Lý thuyết Dow được biết tới là lý thuyết đắc lực nhất để phân tích giao dịch chứng khoán. Đây là lý thuyết được kế thừa và phát huy hiệu quả mạnh mẽ nhất giúp những người tài chính nắm bắt được cơ hội đầu tư.
Vậy lý thuyết Dow là gì? Ứng dụng lý thuyết Dow trong kỹ thuật như thế nào?
Mục Lục
Lý thuyết Dow là gì?
Lý thuyết Dow là nền tảng định hướng nghiên cứu phân tích kỹ thuật được sử dụng rộng rãi hiện nay. Đây là ứng dụng thể hiện biến động của thị trường chung hoặc của từng mã cổ phiếu hay cả các cặp tiền tệ.
Khi thị trường chứng khoán khi tăng hay giảm thì đều gây tác động mạnh mẽ tới các mã cổ phiếu. Cho dù có mà cổ phiếu đi ngược lại so với thị trường thì cũng sẽ có tới ¾ các cổ phiếu còn lại theo đà thị trường. Nên việc phân tích kỹ thuật rất quan trọng để bạn đưa ra quyết định chính xác.
Xem thêm:
- Lợi thế so sánh là gì? Ví dụ cụ thể
- Ma trận EFE là gì? Ví dụ EFE
Lịch sử hình thành của Lý thuyết Dow
Khi bàn về lịch sử hình thành của Lý thuyết Dow thì có thể khẳng định, đây là lý thuyết đã có niên đại 100 năm. Charles H.Dow chính là người nghiên cứu và phát triển lý thuyết này và ngày nay người ta đã lấy tên ông để tưởng nhớ tới lý thuyết này – Lý thuyết Dow.
Sau khi Dow mất, học thuyết này được William Hamilton (1920s), Robert Rhea (1930s) nghiên cứu phát triển thêm. Nhưng phải tới khi E.George Schaefer và Richard Russell (1960s) phát triển và hoàn thiện thêm thì mới trở thành Lý thuyết Dow mà chúng ta tiếp thu hiện nay.
Hiện nay thì lý thuyết Dow luôn được gắn liền với chỉ số trung bình chứng khoán với cái tên đầy đủ là Chỉ số Dow Jone. Chỉ số này tương tự như chỉ số VN30.
6 Nguyên lý của lý thuyết Dow
Để tìm hiểu rõ hơn về Lý thuyết Dow chúng ta cùng tiến hành phân tích 6 nguyên lý được đưa ra. Cụ thể như sau.
Giá phản ảnh tất cả
Lý thuyết Dow cho thấy rõ ràng nhất các thông tin về giá từ quá khứ tới hiện tại thậm chí là tương lai. Những thông tin về giá này đều được tổng hợp, hiển thị chi tiết để các nhà đầu tư có thể biết được đâu là nguồn dẫn tới lạm phát, dữ liệu lãi suất là bao nhiêu?
Có thể nói thông qua cách phân tích lý thuyết Dow các nhà giao dịch có thể dự đoán được diễn biến của thị trường. Từ các yếu tố đã xảy ra, sắp xảy ra và có thể xảy ra theo chiều hướng của thị trường. Bởi khi mọi thứ thay đổi thì thị trường tất yếu phải biến động, thay đổi theo.
Lý thuyết Dow phản ánh toàn bộ biến động thị trường chứ không chỉ thu hẹp trong thị trường chứng khoán. Do đó cách thức phản ánh giá của lý thuyết Dow được áp dụng phổ biến hiện nay.
Thị trường có 3 xu hướng chính
Trong lý thuyết Dow, thị trường thể hiện qua 3 xu hướng (trend) chính: Một trend chính, một trend thứ cấp & 1 trend nhỏ:
- Trend chính (cấp 1): Thường kéo dài từ 1 năm trở lên, thể hiện mức biến động lớn của thị trường chung. Ở đây nó thể hiện mức tăng giá hoặc cả giảm giá, trader kiếm được nhiều tiền nhất khi đầu tư vào trend chính.
- Trend thứ cấp (cấp 2): Thường kéo dài từ 3 tuần đến 3 tháng, có xu hướng ngược chiều với trend chính. Thể hiện ở khi trend chính là trend tăng thì trend thứ cấp sẽ là giảm giá & ngược lại.
