Xu hướng tham gia vào thị trường tiền điện tử hiện nay ngày càng nhiều. Các sàn giao dịch chứng khoán, forex nở rộ và được đông đảo các nhà đầu tư quan tâm, đổ xô vào tìm hiểu. Tuy nhiên, các nhà đầu tư cá nhân khi tham gia vào lĩnh vực này vẫn chưa thể tự kết nối trực tiếp với sàn mà cần phải thông qua Broker.
Vậy Broker là gì? Nó được đánh giá dựa trên những tiêu chí ra sao? Mời các bạn tham khảo ngay thông tin chúng tôi đã tổng hợp ở bài viết này nhé.
Mục Lục
Broker là gì?
Trong lĩnh vực tài chính, Broker đóng vai trò là bên trung gian giúp liên kết giữa nhà đầu tư nhỏ lẻ với các bên cung cấp lớn. Cụ thể như thay vì bạn phải đến ngân hàng để đổi ngoại tệ. Thì thông qua Broker bạn có thể tiến hành mua và bán ngoại tệ.
Broker chứng khoán là gì?
Cũng như khái niệm chúng tôi đã nói, Broker chứng khoán cũng đóng vai trò như bên trung gian giữa bên mua và bên bán. Trước khi thực hiện một giao dịch nào, các trader cần phải tìm được một nhà môi giới có thể tin tưởng được. Tránh tiền mất tật mang trên thị trường tài chính này. Nếu bạn chưa biết trader là gì thì bạn thể truy cập bài viết để tìm hiểu rõ hơn
Hoa hồng của Broker là gì?
Hoa hồng của Broker có nghĩa là số tiền mà nhà giao dịch (trader) phải trả cho nhà môi giới (Broker) để họ thực hiện các lệnh mua và bán. Việc trader trả phí cũng như khi bạn đi rút chuyển tiền tại ngân hàng. Ngân hàng sẽ dùng phí giao dịch đó để duy trì hoạt động và trả lương cho nhân viên. Các Broker cũng tương tự, họ dùng số tiền đó để chi trả cho các hoạt động kinh doanh.
Vai trò của Broker là gì?
Vai trò của Broker là thực hiện nghiên cứu thị trường, tập hợp người bán và người mua. Broker đại diện cho một bên như người bán hoặc người mua cùng một lúc. Họ là những người kết nối khách hàng có nhu cầu phát sinh dịch chuyển sang các công cụ, nền tảng tài chính đáp ứng được tiêu chí của họ.
Các tên gọi nghề nghiệp phổ biến Broker hiện nay là gì?
- Broker Sale: Hoạt động fulltime, Broker Sale là người trực tiếp tiếp cận với các khách hàng mới. Hoạt động dựa trên sự quản lý của các sàn giao dịch.
- Introducing Broker: Còn được gọi là IB gắn liền với các dự án tiền điện tử mới nổi. Và dạo gần đây, hầu như nở rộ tại thị trường Việt Nam.
- Mentor Broker: Đây là những chuyên gia phân tích về tài chính, họ có khả năng về phân tích kỹ thuật, phân tích cơ bản.
- Business development Broker: Là người phát triển kinh doanh cho sàn tiếp cận nhiều hơn đến các hệ thống khách hàng lớn.
- Broker representative: Đại diện Broker của sàn người thường kết nối dạng B2B, các đối tác với nhau để đạt được hiệu quả dung lượng giao dịch và kết nối sản phẩm cao nhất.
Hệ thống công cụ giao dịch của Broker là gì?
Các sàn giao dịch ngoại hối thường sẽ cung cấp rất nhiều cặp tiền tệ để các nhà đầu tư tham gia vào. Nhưng chỉ một số ít nhận được sự chú ý và có biến động lợi nhuận cao. Các cặp tiền tệ chính gồm có USD/JPY, USD/CHF, EUR/USD và GBP/USD. Tuỳ vào cách phân bố vốn và chiến thuật đầu tư của mình, các nhà đầu tư có thể giao dịch với các cặp tiền tệ chính hoặc các cặp tiền tệ ngoại lai.
