Việc cấp thẻ căn cước công dân có gắn chip là một quy định mới đáp ứng nhu cầu đơn giản hóa các thủ tục hành chính cho nhân dân, đồng thời giảm thiểu mọi nguy cơ giả mạo thẻ. Tài Chính 24H sẽ cập nhật lịch làm thẻ căn cước công dân/ chứng minh thư nhân dân mới nhất năm 2022 để bạn tham khảo.
Mục Lục
Các đối tượng phải làm CMND/ thẻ căn cước tại Việt Nam
Theo thông tư của bộ Công an số 06/2021/TT-BCA các đối tượng cần làm thẻ CMND/ Thẻ căn cước tại Việt Nam như sau:
Các đối tượng phải làm CMND/ thẻ căn cước tại Việt Nam
Trường hợp làm lần đầu
Đối tượng cần làm CMND/ thẻ căn cước là tất cả các công dân Việt Nam đủ 14 tuổi trở nên( Theo khoản 1 điều 19 luật căn cước công dân năm 2014), chưa từng được cấp CMND/ CCCD trước đây.
Thẻ căn cước công dân cần phải được cập nhật/ đổi lại khi công dân đủ 25 tuổi, đủ 40 tuổi và 60 tuổi( Theo điều 21 luật căn cước công dân năm 2014).
Xem thêm:
- KT3 là gì ? Tác dụng và Cách đăng ký sổ tạm trú KT3
- Cách tra cứu số CMND online đơn giản nhất 2022
Trường hợp đổi CMND mới sang thẻ căn cước công dân
Đối tượng cần đổi CMND mới sang căn cước công dân như sau:
- Công dân có CMND hết hạn sử dụng, hư hỏng không còn sử dụng được hoặc còn hạn nhưng có nhu cầu chuyển sang căn cước công dân có gắn chip.
- Công dân có nhu cầu thay đổi họ, tên, hoặc tên đệm.
- Công dân cần cập nhật/ thay đổi lại ngày tháng năm sinh.
- Công dân có thay đổi về đặc điểm nhận dạng.
- Công dân thay đổi hộ khẩu thường trú ngoài phạm vi tỉnh-thành phố trực thuộc trung ương.
- Công dân xác định lại giới tính.
- Thẻ cũ thông tin chưa chính xác cần cập nhật lại.
- Cập nhật lại khi công dân đủ 25 tuổi, 40 tuổi và 60 tuổi.
Trường hợp làm lại CMND do bị mất
Nhiều trường hợp, người dân bị mất hoặc bị rơi CMND hay CMND bị rách nát sẽ được cấp lại bằng căn cước công dân có gắn chip.
Những đối tượng không được cấp CMND/ CCCD?
Theo quy định của pháp luật tại điều 4 Nghị định 05/1999/NĐ-CP về CMND thì các đối tượng sau đây tạm thời chưa được cấp CMND:
- Những người đang bị tạm giam, đang thi hành án phạt tù tại trại giam, đang chấp hành quy định đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục, cơ sở chữa bệnh.
- Những người đang mắc bệnh về thần kinh hoặc một bệnh khác làm mất khả năng điều khiển hành vi của mình.
- Là những người bị bệnh tâm thần đang điều trị tập trung tại các bệnh viện tâm thần, cơ sở y tế khác.
- Những người bị bệnh tâm thần tuy không điều trị tập trung nhưng có xác nhận của cơ quan y tế có thẩm quyền chứng nhận họ bị bệnh không điều khiển được năng lực hành vi cũng tạm thời chưa được cấp CMND.
Các trường hợp trên sau khi chấp hành xong các quyết định áp dụng các biện pháp xử lí hành chính khác, được thay đổi biện pháp ngăn chặn, được trả tự do hoặc khỏi bệnh tâm thần công dân mang các giấy tờ liên quan đến CA huyện làm các thủ tục cấp CMND.
Thủ tục làm chứng minh nhân dân/thẻ căn cước
Tùy vào từng đối tượng, thủ tục làm CMND/ Thẻ căn cước như sau:
Thủ tục làm chứng minh nhân dân/thẻ căn cước
Đối tượng cấp mới, lần đầu làm CMND
Căn cứ theo luật CCCD, thông tư 59/2021/TT-BCA, Thông tư 60/2021/TT-BCA
- Bước 1: Yêu cầu cấp thẻ CCCD. Công dân trực tiếp tới cơ quan công an có thẩm quyền để đề nghị được cấp CCCD.
- Bước 2: Tiếp nhận đề nghị cấp CCCD. Cán bộ thu nhận thông tin công dân tìm kiếm thông tin công dân trong hệ thống cơ sở dữ liệu quốc gia để lập hồ sơ cấp thẻ.
- Bước 3: Chụp ảnh, thu thập vân tay. Cán bộ tiến hành mô tả đặc điểm nhận dạng của công dân, chụp ảnh, thu thập vân tay để in trên phiếu thu nhận thông tin CCCD cho công dân kiểm tra, ký tên.
- Bước 4: Trả kết quả. Công dân nộp lệ phí, sau đó nhận giấy hẹn trả thẻ CCCD. Người dân đi nhận CCCD trực tiếp tại nơi tiếp nhận hồ sơ hoặc trả theo đường bưu điện( công dân tự trả phí).
Đối tượng đổi mới CMND hoặc đổi từ CMND sang CCCD
- Bước 1: Công dân tới cơ quan Công an nơi làm CCCD và đề nghị đổi mới CMND sang CCCD hoặc khai báo thông tin trước qua Cổng dịch vụ công trực tuyến.
