truyền dung liệu là nội dung của hàng hóa số. Giá trị thực của nó nằm trong bản thân nội dung thực, hàng hóa số có thể thực hiện dưới hình thức giao qua mạng.

Mua bán hàng hóa hữu hình

Mua bán hàng hóa hữu hình là tất cả hàng hóa đều có thể bán lẻ trực tuyến qua mạng Internet. Hầu như tất cả các mặt hàng thông dụng đều được bán online và thu hút được lượng lớn khách hàng quan tâm.

Lợi ích của thương mại điện tử là gì?

Những lợi ích mà thương mại điện tử E-commerce mang đến cho tất cả khách hàng trên khắp thế giới có thể kể đến như.

Không giới hạn khoảng cách

Khi kinh doanh truyền thống, bạn chỉ tạo ra được 1 doanh nghiệp hay cửa hàng tại nơi mà bạn đang sinh sống. Nhưng đối với E-commerce, khi bắt đầu kinh doanh sẽ không có một giới hạn khoảng cách nào. E-commerce sẽ là cầu nối giúp kết nối đối tượng khách hàng ở khắp mọi nơi biết đến cửa hàng của bạn thông qua Website chính thức.

Dù ở bất cứ đâu, khi bạn đặt hàng nhờ vào E-commerce hàng hóa sẽ được giao đến tận nhà của bạn 1 cách nhanh chóng.

Điểm qua những lợi ích mà thương mại điện tử mang lại
Điểm qua những lợi ích mà thương mại điện tử mang lại

Không giới hạn vị trí cửa hàng

Doanh nghiệp khi đã tham gia vào hình thức E-commerce sẽ không nhất thiết phải ở một địa điểm cố định. Chỉ cần 1 chiếc máy tính có kết nối mạng, doanh nghiệp sẽ có thể cập nhật mọi tin tức và khi khách hàng có yêu cầu. Họ hoàn toàn có thể xử lý trực tiếp trên website của mình.

Không giới hạn thời gian

Đối với cửa hàng truyền thống sẽ có giờ mở cửa và đóng cửa. Tuy nhiên khi khách hàng cần gấp vào đúng thời gian cửa hàng đã đóng cửa thì phải làm thế nào? Nhờ vào E-commerce, khách hàng có thể chủ động thời gian và mua hàng hóa ở bất kỳ thời điểm nào mà họ mong muốn. Thường các cửa hàng thương mại điện tử sẽ mở cửa online 24/24 để đáp ứng tất cả các nhu cầu cần thiết của khách hàng.

Tiết kiệm chi phí

Đối với việc kinh doanh hệ thống E – commerce, các cửa hàng cũng có thể tiết kiếm được một khoản chi phí phát sinh. Như tiền thuê nhà, thuê nhân viên, các khoản chi khác,vv… mang đến sự tối ưu trong kinh doanh.

Quản lý hàng tồn kho tự động

Nhờ vào các công cụ trực tuyến đã tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà kinh doanh kiểm soát nguồn hàng tồn kho của mình. Giúp cho chi phí vận hành và tồn kho cũng được giảm đáng kể. Đây được xem là ưu thế nổi bật trong việc kinh doanh thương mại điện tử với kinh doanh truyền thống.

Thương mại điện tử và Kinh doanh điện tử (eBusiness) khác nhau như thế nào?

Thương mại điện tử và Kinh doanh điện tử (eBusiness) khác nhau như thế nào?
Thương mại điện tử và Kinh doanh điện tử (eBusiness) khác nhau như thế nào?

Nhiều người lầm tưởng thương mại điện tử và kinh doanh điện tử là một. Thế nhưng đây là hai khái niệm hoàn toàn khác nhau. 

Đối với thương mại điện tử

Dịch vụ này tập trung vào việc mua/bán trực tuyến online và được tập trung ra bên ngoài. Bao gồm các quy trình tiếp xúc với khách hàng, hướng ngoại, nhà cung cấp, các đối tác bên ngoài như bán hàng, tiếp thị, đặt hàng, giao hàng,vv…

E-commerce – Thương mại điện tử cho phép doanh nghiệp kết nối hệ thống dữ liệu bên trong và bên ngoài doanh nghiệp một cách hiệu quả và linh hoạt. Hợp tác với các nhà cung cấp, đối tác chặt chẽ, an toàn. Mang đến sự hài lòng tốt nhất cho khách hàng.

