Thanh toán TT là gì? Các phương thức thanh toán T/T hiện nay 2022

Thanh toán TT đang là hình thức được sử dụng rộng rãi cũng như mang lại rất nhiều tiện lợi cho việc giao dịch trong thanh toán chuyển tiền. Nếu như bạn cũng là một nhà kinh doanh, đang muốn tìm hiểu phương thức thanh toán này có những ưu và nhược điểm gì thì đừng bỏ qua những thông tin mà Tài chính 24h chia sẻ dưới đây nhé!

thanh toan tt taichinh24h 1

1. Thanh toán T/T là gì?

Thanh toán TT (Telegraphic Transfer) hay nhiều người vẫn hay gọi là chuyển khoản điện báo, chuyển khoản telex là một trong những phương thức thanh toán hiện nay được chấp nhận rộng rãi trên toàn thế giới. 

Nói một cách đơn giản, đó là chuyển khoản ngân hàng giữa ngân hàng của nhà nhập khẩu và nhà cung cấp. Bên cạnh thanh toán LC (thư tín dụng, L / C),  thì TT là một trong những phương thức thanh toán phổ biến nhất, đặc biệt khi kinh doanh ở Châu Á.

Khi người dùng thực hiện thanh toán TT thường sẽ đi kèm với phí xử lý cao, thay đổi tùy thuộc vào khu vực và ngân hàng của cả hai bên. 

Ngoài ra còn có một khoản chi phí bổ sung nếu bạn phải chuyển đổi tiền tệ, được gọi là đánh dấu cho tỷ giá hối đoái. Người dùng cũng cần lưu ý về các khoản phí khác trong ngân hàng gửi và nhận. 

thanh toan tt taichinh24h 2

Thông thường, việc chuyển tiền thường mất từ ​​1-7 ngày làm việc và phương thức thanh toán TT được chia thành 3 loại như sau:

  • TT in advance: Hình thức thanh toán mà bên nhập khẩu sẽ tiến hành trả trước một phần hoặc toàn bộ số tiền của đơn hàng cho bên xuất khẩu trước khi nhận được hàng.
  • TT in sight: Đối với phương thức này, bên nhập khẩu sẽ thanh toán bằng điện chuyển tiền cho bên xuất khẩu ngay khi nhận được hàng và đi kèm theo toàn bộ các chứng từ cần thiết.
  • TT at X day: Cuối cùng là phương thức thanh toán mà bên nhập khẩu sẽ trả cho bên xuất khẩu sau một khoảng thời gian xác định đã được thỏa thuận trước khi đã nhận đủ hàng và chứng từ. 

Xem thêm:

2. Đối tượng tham gia

Những đối tượng dưới đây sẽ tham gia phương thức chuyển tiền TT, bao gồm:

  • Người chuyển tiền (Remitter): Đây là bên mua, người nhập khẩu, người mắc nợ.
  • Ngân hàng chuyển tiền (Remitting bank): Ngân hàng sẽ phục vụ cho người chuyển tiền.
  • Ngân hàng đại lý (Agent bank): Ngân hàng giải quyết những vấn đề cho những đối tượng hưởng thụ và có quan hệ đại lý phía ngân hàng chuyển tiền.
  • Người thụ hưởng: Đó chính là người bán, người xuất khẩu hoặc chủ nợ.

3. Ưu điểm và nhược điểm của phương thức thanh toán T/T

thanh toan tt taichinh24h 3

Ưu điểm:

  • Người bán / xuất khẩu / chủ nợ sẽ nhanh chóng nhận được tiền trong vòng 1-5 ngày làm việc mà không cần phải mất thời gian chờ đợi giải quyết thủ tục giấy tờ quá lâu. 
  • Thanh toán TT là tiền điện tử nên nó là một phương thức gửi tiền an toàn và bảo mật. 
  • Đây là hình thức thanh toán có thể dễ dàng theo dõi, kiểm soát được nhanh số tiền đã được gửi và thời gian gửi. 
  • Việc chuyển tiền bằng hình thức thanh toán tt có thể được thực hiện từ bất kỳ đâu, bất kỳ lúc nào rất tiện lợi. 

Nhược điểm:

  • Thanh toán TT không phải là phương thức chuyển tiền nhanh nhất cũng không phải là phương thức chuyển tiền an toàn nhất tính đến thời điểm hiện tại. Dù rằng cũng có thể nói hiện nay không có phương thức an toàn nào để thực hiện thanh toán quốc tế 
  • Khi dùng phương thức TT để thanh toán, chỉ có người mua (người nhập khẩu) chịu rủi ro. 
  • Vẫn còn thiếu các biện pháp đối phó, giống như các biện pháp trong hệ thống SEPA, để bảo vệ người thanh toán ( người mua ) khỏi gian lận. 

4. Quy trình thanh toán TT

Nếu muốn dùng phương thức TT để thanh toán, người dùng cần phải nắm rõ các bước trong quy trình sau để hạn chế tối đa những sai sót có thể xảy ra: 

Bước 1: Chuyển hàng và chứng từ

Bước đầu tiên trong quy trình thanh toán TT chính là bên xuất khẩu / người bán đóng hàng và giao hàng kèm bộ chứng từ cần thiết cho bên nhập khẩu. Hãy lưu ý trước khi gửi cần phải kiểm tra thật kỹ xem các thông tin về đơn hàng cũng như chứng từ đã chính xác hay chưa để tránh gây sai sót nhé.

thanh toan tt taichinh24h 4

Có thể bạn quan tâm: Thẩm định tín dụng là gì? Quy trình thẩm định tín dụng như thế nào?

