Xu hướng (trend) chuyển động theo một hướng trong thời gian nhất định. Cụ thể thì xu hướng (trend) là gì? Đâu là cách xác định và tạo xu hướng hiệu quả nhất?
Trong thời đại công nghệ số hiện nay nhất là trong hoạt động kinh doanh online người nào nắm đầu xu hướng thì người đó sẽ thu được lợi tức cao. Vậy cụ thể xu hướng (trend) là gì? Đâu là cách xác định và khởi tạo các xu hướng hiệu quả? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu chi tiết điều này trong bài chia sẻ dưới đây.
Mục Lục
Xu hướng (Trend) là gì?
Xu hướng chính là hướng chuyển biến của một vấn đề, một sự vật, sự việc. Hay còn được nhiều người gọi là trào lưu. Các trào lưu phát triển thành công là những trào lưu được nhiều người biết tới, được nhiều người quan tâm.
Xem thêm:
Xu hướng thị trường là gì?
Xu hướng thị trường – Market trend là chuyển động của thị trường theo một hướng nhất định qua thời gian. Để xác định xu hướng của thị trường, thì cần phân tích vùng hỗ trợ, kháng cự, đường trendline, chỉ báo RSI…
Nhìn chung thì xu hướng thị trường chính là chiều hướng dịch chuyển của giá cả phản ánh chính xác nhất cách thức dịch chuyển của thị trường. Giá cả thị trường sẽ luôn biến động tựa như đường zíc zắc lên xuống liên tục.
Phân loại xu hướng thị trường
Trong một nền kinh tế, theo từng giai đoạn mọi người có thể bắt gặp trạng thái tăng trưởng nhanh, diễn biến ổn định hoặc suy thoái. Tăng trưởng chính là khi thị trường đang phát triển đi lên, ổn định là khi thị trường không có nhiều biến động mạnh. Còn suy thoái lại chính là lúc thị trường đi xuống.
Xu hướng thị trường phân định thành 3 loại:
- Xu hướng tăng – Uptrend: Đây giai đoạn chứng kiến tài sản giao dịch trong thị trường liên tục tăng giá.
- Xu hướng giảm – Downtrend: Giai đoạn chứng kiến tài sản giao dịch trong thị trường liên tục giảm giá.
- Xu hướng sang ngang – Sideway: Giai đoạn thị trường không có biến động giá mạnh, mức tăng giảm không rõ ràng.
Các xu hướng này luôn thường xuyên thế chỗ cho nhau. Chẳng hạn như xu hướng tăng kết thúc thì tiếp đến sẽ là một xu hướng giảm hoặc sang ngang.
Phân tích cấu trúc xu hướng
Cấu trúc xu hướng chính là điểm riêng biệt của mỗi xu hướng. Nếu như cấu trúc xu hướng bị phá vỡ thì đồng nghĩa với đó là xu hướng sẽ kết thúc.
- Cấu trúc của xu hướng tăng: đỉnh giá sau luôn cao hơn đỉnh giá trước, đáy giá thiết lập sau cũng sẽ cao hơn đáy giá thiết lập trước. Cấu trúc này được bảo vệ thì chắc chắn mức giá vẫn sẽ tiếp tục tăng.
- Cấu trúc xu hướng giảm: đỉnh giá sau luôn thấp hơn đỉnh giá trước, đáy thiết lập sau cũng thấp hơn đáy giá thiết lập trước.
- Cấu trúc xu hướng đi ngang: đỉnh giá sau luôn xấp xỉ đỉnh giá trước, đáy giá thiết lập sau cũng xấp xỉ đáy giá thiết lập trước.
Cách xác định xu hướng thị trường hiệu quả nhất
Để có thể đầu tư kinh doanh và thu được lợi nhuận cao thì việc xác định xu hướng thị trường vô cùng cần thiết. Để xác định rõ điều này các bạn có thể dựa theo các cách sau.
Xác định xu hướng thị trường dựa vào đặc điểm cấu trúc xu hướng
Để xác định xu hướng thị trường dựa theo các đặc điểm cấu trúc xu hướng thì bạn cần làm theo các bước sau:
Bước 1: Phân tích giá trong quá khứ
Nhìn qua sơ đồ minh hoạt thì chúng ta có thể thấy được đây là Downtrend:
- Tại vị trí đỉnh A: giá đang bị đà giảm giá chi phối
- Tại vị trí đáy B: giá đã cao hơn mức gần nhất trước đó tuy nhiên sự cách biệt vẫn còn khá nhỏ. Điều này cho thấy bên bán đã bắt đầu đuối sức nhưng vẫn đủ lực để duy trì xu hướng.
