Tại sao mỗi khi tiến hành đổi ngoại tệ thì đều cần phải xác định trước tỷ giá hối đoái? Cụ thể thì tỷ giá hối đoái là gì? Cách thức nào được dùng để xác định tỷ giá hối đoái. tất cả những điều này sẽ được Tài Chính 24H giải đáp chi tiết trong bài chia sẻ dưới đây.
Tỷ giá hối đoái là gì?
Mục Lục
Tỷ giá hối đoái là gì?
Khái niệm tỷ giá hối đoái được hiểu là tỷ lệ trao đổi giữa 2 dòng tiền của 2 nước khác nhau. Hay có thể hiểu đơn giản chính là sự chênh lệch giá của 1 đồng tiền nước này với 1 đồng tiền của nước khác.
Ví dụ: Tỷ giá USD/VNĐ = 23.070 nghĩa là 1 USD = 23.070 VNĐ
Xem thêm:
- Tỷ suất sinh lợi là gì? Cách tính tỷ suất sinh lợi chính xác nhất
- UPAS LC là gì? Phân biệt UPAS L/C và Deferred L/C
Phân loại tỷ giá hối đoái
Hiện nay tỷ giá hối đoái được phân chia thành rất nhiều loại khác nhau và mỗi một loại sẽ có một đặc điểm riêng biệt. Cụ thể cách phân biệt tỷ giá hối đoái sẽ được phân nhận định như sau:
Căn cứ vào giá trị của tỷ giá
Dựa theo giá trị của tỷ giá thì chúng ta có 2 loại chính là:
- Tỷ giá hối đoái danh nghĩa: đây là tỷ giá của một loại tiền tệ không bao gồm yếu tố lạm phát
- Tỷ giá hối đoái hoán thực: là giá của một loại tiền tệ đã tính gộp thêm yếu tố lạm phát
Căn cứ vào kỳ hạn thanh toán
Tính theo kỳ hạn thanh toán thì tỷ giá hối đoái được phân thành tỷ giá giao ngay và tỷ giá kỳ hạn. Trong đó:
- Tỷ giá giao ngay: Chính là mức tỷ giá được tổ chức tín dụng niêm yết tại thời điểm giao ngay. Khoảng thời hạn này sẽ do 2 bên tự thỏa thuận, đồng thời việc thanh toán hoàn trả cũng phải được thực hiện nhanh chóng trong 2 ngày kể từ thời điểm ký kết giao dịch.
- Tỷ giá kỳ hạn: là mức tỷ giá do tổ chức tín dụng/đơn vị cho vay tự tính. Mức tỷ giá này cũng có thể được áp dụng sau thỏa thuận của cả 2 bên. Tuy nhiên mức giá này vẫn phải nằm trong quy định của ngân hàng nhà nước về tỷ giá kỳ hạn
Căn cứ vào thời điểm mua/bán ngoại hối
Dựa vào thời điểm mua/bán cũng có 2 loại tỷ giá hối đoái
- Tỷ giá mua: tỷ giá tại ngân hàng tiến hành mua ngoại hối
- Tỷ giá bán: tỷ giá tại ngân hàng đồng ý bán ngoại hối
Căn cứ vào đối tượng xác định tỷ giá
Dựa theo đối tượng xác định tỷ giá hối đoái thì sẽ có 2 loại là:
- Tỷ giá hối đoái chính thức: tỷ giá do chính ngân hàng Nhà nước xác định và công bố ra bên ngoài
- Tỷ giá hối đoái thị trường: tỷ giá dựa trên mối quan hệ cung – cầu của thị trường
Tỷ giá hối đoái hiệu dụng
Tỷ giá hối đoái hiệu dụng là tỷ giá danh nghĩa đa phương/ tỷ giá danh nghĩa hiệu dụng. Đây chính là chỉ số trung bình của một đồng tiền so với đồng tiền còn lại.
Tỷ giá hối đoái song phương
Tỷ giá hối đoái song phương là giá của một đồng tiền tiêu dùng nước này so với một đồng tiền tiêu dùng nước khác mà không có sự ảnh hưởng của yếu tố lạm phát.
Lạm phát gây ảnh hưởng lớn tới tỷ giá hối đoái
Có thể bạn quan tâm: Moca là gì? Hướng dẫn đăng ký và sử dụng ví Moca mới nhất
Căn cứ vào phương thức chuyển ngoại hối
Căn cứ vào phương thức chuyển ngoại hối sẽ có 2 loại tỷ giá hối đoái là:
- Tỷ giá điện hối: đây là tỷ giá tính cho việc chuyển ngoại hối bằng điện, tỷ giá này sẽ được ngân hàng niêm yết và được coi là cơ sở để xác định các loại tỷ giá khác.
- Tỷ giá thư hối: đây là tỷ giá tính theo việc chuyển ngoại hối bằng thư. Tỷ giá này sẽ thấp hơn tỷ giá điện hối.
Các chế độ tỷ giá hối đoái
Bên cạnh việc nắm được thông tin tỷ giá hối đoái là gì các bạn cũng cần phải hiểu về các chế độ tỷ giá hối đoái. Hay chính là cách thức mà một đất nước sử dụng để quản lý đồng tiền của nước mình.
Mỗi một quốc gia sẽ có một chế độ tỷ giá hối đoái khác nhau, tuy nhiên đều sẽ thường được áp dụng theo 3 chế độ sau:
- Tỷ giá hối đoái thả nổi: tỷ giá được xác định dựa trên quan hệ cung – cầu của thị trường ngoại hối. Tỷ giá này phụ thuộc hoàn toàn vào nhu cầu tiêu dùng của thị trường chứ không chịu bất cứ ảnh hưởng nào từ nhà nước.