- Trend nhỏ (cấp 3): Thường kéo dài dưới 3 tuần, nó là mang tính nhiễu nhiều hơn và gắn với bẫy nhiều hơn. Thực tế một số nhà đầu tư có độ nhạy cao có thể kiếm tiền được từ trend nhỏ, nhưng đa số thì sẽ thua lỗ.
Hầu hết các trader chỉ tập trung vao xu thế cấp 1 và đều không quá coi trọng các xu thế còn lại. Điều này có thể sẽ dẫn tới các phân tích sai lầm do bị phân tâm bởi các biến động ngắn hạn và mất tầm nhìn tổng quát cho bức tranh thị trường.
Xu hướng chính có 3 pha
Theo nguyên lý Dow thì xu hướng chính là xu hướng quan trọng nhất. Xu hướng chính xu thế tăng – xu thế giảm có các giai đoạn hình thành như sau.
Xu thế tăng: giai đoạn tích lũy (hay còn gọi giai đoạn phân phối), giai đoạn bùng nổ và giai đoạn quá độ.
- Giai đoạn tích lũy: đây là giai đoạn ngắn hạn, nằm ở điểm đầu của thị trường tăng, đồng thời là điểm mà rất ít các nhà giao dịch tham gia. Giai đoạn tích lũy này thường nằm ở cuối xu thế giảm – khi mọi thứ trong thời kỳ tồi tệ nhất.
- Giai đoạn bùng nổ: khi các nhà đầu tư tham gia thị trường trong giai đoạn tích lũy càng ngày, càng nhiều – thời điểm họ bắt đầu tin rằng thời kỳ tồi tệ nhất đã qua và sự phục hồi đang tới. Giai đoạn này không chỉ kéo dài mà còn có nhiều biến động nhất. Cần phải đặc biệt phân tích rõ ràng, cẩn thận chi tiết để đưa phán đoán chính xác nhất.
- Giai đoạn quá độ: khi thị trường tăng quá mạnh, phe mua trở nên yếu thế sẽ bắt đầu chuyển sang giai đoạn quá độ. Đây là giai đoạn cuối cùng của xu hướng tăng. Trong giai đoạn này xu hướng mua giảm đây là dấu hiệu cho thấy xu thế trên đang nằm ở điểm bắt đầu cho xu hướng giảm chính.
Xu thế giảm: giai đoạn phân phối, giai đoạn giảm mạnh và giai đoạn tuyệt vọng (panic phase).
- Giai đoạn phân phối: giai đoạn này trái ngược hoàn toàn so với giai đoạn tích lũy trong thị trường tăng. Đây là giai đoạn các nhà đầu tư cuối cùng trên thị trường tiếp tục mua. Nhưng đây đều là đỉnh của sự sụt giảm và việc đầu tư vào thời điểm này sẽ đem tới nhiều rủi ro.
- Giai đoạn giảm mạnh: đây chính giai đoạn giá sụt giảm liên tục các đỉnh thấp hơn và đáy thấp hơn lần lượt xuất hiện. Những điều này gây sức ép tinh thần mạnh mẽ cho các nhà đầu tư tạo hiện tượng tháo bán. Từ đó mà giá càng ngày càng giảm mạnh.
- Giai đoạn tuyệt vọng: đây là giai đoạn cuối cùng của sự tháo bán. Nhưng khi mọi thứ có vẻ tồi tệ nhất thì lại là giai đoạn tích lũy của xu hướng tăng chuẩn bị bắt đầu. Đây là sự tuần hoàn liên tục.
Các chỉ số thị trường phải xác nhận lẫn nhau
Theo lý thuyết Dow thì các thị trường luôn có sự đảo chiều nên không thể nào đưa ra quyết định khi mới chỉ nhìn chỉ số ở một phía. Cần phải xác định các tín hiệu trên bản đồ phải khớp hoặc ít nhất là có sự tương ứng với các chỉ số trước đó. Nhìn nhận từ 2 phía sẽ giúp các trader đưa ra nhận định thị trường chính xác hơn.
