Thanh khoản được nhắc khá nhiều trong lĩnh vực tài chính nhưng không phải ai cũng hiểu rõ được thuật ngữ này. Do đó Tài Chính 24H đã tổng hợp giải đáp tất cả các thắc mắc về tính thanh khoản là gì? Ý nghĩa của thanh khoản và các vấn đề liên quan trong bài chia sẻ dưới đây.
Thanh khoản là gì? Tính thanh khoản được áp dụng như thế nào?
Mục Lục
Thanh khoản là gì?
Thanh khoản được hiểu là mức lưu động của một sản phẩm hay một tài sản bất kì có thể mua hoặc bán được trên thị trường mà mức giá bán ra đó không bị ảnh hưởng. Nghĩa là khả năng chuyển đổi sang tiền mặt của các sản phẩm, tài sản đó không bị mất giá.
Xếp loại tài sản theo tính thanh khoản
Dựa theo khả năng thanh khoản thì các tài sản lưu động sẽ được xếp theo thứ tự như sau:
- Tiền mặt
- Đầu tư ngắn hạn
- Khoản phải thu
- Ứng trước ngắn hạn
- Hàng tồn kho
Trong đó thì:
- Tiền mặt được xếp đầu do luôn được dùng trực tiếp thể thanh toán đồng thời có khả năng lưu thông và tích trữ tốt
- Hàng tồn kho có tính thanh khoản thấp nhất bởi các sản phẩm này phải chuyển qua giai đoạn phân phối, đẩy mạnh tiêu thụ rồi mới tới khoản phải thu và cuối cùng là tiền mặt.
Ý nghĩa của thanh khoản
Tính thanh khoản của tài sản cho thấy được sự linh hoạt và tính an toàn của các tài sản trên thị trường:
- Các tài sản ngắn hạn hay lưu động đều có tính thanh khoản cao khi giá của nó ít có sự biến động trên thị trường
- Thị trường càng năng động thì tính thanh khoản lại càng được nâng cao
Rủi ro khi thanh khoản sẽ xảy ra nếu như không nắm bắt biến động thị trường
Một số loại thanh khoản mà bạn cần biết
Tính thanh khoản của các tài sản có một vài điểm khác biệt nhất định, chẳng hạn như một số loại thanh khoản dưới đây:
Thanh khoản ngân hàng
Thanh khoản ngân hàng là gì? Đây chính là khả năng đáp ứng nhu cầu rút tiền mặt và khả năng giải ngân các khoản vay tín dụng của ngân hàng. Đối với các ngân hàng thì thời gian thanh khoản nhanh hay chậm sẽ bị phụ thuộc lớn vào đặc tính của nhu cầu.
Trong đó thì thanh khoản ngắn hạn – thanh khoản các khoản tiền gửi giao dịch của khách hàng hay các tiền gửi có kỳ hạn đã tới hạn. Còn vay dài hạn sẽ do xu hướng tạo ra và thường mang tính thời điểm.
Nhưng cho dù thanh khoản dài hạn hay ngắn hạn thì đều đòi hỏi ngân hàng phải có khoản tiền dự phòng. Đồng thời, thanh khoản ngân hàng luôn sở hữu các đặc điểm sau:
- Cung – Cầu của ngân hàng luôn có sự chênh lệch lớn và các ngân hàng thường xuyên phải đối mặt với trạng thái thanh khoản hoặc thặng dư, thâm hụt.
- Nếu như nhiều nguồn vốn được giữ lại để đáp ứng nhu cầu thanh khoản thì ngân hàng sẽ không có lợi nhuận và ngược lại.
- Giải quyết được vấn đề thanh khoản thì các ngân hàng buộc phải chi trả lãi các nguồn vốn vay mượn, hoặc chịu chi phí giao dịch lớn để tìm được nguồn vốn. Thậm chí là phải mất chi phí cơ hội cho các lợi nhuận tương lai vì phải bán các tài sản sinh lời.
Thanh khoản chứng khoán
Loại thanh khoản thứ 2 mà bạn không được bỏ qua chính là thanh khoản chứng khoán. Tính thanh khoản chứng khoán chính là khả năng chuyển đổi từ tiền mặt sang thanh chứng khoán và ngược lại.
Những chứng khoán có sẵn trên thị trường chính là những chứng khoán có tính thanh khoản cao. Bởi những chứng khoán này có thể dễ dàng bán, mức giá cũng tương đối ổn định theo thời gian. Những chứng khoán này có tính thanh khoản cao bởi cho phép các nhà đầu tư có thể nhanh chóng, dễ dàng chuyển đổi thành tiền mặt lập tức khi cần thiết. Điều này tạo nên thị trường chứng khoán với những biến động thú vị.
Tính thanh khoản chứng khoán càng cao thì thị trường chứng khoán càng năng động, tuy nhiên vẫn kèm theo các rủi ro. Bởi tính thanh khoản chỉ là một phần và các nhà đầu tư còn phải cân nhắc thêm về khả năng thu hồi vốn. Nếu như khả năng thu hồi vốn kém thì các nhà đầu tư hoặc chính ngân hàng sẽ phải chịu tổn thất về tài chính.
Đối với thanh khoản chứng khoán thì các yếu tố gây bất lợi thường là:
- Tình hình kinh doanh không ổn định dẫn tới tài chính thấp và tính thanh khoản thấp
- Chịu tác động từ chính sách – quy định của Nhà nước và các cơ quan quản lý khác.
- Nhà đầu tư nước ngoài chỉ được phép mua 30% cổ phiếu của ngân hàng thương mại đã niêm yết, giới hạn khả năng tiếp cận của các doanh nghiệp trong nước với các doanh nghiệp nước ngoài.
- Tâm lý các nhà đầu tư gây ảnh hưởng tới thời điểm và kiến cho thị trường biến động. Một khi thị trường biến động thì các nhà đầu tư lại càng trở nên dè dặt hơn, cẩn trọng hơn.
Tổng kết
Như vậy Tài Chính 24H đã giúp bạn hiểu được tính thanh khoản là gì và các vấn đề liên quan tới tính thanh khoản hiện nay tại Việt Nam. Để hạn chế các rủi ro có thể xảy ra khi tiến hành thanh khoản bất cứ sản phẩm nào các bạn cũng cần tìm cách phân bổ nguồn vốn phù hợp.