UPAS LC là gì? Phân biệt UPAS L/C và Deferred L/C

UPAS LC là thuật ngữ được nhắc tới khá nhiều trong lĩnh vực xuất nhập khẩu nhưng điều này đồng nghĩa với việc không phải ai cũng hiểu UPAS LC là gì? Đồng thời phân biệt được UPAS L/C và Deferred L/C. Tất cả những điều này sẽ được Tài Chính 24H chia sẻ chi tiết dưới đây.

upas lc taichinh24h 2

UPAS LC là gì?

UPAS LC là gì

UPAS LC là cụm từ viết tắt của Usance Payable At Sight LC được hiểu là phương thức thanh toán tín dụng chứng từ trả chậm. Dễ hiểu hơn thì đó là thư tín dụng trả chậm vẫn đảm bảo thanh toán ngay. 

Điều này có nghĩa là bên xuất khẩu có thể nhận được tiền thanh toán ngay thông quá hoạt động ứng vốn tại ngân hàng. Còn bên nhập khẩu sẽ phải chịu thêm khoản lãi phát sinh cho hoạt động thanh toán sớm này. 

Xem thêm:

  • Moca là gì? Hướng dẫn đăng ký và sử dụng ví Moca mới nhất
  • WACC là gì? Cách tính ra sao?

Ưu điểm của UPAS L/C

Để hiểu rõ về UPAS LC là gì thì các bạn cần nắm ưu điểm của UPAS LC. Cụ thể thì ưu điểm của UPAS L/C sẽ được phân định rõ ràng cho bên xuất khẩu, bên nhập khẩu và cho cả nền kinh tế như sau:

Đối với bên nhập khẩu:

  • UPAS L/C giúp đảm bảo việc mua bán thanh toán diễn ra đảm bảo dưới sự bảo trợ của bên thứ 3 là ngân hàng
  • Hỗ trợ bên mua (nhập khẩu) tránh được các rủi ro về hàng không đủ số lượng, chất lượng cũng như giá thành. Mọi chi phí phát sinh này sẽ do bên bán (xuất khẩu) chịu trách nhiệm. 

Đối với bên xuất khẩu 

  • UPAS L/C đảm bảo rằng người mua sẽ tiến hành thanh toán hoàn tất mọi chi phí hợp đồng. Kể cả trong trường hợp người mua không thanh toán đúng hạn thì ngân hàng cũng sẽ đừng ra thanh toán khoản chi phí đó cho người bán.
  • Hỗ trợ bên bán có thể nhanh chóng xoay vòng sản xuất mà không cần phải đi vay mượn tại các ngân hàng khác. 

Đối với nền kinh tế

  • UPAS LC hỗ trợ việc giao dịch thương mại giữa các doanh nghiệp trong nước và doanh nghiệp nước ngoài diễn ra thuận lợi hơn, giảm mức độ rủi ro cho các bên xuống mức thấp nhất
  • LC UPAS hỗ trợ cho bên sản xuất luôn được vận hành ổn định, không bị ngắt quãng ngay cả khi hàng đã xuất đi và tiền chưa được bên nhập hoàn trả. 

upas lc

Quy trình UPAS LC trong ngành xuất nhập khẩu

Phân biệt UPAS L/C và Deferred L/C

Ngoài hình thức LC UPAS được sử dụng rộng rãi thì hiện nay Deferred L/C cũng được nhiều đơn vị chọn lựa sử dụng. Do đó, trong ngành xuất nhập khẩu có rất nhiều nhầm lẫn 2 khái niệm UPAS L/C và Deferred L/C với nhau.

Deferred L/C thực chất là phương thức trả tiền nhiều lần cho người bán. Có nghĩa là khoản tiền thanh toán sẽ bị tách nhỏ và chuyển dần trong thời gian dài. 