Đối với kinh doanh điện tử

Dịch vụ này sử dụng Internet và các công nghệ trực tuyến để tạo ra hiệu quả hoạt động. Bao gồm các quy trình nội bộ như sản xuất, quản lý hàng tồn kho, quản lý rủi ro, tài chính, phát triển sản phẩm, quản lý tri thức và nguồn nhân lực.

Những thách thức của e – Commerce tại Việt Nam

Ngoài những lợi ích, giá trị mà dịch vụ E- commerce mang lại. Dịch vụ thương mại điện tử tại Việt Nam vẫn tồn tại 1 số thách thức và những bất lợi đến với khách hàng.

Xây dựng lòng tin của khách hàng

Xây dựng lòng tin khách hàng là vấn đề hàng đầu trong việc tạo ra mối liên kết lâu dài giữa doanh nghiệp với khách hàng. Hiện nay, việc mua bán online cũng xảy ra rất nhiều vấn đề đáng lo ngại như khách hàng khi đặt hàng và sau khi nhận không đúng sản phẩm, mẫu mã, lừa đảo,vv… Vì thế, tâm lý họ thường lo lắng về sự uy tín, an toàn của cửa hàng mà mình muốn mua.

Có khả năng gặp phải sự cố kỹ thuật

Có thể là chủ cửa hàng, doanh nghiệp không có nhiều kinh nghiệm khi tham gia vào hệ thống E – commerce. Dẫn đến đôi khi sẽ gặp phải những sự cố kỹ thuật không mong muốn. Những vấn đề kỹ thuật thường thấy như khi muốn đổi giao diện trên Website cửa hàng, thay đổi banner,vv… Nhưng không biết rõ về cách thiết kế đồ họa hay thiết kế website. Hay tình trạng Virus, hacker tấn công Website của bạn bất ngờ.

Đối thủ cạnh tranh

E – commerce là xu hướng vô cùng hot trên thị trường thương mại điện tử ngày nay. Và chắc chắn, những đối thủ cạnh tranh trên thị trường này cũng rất nhiều. Để vượt qua điều này và có chỗ đứng trên thị trường. Các tổ chức cửa hàng cá nhân, doanh nghiệp cần đề ra một chiến lược đầu tư đúng cách, phương pháp quảng cáo thông minh và khả năng tiếp cận được lượng khách hàng tối ưu nhất. 

Vấn đề thanh toán

Đối với khách hàng, việc thanh toán đối với hệ thống E-commerce là điểm thu hút lớn đối với họ. Nhưng nếu bạn là người kinh doanh sử dụng hình thức E – commerce, thì nên cân nhắc đến những phát sinh trong việc nhận hàng sau đó mới thanh toán.

Kết luận

Hy vọng qua bài viết mà chúng tôi đã chia sẻ về e- Commerce là gì. Hiện nay, trên thị trường có bao nhiêu loại hình giao dịch e- Commerce và ưu điểm vượt trội của việc xây dựng thương mại điện tử như thế nào trong kinh doanh,vv… Bạn đọc sẽ có cái nhìn tổng quan nhất để có thể học hỏi, áp dụng kiến thức này vào đầu tư lĩnh vực mà mình đang muốn kinh doanh.

Thông tin được biên tập bởi: taichinh24h.com.vn

Theo dõi
Thông báo về
guest
0 Bình luận
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận

Tài Chính 24h cập nhật Giá vàng – Tỷ giá Ngoại tệ – Lãi suất – Cung cấp kiến thức về Tài chính, Forex, Chứng khoán. Với đội ngũ content có nhiều năm kinh nghiệm hy vọng sẽ mang lại cho bạn những bài viết chất lượng.

author nguyenbathanh 618859d3
Nguyễn Bá Thành
Chào mọi người, mình là Thành. Với 5 năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực ngân hàng và kiến thức về Tài chính, Crypto, Forex và Chứng khoán. Hy vọng sẽ mang lại cho bạn những thông tin hữu ích.
Chuyển đổi ngoại tệ
Ngoại tệ cần quy đổi
5/5 - (1 bình chọn)

Về chúng tôi

taichinh24h

Tài Chính 24h Cập Nhật Giá Vàng - Tỷ Giá Ngoại Tệ - Lãi Suất - Cung Cấp Kiến Thức Về Tài Chính, Forex, Chứng Khoán.

Giá Vàng

Vàng SJC
Bảo Tín Minh Châu
Vàng PNG
DOJI Giá vàng Phú
Quý Biểu đồ SJC

Liên hệ

  • Email: taichinh24h.com.vn@gmail.com
  • Website: https://taichinh24h.com.vn
    0
    Chúng tôi muốn được nghe bình luận góp ý của bạnx