Michael Porter là một trong nhà hoạch định chiến lược và cạnh tranh nổi tiếng nhất hiện nay và là tác giả của mô hình 5 áp lực cạnh tranh (Five Competitive Forces). Vậy 5 Forces là gì?
Chúng ta hãy cùng đi phân tích cụ thể mô hình này trong bài viết dưới đây.
Mục Lục
5 lực lượng cạnh tranh (Five Competitive Forces – 5 Forces) là gì?
5 Forces là viết tắt của cụm từ trong tiếng Anh là Five Competitive Forces, có nghĩa là 5 lực lượng cạnh tranh hoặc 5 áp lực cạnh tranh cần phân tích để đánh giá mức độ hấp dẫn dài hạn của một thị trường, hoặc một phân khúc thị trường xét trong một ngành nào đó. Thông qua đó giúp doanh nghiệp xây dựng được chiến lược phát triển phù hợp và hiệu quả.
Trong mô hình 5 Forces của Michael Porter có 5 yếu tố tác động lên hiệu quả hoạt động trong một doanh nghiệp. Phân tích 5 yếu tố này sẽ giúp cho doanh nghiệp và nhà đầu tư xác định được tính hấp dẫn của ngành, đồng thời hiểu được mức độ cạnh tranh hiện tại của doanh nghiệp cũng như là vị trí mong muốn có được trong tương lai.
Xem thêm:
- B2C là gì? Phân loại và Ưu điểm của mô hình kinh doanh B2C là gì?
- B2E là gì? Có lơi ích như thế nào?
Phân tích cụ thể 5 Forces
Michael Porter đã chia mô hình này ra thành 5 lực lượng cụ thể như: các đối thủ cạnh tranh trong cùng ngành, các đối thủ cạnh tranh tiềm ẩn, sự đe dọa của các ngành hàng thay thế, sức mạnh đàm phán của nhà cung cấp, sức mạnh đàm phán của khách hàng.
Để hiểu rõ hơn về 5 năng lực này, chúng ta hãy đi phân tích lần lượt ngay sau đây.
Các đối thủ cạnh tranh trong ngành
Trên thực tế, chắc chắn không có một ngành nghề hoặc là lĩnh vực kinh doanh nào là hoàn toàn không có đối thủ cạnh tranh. Sự cạnh tranh này được biểu hiện thông qua mức giá, số lượng sản phẩm, các chương trình khuyến mại, chi phí chuyển đổi, thị phần,…
Ở một thị trường nhỏ hay trong một ngành hàng thường bị chi phối bởi các doanh nghiệp lớn thì sự cạnh tranh này lại có thể biến tướng thành thế độc quyền của một doanh nghiệp duy nhất. Như vậy thì sẽ rất khó có một doanh nghiệp nào có thể chen chân hay uy hiếp đến thị phần của doanh nghiệp lớn này.
Tất cả các doanh nghiệp đều muốn tạo ra lợi thế cạnh tranh hơn hẳn so với đối thủ để chiếm thị phần. Nếu như mức độ cạnh tranh giữa những đối thủ thấp thì thị trường kinh doanh trong ngành vẫn còn tiềm năng. Ngược lại nếu như mức độ cạnh tranh càng cao, càng khốc liệt thì khả năng doanh nghiệp có được những mức lợi nhuận cao là rất khó.
Các đối thủ cạnh tranh tiềm ẩn
Theo mô hình 5 Forces đã chỉ ra thì đối thủ có thể đang hoạt động trong ngành nhưng cũng có thể là họ chưa tham gia vào ngành nhưng vẫn sẽ là mối đe dọa lớn cho doanh nghiệp nếu như khi họ lấn sân. Đó cũng chính là lý do mà các doanh nghiệp cần có chiến lược, lộ trình phát triển lâu dài, gây dựng được uy tín trên thị trường và không ngừng mở rộng khách hàng tránh mối đe dọa từ đối thủ mới.
Mức độ cạnh tranh trong tương lai có thể bị chi phối bởi nguy cơ xâm nhập của những đối thủ cạnh tranh tiềm ẩn. Nguy cơ này phụ thuộc phần lớn vào các rào cản xâm nhập ngành thể hiện qua những phản ứng của các đối thủ cạnh tranh hiện có.
Sự đe dọa của các ngành thay thế
Các ngành kinh doanh cung cấp các sản phẩm mới với nhiều lợi ích hơn có thể thay thế cho sản phẩm hiện tại của doanh nghiệp là mối đe dọa rất lớn đối với doanh nghiệp vì những lý do sau:
- Xuất hiện những công nghệ sản xuất mới sẽ làm cho những công nghệ hiện tại bị lỗi thời, lạc hậu. Đặc biệt với những khách hàng thích trải nghiệm thì ngay khi có sản phẩm mới, hiện đại họ sẽ nhanh chóng quên đi sản phẩm của bạn nếu như sản phẩm đó vẫn áp dụng công nghệ cũ.
