Báo tăng BHXH là việc làm cần thiết của doanh nghiệp với cơ quan BHXH khi có sự thay đổi về các thông tin tham gia đóng BHXH, BHYT và BHTN. Tài Chính 24H sẽ hướng dẫn chi tiết hồ sơ, thủ tục báo tăng BHXH mới nhất trong năm 2022 để bạn đọc theo dõi.
Mục Lục
Khi nào cần báo tăng BHXH?
Theo quy định của Luật bảo hiểm xã hội, việc báo tăng BHXH sẽ được doanh nghiệp thực hiện khi có sự thay đổi thông tin tham gia BHXH, BHYT, BHTN cần thông báo với cơ quan BHXH bằng văn bản. Báo tăng BHXH cần được thực hiện đối với một trong các trường hợp sau đây:
- Khi doanh nghiệp vừa mới ký hợp đồng lao động với NLĐ.
- Người lao động đi làm lại sau thời gian nghỉ thai sản hoặc nghỉ ốm.
- Trường hợp người lao động đi làm lại sau thời gian xin nghỉ không lương từ 14 ngày trở lên.
Trong thời gian 30 ngày kể từ ngày ký hợp đồng làm việc với người lao động. Người sử dụng lao động cần phải đóng BHXH cho người lao động.
Khi nào cần báo tăng BHXH?
Xem thêm:
- Hướng dẫn thủ tục và hồ sơ báo giảm BHXH mới nhất năm 2022
- Hồ sơ thủ tục báo giảm thai sản 2022 mới nhất
Mức đóng BHXH khi báo tăng
Tỷ lệ đóng BHXH bắt buộc của một nhân viên khi báo tăng BHXH cũng tương tự như một nhân viên đã đóng lâu năm. Cụ thể tỷ lệ đóng BHXH bắt buộc theo tiền lương tháng như sau: Tiền đóng BHXH = 32% mức lương đóng BHXH của người lao động.
Mức đóng BHXH khi báo tăng lao động
Ví dụ: Lương đóng BHXH bắt buộc của NLĐ là 4.000.000 đồng thì tiền đóng BHXH là: 32% x 4.000.000đ = 1.280.000 đồng.
Nếu doanh nghiệp báo tăng BHXH chậm cho cơ quan BHXH thì phải đóng phạt truy thu theo quy định.
Hồ sơ và thủ tục báo tăng bảo hiểm xã hội (BHXH)
Hồ sơ làm thủ tục báo tăng BHXH cần những loại giấy tờ gì?
Theo quy định, để chuẩn bị hồ sơ báo tăng BHXH thì người lao động và doanh nghiệp đều cần chuẩn bị những loại giấy tờ cần thiết.
Người lao động tham gia đóng BHXH cần chuẩn bị các loại giấy tờ:
- Tờ khai tham gia, điều chỉnh thông tin BHXH, BHYT theo mẫu TK1-TS.
- Bổ sung thêm giấy tờ chứng minh nếu người lao động được hưởng quyền lợi BHYT cao hơn.
Đối với doanh nghiệp thì cần chuẩn bị các loại giấy tờ sau:
- Tờ khai đơn vị tham gia, điều chỉnh thông tin BHXH, BHYT theo mẫu TK3-TS.
- Danh sách kê khai lao động tham gia BHXH, BHTN, BHYT, BHTNLĐ, BNN theo mẫu D02-TS.
- Bảng kê khai thông tin theo mẫu D01-TS đã quy định.
Hồ sơ làm thủ tục báo tăng BHXH cần những loại giấy tờ gì?
Nơi tiếp nhận xử lý hồ sơ báo tăng BHXH
Sau khi chuẩn người lao động và người sử dụng lao động đã chuẩn bị đầy đủ các loại giấy tờ cho hồ sơ báo tăng BHXH thì có thể nộp hồ sơ qua những cách sau đây:
- Nộp hồ sơ báo tăng BHXH trực tiếp tại cơ quan BHXH quản lý.
- Gửi hồ sơ qua đường bưu điện.
- Nộp trực tuyến hồ sơ báo tăng BHXH qua mạng.
Quy trình báo tăng BHXH
Hiện nay, mọi thủ tục hành chính đều được đơn giản hóa. Các doanh nghiệp có thể ứng dụng cách báo tăng bhxh qua giao dịch điện tử.
Với các hồ sơ đã chuẩn bị, doanh nghiệp có thể thực hiện kê khai trên phần mềm để gửi tới cơ quan BHXH quản lý. Sau đó doanh nghiệp chờ giải quyết.
Mức phạt khi doanh nghiệp chậm báo tăng bảo hiểm xã hội
Chậm báo tăng lao động và không đóng BHXH cho NLĐ
Trong trường hợp doanh nghiệp hướng dẫn báo tăng bhxh cho nhân viên chậm quá 30 ngày và không đóng BHXH cho người lao động thì sẽ bị phạt.
Doanh nghiệp sẽ bị phạt tiền từ 12% đến 15% tổng số tiền phải đóng BHXH bắt buộc, BHTN tại thời điểm lập biên bản vi phạm hành chính. Tuy nhiên, mức tiền tối đa phải nộp phạt sẽ không quá 150 triệu đồng cho một trong các hành vi:
- Chậm đóng BHXH bắt buộc cho người lao động sau khi ký hợp đồng đã hơn 30 ngày.
- Doanh nghiệp đóng BHXH không đủ cho số NLĐ phải đóng BHXH mà không phải là trốn đóng.
Doanh nghiệp sẽ bị truy thu số tiền BHXH bắt buộc, BHTN chậm đóng cùng với số tiền lãi của số tiền chậm đóng theo mức lãi suất của hoạt động đầu tư của Quỹ BHXH trong năm.
Phạt hành chính khi chậm báo tăng BHXH
Có thể bạn quan tâm: Cập nhật mẫu đơn xin nghỉ thai sản mới nhất 2022
Chậm báo tăng lao động nhưng vẫn đóng BHXH cho NLĐ
Nếu doanh nghiệp chậm báo tăng lao động 30 ngày trở lên thì nhưng vẫn đóng BHXH cho người lao động vẫn được coi là không tham gia BHXH.
Báo tăng bhxh cho người đã có sổ, số tiền đã đóng sẽ được cơ quan BHXH coi là số tiền đóng thừa. Do đó, công ty chậm báo tăng BHXH vẫn bị phạt như trường hợp trên.
Thời gian giải quyết hồ sơ báo tăng BHXH
Kể từ ngày cơ quan BHXH quản lý đã nhận đủ hồ sơ và thủ tục báo tăng bhxh 2022, thời gian giải quyết hồ sơ sau khi tiếp nhận, trả kết quả được quy định như sau:
- Cấp sổ BHXH mới trong vòng không quá 5 ngày làm việc.
- Trường hợp nếu doanh nghiệp báo tăng BHXH chậm thì sẽ được giải quyết trong vòng 10 ngày làm việc.
- Trường hợp điều chỉnh tăng tiền lương đóng BHXH bắt buộc thì thời gian xử lý sẽ không quá 3 ngày làm việc.
Lời kết
Trên đây là những hướng dẫn cụ thể về hồ sơ, thủ tục báo tăng BHXH đơn giản và mới nhất năm 2022 mà các doanh nghiệp nên biết. Doanh nghiệp nên báo tăng bảo hiểm xã hội đúng thời hạn để tránh bị phạt tiền gây tổn thất cho đơn vị. Nếu còn thắc mắc gì thêm về báo tăng BHXH thì hãy để lại câu hỏi ngay phía dưới nhé.