Bước 2: Yêu cầu bên ngân hàng chuyển tiền

Sau khi hoàn thành bước 1, bên nhập khẩu nhận được sẽ tiến hành viết lệnh chuyển tiền đồng thời gửi hồ sơ kèm theo bộ chứng từ đến ngân hàng để yêu cầu chuyển tiền cho bên xuất khẩu. Trong thời gian này sẽ có 2 phương thức để có thể lựa chọn thanh toán đó là chuyển tiền trả trước và chuyển tiền trả sau.

  • Đối với trường chuyển tiền trả trước, hồ sơ cần chuẩn bị bao có lệnh chuyển tiền, hợp đồng ngoại thương, hợp đồng mua bán ngoại tệ. Đồng thời, sau khi nhận được được hàng, bên nhập khẩu cũng cần phải bổ sung thêm cho ngân hàng các loại giấy tờ sau: tờ khai hải quan, vận đơn, hóa đơn thương mại.
  • Đối với trường hợp lựa chọn thanh toán bằng hình thức chuyển tiền trả sau, thì cần chuẩn bị đầy đủ các loại giấy tờ sau theo yêu cầu: lệnh chuyển tiền, hợp đồng ngoại thương, hợp đồng mua bán ngoại tệ (nếu có), tờ khai hải quan, vận đơn và hóa đơn thương mại.

Bước 3: Ngân hàng gửi thông báo cho bên nhập khẩu

Sau khi đã nhận đủ các giấy tờ cần thiết từ bên nhập khẩu, ngân hàng sẽ tiến hành trích tiền cho bên xuất khẩu và cùng lúc gửi giấy báo nợ cho phía nhập khẩu.

Bước 4: Chuyển tiền

Ở bước này, ngân hàng đại lý sẽ thực hiện việc chuyển tiền trả và báo cáo cho bên xuất khẩu là đã có thể hoàn thành quy trình thanh toán TT. Với hình thức thanh toán này, hãy cân nhắc lại trước khi chuyển tiền sang Hồng Kông hoặc Singapore vì sẽ có mức thuế rất cao. 

Đồng thời cũng cần đảm bảo rằng số tài khoản ngân hàng được cung cấp là tài khoản công ty của người bán, không phải số tài khoản cá nhân nào khác. Vì nếu trong trường hợp không may, rất khó để đấu tranh cho quyền lợi để có thể lấy lại số tiền bị mất. Vậy nên, hãy xác minh với nhà cung cấp thật kỹ lưỡng trước khi chuyển tiền.

5. Cách phân biệt phương thức thanh toán TT và TTR

thanh toán tt

Thanh toán quốc tế có sử dụng phương thức điện chuyển tiền TT (Telegraphic Transfer)  và hình thức thanh toán TTR (Telegraphic Transfer Reimbursement)  đều có điểm chung là nằm trong phương thức thanh toán L/C (Letter Credit).

Vậy nên, để phân biệt 2 phương thức này một cách đơn giản nhất là thông qua đặc điểm sau: 

  • TT: Đây là một phương thức thanh toán quốc tế – chuyển tiền bằng điện độc lập và không liên quan tới bất kỳ phương thức thanh toán khác.
  • TTR: Đây là phương thức thanh toán nằm trong phương thức L/C. Khi L/C cho phép TTR, người xuất khẩu khi xuất trình bộ chứng từ hợp lệ cho ngân hàng thông báo sẽ được thanh toán ngay thời hạn là 36 giờ (trong vòng 3 ngày) và bộ chứng từ sẽ được gửi tới sau cho nhà nhập khẩu.

6. Tổng kết

Bất kỳ một doanh nghiệp nào cần gửi tiền hoặc thanh toán cho các nhà cung cấp ở nước ngoài thì nhất định không thể không biết qua phương thức thanh toán TT. Hy vọng thông qua những thông tin mà Tài Chính 24H vừa chia sẻ sẽ giúp người đọc có thêm một phương thức thanh toán hiện đại và tiện lợi nhất.

Theo dõi
Thông báo về
guest
0 Bình luận
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận

Tài Chính 24h cập nhật Giá vàng – Tỷ giá Ngoại tệ – Lãi suất – Cung cấp kiến thức về Tài chính, Forex, Chứng khoán. Với đội ngũ content có nhiều năm kinh nghiệm hy vọng sẽ mang lại cho bạn những bài viết chất lượng.

author nguyenbathanh 618859d3
Nguyễn Bá Thành
Chào mọi người, mình là Thành. Với 5 năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực ngân hàng và kiến thức về Tài chính, Crypto, Forex và Chứng khoán. Hy vọng sẽ mang lại cho bạn những thông tin hữu ích.
Chuyển đổi ngoại tệ
Ngoại tệ cần quy đổi
Rate this post

Về chúng tôi

taichinh24h

Tài Chính 24h Cập Nhật Giá Vàng - Tỷ Giá Ngoại Tệ - Lãi Suất - Cung Cấp Kiến Thức Về Tài Chính, Forex, Chứng Khoán.

Giá Vàng

Vàng SJC
Bảo Tín Minh Châu
Vàng PNG
DOJI Giá vàng Phú
Quý Biểu đồ SJC

Liên hệ

  • Email: taichinh24h.com.vn@gmail.com
  • Website: https://taichinh24h.com.vn
    0
    Chúng tôi muốn được nghe bình luận góp ý của bạnx