- Tỷ giá hối đoái cố định: đây là tỷ giá xác lập và duy trì bởi ngân hàng nhà nước Việt Nam. Tỷ giá hối đoái cố định có vai trò giữ sự cân bằng cho môi trường đầu tư nước ngoài, đồng thời làm giảm tỷ lệ lạm phát xảy ra.
- Tỷ giá hối đoái thả nổi có điều tiết: là khoản tỷ giá nằm giữa tỷ giá hối đoái thả nổi và tỷ giá hối đoái cố định. Tỷ giá này được biến động theo nhu cầu của thị trường ngoại tệ nhưng vẫn chịu sự can thiệp từ ngân hàng trung ương. Đúng như tên gọi của nó, tỷ giá hối đoái thả nổi có điều tiết có nhiệm vụ chính là làm ổn định kinh tế nhưng cũng vẫn thúc đẩy sự phát triển của các quan hệ kinh tế. Vừa đảm bảo tính độc lập tương đối vừa tuân thủ nghiêm sự quản lý của chính sách tiền tệ trong nước.
Tỷ giá hối đoái đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế
Vai trò của tỷ giá hối đoái đối với nền kinh tế
Trong nền kinh tế quốc dân thì vai trò của tỷ giá hối đoái vô cùng quan trọng. Tỷ giá hối đoái sẽ được sử dụng để:
- Đánh giá sức mua của đồng nội tệ so với đồng ngoại tệ. Đồng thời hỗ trợ phản ánh được giá cả hàng hóa trong nước với nước ngoài cũng như năng suất lao động,…
- Tỷ giá hối đoái phản ánh hoạt động xuất nhập khẩu của quốc gia. Bởi nếu tỷ giá hối đoái tăng nghĩa là giá cả hàng hóa xuất khẩu của quốc gia thấp hơn so với giá của sản phẩm đó ở nước ngoài. Điều này sẽ làm gia tăng sức cạnh tranh của hàng hóa.
- Tỷ giá hối đoái có sự liên kết với tới tỷ lệ lạm phát và tăng trưởng kinh tế. Nếu tỷ giá hối đoái tăng thì giá nhập khẩu sẽ đắt hơn từ đó tăng tỷ lệ lạm phát. Ngược lại nếu tỷ giá hối đoái giảm thì giá đồng nội tệ sẽ tăng, giá hàng hóa nhập khẩu sẽ giảm từ đó cũng kìm hãm được tỷ lệ lạm phát.
Phương pháp xác định tỷ giá hối đoái
Để xác định chính xác tỷ giá hối đoái mỗi quốc giá sẽ sử dụng một phương thức khác nhau. Nhưng về mặt nhìn nhận chung thì để xác định tỷ giá hối đoái sẽ sử dụng phương thức tiếp cận thị trường tiền tệ hoặc phương pháp tiếp cận thị trường tài sản.
Phương pháp tiếp cận thị trường tiền tệ: được xác định dựa trên lý thuyết ngang bằng về sức mua. Nghĩa là, khi các điều kiện khác không đổi, tỷ giá hối đoái sẽ tăng lên nếu:
- Lượng cung tăng lên
- Tỷ lệ lạm phát tăng
- Sự gia tăng của thu nhập
Phương pháp tiếp cận thị trường tài sản: coi tỷ giá hối đoái là giá cả tương đối của hai tài sản với nhau và sẽ được tính dựa theo sức mua tương lai của tài sản. Lúc này, tỷ giá hối đoái sẽ chịu tác động của các yếu tố sau:
- Tỷ suất sinh lời dự kiến
- Khả năng chuyển đổi của tài sản
- Các rủi ro của tài sản
Các yếu tố ảnh hưởng đến tỷ giá hối đoái
Tỷ giá hối đoái trên thị trường hiện nay chịu ảnh hưởng của khá nhiều yếu tố. Nhưng nói tới các yếu tố chính tạo sự thay đổi sẽ gồm các yếu tố sau:
- Yếu tố thương mại: tăng trưởng kinh tế và cán cân thương mại luôn tạo tác động tới giá tỷ lệ trao đổi. Từ đó khiến cho đồng nội tệ và đồng ngoại tệ có sự chênh lệch lớn
- Yếu tố lạm phát: lạm phát chính là yếu tố trực tiếp gây ảnh hưởng tới tỷ giá hối đoái. Bởi tỷ giá trong nước cao hơn nước ngoài thì chắc chắn tỷ giá hối đoái sẽ tăng. Như vậy thì giá trị đồng nội tệ sẽ giảm và ngược lại.
- Yếu tố lãi suất: lãi suất trong nước thấp hơn nước ngoài đồng nghĩa với đồng nội tệ giảm và ngược lại đồng ngoại tệ tăng khi lãi suất trong nước cao hơn nước ngoài. Điều này sẽ tạo ảnh hưởng không nhỏ tới hoạt động đầu tư nước ngoài.
Tổng kết
Trên đây là các thông tin chi tiết về tỷ giá hối đoái là gì được nhiều người quan tâm. Hy vọng những chia sẻ này của Tài Chính 24H sẽ giúp các bạn có thể hiểu rõ hơn về tỷ giá hối đoái và sử ảnh hưởng của tỷ giá này đối với nền kinh tế trong nước.