Khối lượng (volume) phải xác nhận xu hướng
Các tín hiệu mua – bán đều dựa vào biến động giá, vì thế khối lượng cũng được coi là yếu tố có thể dựa vào để xác định thị trường. Nghĩa là trong một xu hướng giá tăng khối lượng sẽ tăng theo khi giá đi theo đúng xu hướng. Nếu khối lượng chạy ngược so với xu hướng giá thì đó là dấu hiệu cho sự suy yếu của xu hướng hiện tại và có thể trở thành xu hướng đảo chiều trong tương lai.
Xu hướng sẽ tồn tại đến khi sự đảo chiều thực sự rõ ràng
Nguyên lý thứ sáu – nguyên lý cuối cùng trong lý thuyết Dow chỉ rằng một xu hướng vẫn có hiệu lực cho đến khi xuất hiện các dấu hiệu cho thấy nó đã đảo chiều. Các nhà giao dịch cần kiên trì đợi bức tranh giá hoàn thiện hãy đưa ra quyết định. Nếu không có sự quan sát mà thực hiện luôn sẽ dễ dẫn tới sự nhầm lẫn và ẩn chứa nhiều rủi ro.
Có thể bạn quan tâm:
- Ma trận IFE là gì? Cách xây ra sao?
- Ma trận QSPM là gì? Tiến trình phát triển ma trận ra sao?
Xác định xu thế cấp 1 theo lý thuyết Dow
Xu thế cấp 1 là xu thế quan trọng nhất có yếu tố quyết định tới sự thành bại của việc đưa ra quyết định. Để xác định được khi nào xu thế cấp 1 hình thành bạn cần phải xem hướng đi của giá.
Chẳng hạn như ở một chu kỳ tăng giá, khi giá phá cản thể hiện xu hướng tăng – thời điểm xu thế cấp 1 hình thành là xu thế tăng. Sau đó giảm, sau đó lại tiếp tục lên phá cản thì điều này khẳng định xu hướng sẽ tăng tiếp và đây chính là thời điểm xu thế cấp 1 hình thành.
Ngược lại cho chu kỳ giảm, giá thủng cản thể hiện xu hướng giảm, sau đó tăng nhẹ nhưng lại tiếp tục tụt xuống thủng cản. Đây chính là thời điểm xu thế cấp 1 – xu thế giảm hình thành.
Phương pháp giao dịch theo lý thuyết Dow
Để áp dụng được lý thuyết Dow chính xác nhất bạn cần xác định rõ được kháng cự và hỗ trợ, xu thế cấp 1, cấp 2, entry – điểm vào lệnh.
Điểm cần giao dịch chính là điểm C1’. Các bạn có thể dùng bất kỳ khung thời gian, hoặc chart trơn phù hợp để tiến hành giao dịch.
Sau khi xác định được C1 cần phải đợi sóng hồi C2 để từ đó phán đoán được xu hướng và quyết định tiếp diễn xu hướng C1’.
Hạn chế của lý thuyết Dow
Nếu nhìn nhận một cách khách quan thì lý thuyết Dow vẫn tồn đọng khá nhiều sơ hở. Và mặt hạn chế khi sử dụng lý thuyết Dow này là:
Lý thuyết Dow có độ trễ khá lớn: bởi lý thuyết này rất coi trọng việc giao dịch của trend chính. Điều này nghĩa là nó sẽ báo hiệu tín hiệu bán đỉnh hình thành hoặc mua sau khi đáy hình thành 1 khoảng thời gian khá dài. Như vậy khi tập trung giao dịch xu hướng ngắn hạn sẽ tốn rất nhiều chi phí giao dịch.
Lý thuyết Dow không thể phân loại xu hướng rõ ràng: mặc dù trong lý thuyết Dow có đề cập tới 3 xu hướng chính là xu hướng cấp 1, xu hướng cấp 2 và xu hướng ngắn hạn. Thế nhưng lằn ranh giới phân biệt giữa 3 xu hướng này lại không được thể hiện rõ ràng. Đối với những trader mới sử dụng lý thuyết này thì sẽ rất dễ bị nhầm lẫn.
Kết luận
Trên đây là các thông tin cơ bản về lý thuyết Dow là gì để bạn có thể tham khảo. Hãy nắm chắc lý thuyết Dow đặc biệt này nếu như bạn muốn có được nhiều lợi nhuận hơn nữa.