Phân loại Broker trên thị trường Forex
Dealing desk Forex Broker
Dealing desk Forex broker chính là những nhà tạo lập thị trường luôn có tính thanh khoản cho các nhà đầu tư. Phí giao dịch thường ở mức cố định, dealing desk không hẳn là bên trung gian bởi họ đã kết nối trực tiếp với nhà giao dịch.
Để có thể kiếm tiền trên Dealing desk Forex broker, nhà đầu tư cần mua ngoại hối của bên cung cấp. Sau đó, bán ra với mức giá cao hơn khi cảm thấy muốn chốt lời.
Non dealing desk Forex Broker
Non dealing desk Forex broker gồm các nhà giao dịch online (ECN) hoặc nhà môi giới chuyển lệnh (STP). Nhiệm vụ chính của họ là nhận lệnh của nhóm Trader sau đó thực hiện chuyển lệnh đến bên cung cấp lớn hơn. Từng nhà cung cấp ngoại hối sẽ cung cấp lại giá mua bán khác nhau. Vì thế, phí giao dịch sẽ không cố định mà luôn biến động theo thị trường.
Các tiêu chí đánh giá Forex Broker uy tín
Các tiêu chí quan trọng nhất để đánh giá Forex Broker có thật sự uy tín hay không? Các nhà đầu tư cần lưu ý đến những vấn đề sau:
Hệ thống công vụ tài chính phong phú
Để đảm bảo điều này, các sàn môi giới luôn cố gắng cung cấp các công cụ tài chính sao cho đa dạng nhất đến các nhà đầu tư. Trên sàn giao dịch, trader có thể đầu tư vào nhiều loại hình tài sản như hàng hóa, cổ phiếu,vv…
Xem thêm: Cổ phiếu là gì? Phân loại và lưu ý trước khi đầu tư Cổ phiếu
Loại hình tài khoản đa dạng
Một Broker uy tín sẽ cung cấp đến các nhà đầu tư các loại hình tài khoản phong phú. Từ tài khoản demo dành cho người mới tập chơi đến tài khoản thực dành cho nhà đầu tư chuyên nghiệp. Được tích hợp nhiều tiện ích nạp rút tiền, hỗ trợ giao dịch.
Phí chênh lệch hợp lý
Phí Spread là một lợi thế được nhiều nhà đầu tư quan tâm. Tuy nhiên, bạn cần tìm hiểu kĩ phí Spread thực tế so với mức phí quảng cáo. Có nhiều Broker đưa ra lời mời chào hấp dẫn bằng mức phí chênh lệch thấp nhưng áp dụng lại không phải vậy.
Hỗ trợ trader giao dịch lướt sóng
Các nhà đầu tư nên lựa chọn các sàn môi giới hỗ trợ tốt giao dịch lướt sóng. Nếu sàn Forex cho phép trader lướt sóng, họ sẽ không quy định thời gian chờ tối thiểu giữa từng thị trường.
Hỗ trợ công cụ tùy chỉnh và nhiều tiện ích khác
Một Broker được nhiều nhà đầu tư tin tưởng phải nên đáp ứng đầy đủ các công cụ tùy chỉnh và và một số tiện ích cơ bản, nâng cao khác cho nhà đầu tư.
Đảm bảo cho tiền gửi của nhà đầu tư
Bạn cần chọn sàn môi giới sở hữu tài khoản tiền gửi độc lập cho khách hàng như các nước châu u. Kèm theo đó là chính sách bồi thường thiệt hại trong trường hợp có tranh chấp.
Tổng kết
Thông qua bài viết chúng tôi đã giới thiệu về Broker là gì? và nó có vai trò như thế nào trong lĩnh vực tài chính đến bạn đọc tham khảo. Nếu bạn là nhà đầu tư mới thì đừng nên bỏ qua những thông tin quan trọng này. Đừng quên tìm hiểu thêm nhiều kiến thức hơn nữa liên quan đến tài chính, chứng khoán.
Để bản thân có những kinh nghiệm đáng giá, hữu ích khi tham gia vào thị trường đầy cạnh tranh này. Chúc các bạn thành công!
Thông tin được biên tập bởi: taichinh24h.com.vn