- Sự thay đổi về mẫu mã, tính năng của sản phẩm dựa trên đột biến công nghệ có thể làm biến mất rất nhiều ngành kinh doanh truyền thống. Vì xu hướng thị trường hiện nay khách hàng luôn ưa chuộng những cải tiến mới phù hợp hơn với mức giá rẻ hơn.
- Một chiến lược marketing trong thời gian dài thì cần phải tính đến sản phẩm thay thế. Biển quảng cáo sản phẩm của doanh nghiệp thành một sản phẩm khó có khả năng thay thế là ý tưởng mang tính chiến lược dài lâu giúp doanh nghiệp tồn tại vững chắc dài lâu và thành công hơn trên thương trường.
Sức mạnh đàm phán của các nhà cung cấp
Sức mạnh của nhà cung cấp chính là yếu tố vô cùng quan trọng được đề cập trong mô hình 5 áp lực cạnh tranh của Michael Porter. Sản phẩm sẽ được tạo ra từ những nguyên vật liệu đầu vào nên nhà cung cấp có tác động rất lớn đến giá bán sản phẩm và làm ảnh hướng đến lợi nhuận, cũng như thu nhập của doanh nghiệp.
Trên phương diện cạnh tranh, khách hàng thường sẽ gây sức ép đối với công ty cung ứng sản phẩm cho mình khi có cơ hội. Chỉ cần một nhà cung cấp tăng giá lên một mức nhỏ cũng có thế khiến cho giá vốn sản xuất của sản phẩm bị tăng lên. Trong khi đó thì doanh nghiệp sẽ không thể tăng giảm giá bán của sản phẩm một cách tùy tiện được và khi đó doanh nghiệp bắt buộc chấp nhận bị giảm lợi nhuận.
Sức mạnh đàm phán của khách hàng
Với bất cứ ngành nghề kinh doanh nào thì cũng đều cần đến khách hàng và họ luôn sở hữu một quyền lực chính quyết định đến vận mệnh của toàn doanh nghiệp. Người mua hàng được xem như là một sự đe dọa cạnh tranh khi họ buộc doanh nghiệp phải giảm giá hoặc là có nhu cầu về chất lượng và dịch vụ tốt hơn.
Ngược lại nếu như người mua yếu sẽ giúp doanh nghiệp có cơ hội tăng giá để kiếm được thêm nhiều lợi nhuận hơn. Khách hàng ở đây có thể hiểu theo cách đơn giản nhất là người tiêu dùng cuối cùng hoặc là nhà phân phối hay nhà mua công nghiệp.
Bên cạnh đó thì người mua cũng có thể dễ dàng gây áp lực bằng cách liên kết lại với nhau để mua với một khối lượng hàng lớn với mức giá cả hợp lý hơn so với mua lẻ. Trường hợp có nhiều nhà cung ứng thì họ có quyền được lựa chọn nhà cung ứng nhà tốt, giá rẻ hơn. Và đương nhiên các nhà cung ứng lúc này sẽ phải cạnh tranh với nhau.
Lợi ích của 5 Forces là gì?
Áp dụng mô hình 5 Forces sẽ giúp doanh nghiệp nhận được rất nhiều lợi ích như sau:
- Doanh nghiệp sẽ có cái nhìn bao quát hơn về thị trường để có chiến lược phát triển phù hợp, đạt hiệu quả cao: Thị trường luôn rất đa dạng và phong phú nhưng cũng rất phức tạp và luôn thay đổi liên tục theo thời gian với sự tham gia của rất nhiều đối thủ cũ, đối thủ mới.
- Đánh giá được chính xác sức mạnh của doanh nghiệp: Các cụ đã có câu “biết người biết ta trăm trận trăm thắng” có nghĩa là nhờ vào khả năng tự đánh giá doanh nghiệp, hiểu được điểm yếu và điểm mạnh của doanh nghiệp. Từ đó, khắc phục được những điểm yếu và phát huy các điểm mạnh.
- Thấy được những mối đe dọa và có giải pháp kịp thời: Nếu như doanh nghiệp không hiểu được đối thủ, không xác định được mỗi nguy hiểm thì sẽ rất dễ bị đào thải. Bởi vậy, khi áp dụng mô hình 5 Forces sẽ giúp doanh nghiệp hình dung áp lực nào tác động lớn nhất đến sự tồn tại và phát triển nhất của các sản phẩm, thương hiệu của mình.
- Xác định và tìm ra được thị trường tiềm năng: Các doanh nghiệp áp dụng 5 Forces để xem xét có nên gia nhập một thị trường nào đó không, từ đó đưa ra quyết định đầu tư phù hợp nhất.
Kết luận
Hiểu được 5 Forces là gì và biết cách ứng dụng nó hợp lý sẽ giúp doanh nghiệp của bạn phát triển vững mạnh hơn trên thị trường. Ngoài ra, bạn cũng cần lên những chiến lược kinh doanh phù hợp với từng thời điểm để tạo ra được nguồn lợi nhuận tốt nhất.
Thông tin được biên tập bởi: taichinh24h.com.vn