- Bước 2: Cán bộ tiếp nhận yêu cầu từ phía người dân và kiểm tra các thông tin trên hệ thống cơ sở dữ liệu quốc gia để lập hồ sơ cấp thẻ. Nếu trên hệ thống chưa có thông tin thì người làm CCCD cần cung cấp các giấy tờ hợp pháp cho cán bộ làm CCCD để cập nhật trên hệ thống.
- Bước 3: Cán bộ chụp ảnh, thu thập vân tay, đặc điểm nhận dạng của người cần làm CCCD sau đó in phiếu thu nhận thông tin CCCD cho công dân kiểm tra, ký tên.
- Bước 4: Trả kết quả. Công dân nộp lệ phí và nhận giấy hẹn trả thẻ CCCD.
- Lưu ý: Công dân có thể đi lấy CCCD trực tiếp tại nơi làm thẻ hoặc qua bưu điện( người làm thẻ tự trả phí).
Đối tượng cấp lại CMND do mất
- Bước 1: Công dân tới cơ quan Công an nơi làm CCCD tại nơi thường trú, tạm trú và đề nghị cấp lại CMND/ CCCD.
- Bước 2: Cán bộ tiếp nhận yêu cầu từ phía người dân và kiểm tra thông tin trên hệ thống cơ sở dữ liệu quốc gia để lập hồ sơ cấp lại thẻ.
- Bước 3: Cán bộ chụp ảnh, thu nhập vân tay, đặc điểm nhận dạng của người cần làm lại CMND/ CCCD sau đó in phiếu thu nhận thông tin cấp lại thẻ cho công dân kiểm tra, ký tên.
- Bước 4: Trả kết quả. Công dân nộp lệ phí và nhận giấy hẹn trả thẻ CCCD.
Có thể bạn quan tâm:
- Sổ hộ khẩu có cầm được không? Cầm sổ hộ khẩu được bao nhiêu tiền?
- Mã số hộ gia đình là gì? Cách tra cứu mã hộ gia đình chính xác nhất
Lịch làm thẻ căn cước, chứng minh nhân dân
Nhiều người thắc mắc làm chứng minh nhân dân vào thứ mấy trong tuần hoặc thời gian làm chứng minh nhân dân như thế nào? Công dân có nhu cầu làm thẻ CCCD/CMND cần đến cơ quan Công an tại nơi người đó có hộ khẩu thường trú, tạm trú vào thời gian giờ hành chính. Cụ thể như sau:
Làm thẻ căn cước vào thứ mấy hay làm cmnd vào thứ mấy?
- Cơ quan làm CCCD/CMND làm việc từ sáng thứ 2 tới sáng thứ 7 hàng tuần.
- Thời gian buổi sáng từ 7 giờ 30 tới 11 giờ 30 phút. Buổi chiều từ 1 giờ 30 phút tới 5 giờ 30 phút.
Lưu ý: Bạn nên tránh tới quá muộn vào buổi sáng hoặc chiều muộn sát giờ nghỉ, khi đó bạn sẽ phải chờ đợi lâu và có thể phải chuyển sang hôm sau nếu đi quá muộn vào buổi chiều.
Phí làm căn cước công dân
Khi làm căn cước công dân, người làm thẻ sẽ mất một khoản phí phục vụ cho quá trình làm giấy tờ như sau:
Theo thông tư 120/2021/TT-BTC trong thời gian từ ngày 01/01/2022 đến hết ngày 30/06/2022, lệ phí cấp CCCD bằng 50% mức thu lệ phí quy định tại Thông tư 59/2019/TT-BTC. Cụ thể:
- Lệ phí chuyển từ CMND sang CCCD: 15.000 VNĐ/ thẻ CCCD.
- Lệ phí chuyển đổi thẻ khi cập nhật lại thông tin CCCD: 25.000 VNĐ/ thẻ CCCD.
- Lệ phí cấp lại thẻ CCCD: 35.000 VNĐ/ thẻ CCCD.
Theo thông tư 59/2019/TT-BTC, từ ngày 01/07/2022 lệ phí làm CCCD như sau:
- Lệ phí chuyển từ CMND sang CCCD: 30.000 VNĐ/ thẻ CCCD.
- Lệ phí chuyển đổi thẻ khi cập nhật lại thông tin trên CCCD: 50.000 VNĐ/ thẻ CCCD.
- Lệ phí cấp lại thẻ CCCD: 70.000VNĐ/ thẻ CCCD.
Làm CMND/thẻ căn cước mất bao lâu?
Làm CMND/thẻ căn cước mất thời gian bao lâu?
Sau khi hoàn tất hồ sơ theo quy định của pháp luật, cơ quan quản lý CCCD phải cấp, đổi, cấp lại CCCD cho người dân theo thời hạn như sau:
Trường hợp cấp mới, đổi CCCD:
- Không quá 7 ngày làm việc đối với thành phố, thị xã.
- Không quá 20 ngày làm việc đối với miền núi vùng cao, biên giới, hải đảo.
- Không quá 15 ngày làm việc với các khu vực còn lại.
Trường hợp cấp lại:
- Không quá 20 ngày làm việc đối với miền núi vùng cao, biên giới, hải đảo.
- Không quá 15 ngày với các khu vực còn lại.
Trên đây là những thông tin về lịch làm thẻ căn cước, hy vọng nó sẽ giúp ích cho bạn khi có nhu cầu làm CCCD gắn chip. Ngoài ra, trên website của chúng tôi còn rất nhiều bài viết hữu ích khác, rất mong bạn sẽ đón đọc.