- Tại vị trí đỉnh C: giá đã thiết lập một định mới vượt qua đỉnh A, điều này cho thấy cấu trúc Downtrend đã bị phá vỡ.
- Tại vị trí đáy D: ngay sau đỉnh C được thiết lập thì giá bắt đầu giảm (đáy D) tuy nhiên mức giá này vẫn không thấp bằng đáy B. Diễn biến giai đoạn từ đỉnh A đến đáy D vẫn nằm trong cấu trúc xu hướng tăng giá. Do đó, đây sẽ là giai đoạn tích lũy một xu hướng Uptrend.
- Tại vị trí đỉnh E: khi xuất hiện thiết lập giá ở đáy D, giá sẽ bật lại tăng và tạo đỉnh E. Tuy nhiên mức giá không thể chạm như đỉnh C trước đó. Giá có thể chuyển biến từ xu hướng Uptrend diễn biến sang ngang tạo Sideway chấm dứt downtrend.
Bước 2: Dự đoán các tình huống có thể xảy ra
Dựa theo cách nhận định trên, lấy điểm F là đại diện cho mức giá hiện tại thì các tình huống có thể xảy ra sẽ là:
- Kịch bản thứ nhất: giá sẽ vượt mức kháng cự CG và thị trường sẽ chuyển hoàn toàn sang xu hướng tăng khởi đầu cho giai đoạn bùng nổ.
- Kịch bản thứ hai: giá tụt xuống mức hỗ trợ và tiếp tục đi xuống. Nhưng đây chưa phải là dấu hiệu cho thấy xu hướng giảm giá mà hãy quan sát thêm. Khi thấy giá đã vượt khỏi cùng hỗ trợ điều chỉnh và xu hướng downtrend lúc đó mới được thiết lập.
- Kịch bản thứ 3: giá chỉ dao động ở khu vực hỗ trợ và kháng cự, thị trường vẫn đang trong thời kỳ tích lũy. Thị trường có xu hướng đi ngang nên cần lựa chọn giao dịch phù hợp.
Có thể bạn quan tâm: Cách kiếm tiền trên máy tính đơn giản tại nhà
Xác định xu hướng dựa vào các công cụ chỉ báo kỹ thuật
Cách xác định xu hướng tiếp theo bạn có thể sử dụng phân tích kỹ thuật đường trendline, đường bình động MA, chỉ báo ADX…
Trendline
Trendline là chỉ báo kỹ thuật phổ biến nhất để xác định xu hướng giá cả thị trường.
Xu hướng tăng đường trendline đi qua các đáy, xu hướng giảm đường trendline giảm lần lượt qua đỉnh, xu hướng sẽ được coi là bị phá vỡ khi đường trendline không nằm ở đáy. Bạn cần phác thảo các đường song song để đưa ra các nhận định và tối ưu kênh giá.
Đường trung bình động MA
Đường bình động MA: quan sát và phân tích đường trung bình động sẽ giúp bạn đưa ra được quyết định chính xác hơn. Đường bình động cũng thể hiện được xu hướng đang chi phối thị trường rõ nét nhất.
Có thể bạn không để ý nhưng thực sự thì đường trung bình động MA đảm nhiệm vai trò như đường hỗ trợ và kháng cự trong một xu hướng.
Chỉ báo ADX
Chỉ báo ADX cho phép đo lường độ mạnh yếu của một xu hướng. Đường ADX sẽ có nhiệm vụ dịch chuyển quang khu vực từ 1-100 để xác định độ mạnh yếu của xu hướng. Còn đường +/- DI giữ nhiệm vụ xác định xu hướng.
Cách xác định xu hướng bền vững và không bền vững
Trong hình ảnh trên thì đường line màu đỏ thể hiện rõ ràng xu hướng này bền vững bởi thường xuyên có tính biến động nhưng khả năng phục hồi nhanh. Mặc dù quá trình tăng giá bị ngắt quãng nhưng không hề gây ảnh hưởng quá nhiều tới tổng thể.
Ngược lại đường line xanh chính là biểu hiện rõ ràng nhất của xu hướng không bền vững. Nhiều đỉnh giá mới được thiết lập nhưng xu hướng tăng nhanh, tăng mạnh thường sẽ không mang tính bền vững.
Kết luận
Như vậy chúng tôi đã phân tích chi tiết xu hướng (trend) là gì? Đồng thời cung các cách xác định trend hiệu quả bạn có thể áp dụng. Các xu hướng tăng nhanh thường sẽ không có tính bền vững nên khi chọn lựa bạn cần phải lường trước rủi ro có thể xảy ra.
Thông tin được biên tập bởi: taichinh24h.com.vn