Về cơ bản thì UPAS L/C và Deferred L/C đều là hình thức thanh toán hợp đồng thông qua phát hành L/C và được đảm bảo về độ an toàn và uy tín. Nhưng thực chất thì 2 khái niệm này vẫn có sự khác biệt như sau:

UPAS L/C

Deferred L/C

Nhà xuất khẩu xuất trình đúng và đủ giấy tờ cho ngân hàng

=> Ngân hàng mở L/C chuyển tiền ngay lập tức theo yêu cầu

Nhà xuất khẩu thực hiện xuất trình các chứng từ cho ngân hàng

=> Ngân hàng sẽ chuyển tiền cho nhà xuất nhập khẩu sau 1 khoảng thời gian đã được quy định

=> Nhà xuất khẩu không có quyền yêu cầu thực hiện thanh toán ngay

Có thể bạn quan tâm: Xu hướng là gì? Cách xác định Xu hướng hiệu quả nhất!

Các ngân hàng có dịch vụ thanh toán UPAS LC hiện nay

LC UPAS hiện đang được cung cấp ở hầu hết các ngân hàng lớn tại Việt Nam. Bạn có thể tham khảo dịch vụ UPAS LC này tại các ngân hàng dưới đây:

  • Ngân hàng LienVietPostBank: cho phép các doanh nghiệp nhập khẩu chỉ cần thanh toán cho ngân hàng vào ngày đáo hạn theo kỳ trả nợ, tối đa 365 ngày. Mức lãi suất LC cạnh  tranh hấp dẫn. 
  • Ngân hàng ABBank: hỗ trợ giảm chi phí cho các doanh nghiệp và bảo trợ LC tuyệt đối. Khoản thời gian trả nợ theo UPAS L/C ssex không được tính vào khoản thời gian trả chậm. 
  • Ngân hàng TPBank: cho phép nhà xuất khẩu được đòi tiền trước khi tới hạn. Thời gian trả chậm tối đa của dịch vụ UPAS LC không quá 360 ngày. 
  • Ngân hàng Sacombank: thời gian trả chậm tối đa 6 tháng với mức phí giao dịch cạnh tranh hấp dẫn
  • Ngân hàng VPBank: VPBank hỗ trợ tài trợ vốn ngoại tệ với lãi suất hấp dẫn. Thời gian trả chậm UPAS LC không quá 180 ngày kể từ ngày nhận được bộ chứng từ.
  • Ngân hàng Bảo Việt: thời gian trả chậm tối đa 12 tháng với mức bảo an toàn cho cả bên xuất khẩu và bên nhập khẩu. 

Tổng kết

Như vậy Tài Chính 24H đã giúp các bạn hiểu rõ được L/C UPAS là gì và các vấn đề liên quan tới Upas LC. So với các loại LC thông thường hiện nay thì rõ ràng Upas LC hỗ trợ các doanh nghiệp trong việc hối thúc vốn nhanh chóng hơn, thuận tiện hơn. Hãy thường xuyên theo dõi chúng tôi để được cập nhật các thông tin tài chính hữu ích.

Theo dõi
Thông báo về
guest
0 Bình luận
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận

Tài Chính 24h cập nhật Giá vàng – Tỷ giá Ngoại tệ – Lãi suất – Cung cấp kiến thức về Tài chính, Forex, Chứng khoán. Với đội ngũ content có nhiều năm kinh nghiệm hy vọng sẽ mang lại cho bạn những bài viết chất lượng.

author nguyenbathanh 618859d3
Nguyễn Bá Thành
Chào mọi người, mình là Thành. Với 5 năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực ngân hàng và kiến thức về Tài chính, Crypto, Forex và Chứng khoán. Hy vọng sẽ mang lại cho bạn những thông tin hữu ích.
Chuyển đổi ngoại tệ
Ngoại tệ cần quy đổi
Rate this post

Về chúng tôi

taichinh24h

Tài Chính 24h Cập Nhật Giá Vàng - Tỷ Giá Ngoại Tệ - Lãi Suất - Cung Cấp Kiến Thức Về Tài Chính, Forex, Chứng Khoán.

Giá Vàng

Vàng SJC
Bảo Tín Minh Châu
Vàng PNG
DOJI Giá vàng Phú
Quý Biểu đồ SJC

Liên hệ

  • Email: taichinh24h.com.vn@gmail.com
  • Website: https://taichinh24h.com.vn
    0
    Chúng tôi muốn được nghe bình luận góp ý của bạnx