Tagline là gì? Tagline có ý nghĩa rất lớn trong việc quảng cáo và giới thiệu sản phẩm đến khách hàng. Nếu như bạn đang muốn tìm hiểu về Tagline và cách tạo ra một Tagline ấn tượng nhất thì đừng nên bỏ qua bài viết dưới đây nhé.
Mục Lục
Tagline là gì?
Tagline là một thuật ngữ chuyên ngành trong lĩnh vực marketing nhằm để định vị sản phẩm và triết lý của thương hiệu khi kinh doanh.
Tagline thường là một cụm từ ngắn, dễ nhớ và được sử dụng trong quá trình marketing và truyền đạt những tình cảm, cảm xúc chính mà một doanh nghiệp muốn đưa đến cho khách hàng về thương hiệu của mình.
Tagline thường xuất hiện ở các mẩu quảng cáo hay trong các clip giới thiệu doanh nghiệp hoặc chiến dịch nơi doanh nghiệp tham gia để tạo ấn tượng tốt và khiến người dùng luôn nhớ tới nhãn hàng.
Xem thêm:
- Mục tiêu SMART (SMART Goals) là gì? Nội dung của mục tiêu SMART
- Thuê ngoài (Outsourcing) là gì? Vì sao Doanh nghiệp cần Outsourcing
Sự khác nhau giữa tagline và slogan ra sao?
Nhiều người thường nhầm lẫn tagline và slogan vì chúng đều thường là một cụm từ ngắm xuất hiện trong các chiến lược quảng cáo của doanh nghiệp. Tuy nhiên về bản chất thì tagline và slogan lại hoàn toàn khác nhau.
Slogan là một đoạn văn ngắn được dùng để diễn tả một lời hứa, giá trị hay định hướng phát triển cho sản phẩm. Slogan mang tính mô tả chiến lược của công ty và thương hiệu đến khách hàng.
Slogan cũng là một công cụ hiệu quả trong việc tạo dựng nên giá trị thương hiệu. Nó có thể giúp khách hàng nhanh chóng định hình được thương hiệu đó là gì và nó khác biệt với những thương hiệu khác ở điểm nào.
Nếu như Slogan để diễn tả ý nghĩa thương hiệu thì Tagline để diễn tả sức mạnh của sản phẩm. Cả 2 đều đóng vai trò quan trọng đối với bất kỳ thương hiệu nào.
Các thương hiệu sử dụng Tagline nhằm tạo ra những chuỗi hiệu ứng gây ấn tượng, tổng hợp giai điệu về âm thanh cũng như hình ảnh của sản phẩm. Tagline dùng để củng cố và làm tăng cường trí nhớ của người tiêu dùng về sản phẩm đang được tiếp thị.
Cách tạo dựng tagline ấn tượng
Tagline như một nhãn dán cho khách hàng mô tả nhanh nhất về những thành phần có chất lượng hơn là một bản mô tả dài dòng để chỉ ra chi tiết tác dụng. Để có thể tạo ra được tagline ấn tượng mạnh với khách hàng để nâng cao hiệu quả quảng cáo thì bạn hãy áp dụng các cách như sau:
- Ngắn gọn: Đa số các công ty quảng cáo thường thích những câu tagline ngắn để hài hoà hơn khi đặt cùng logo. Tuy nhiên, câu tagline không nhất thiết phải quá ngắn bởi một số câu được khách hàng nhớ nhất lại khá dài nếu chúng có từ gây sốc.
- Dễ nhớ: Bạn có thể gieo vần, lập từ, lập âm, đảo ngữ hoặc sử dụng câu đa nghĩa để khách hàng dễ dàng nhớ được thông tin bạn muốn truyền tải về sản phẩm của mình.
- Sáng tạo: Hãy sử dụng các động từ hoặc tính từ có tính sáng tạo, độc đáo nhằm đưa khán giả tới đúng lĩnh vực của bạn một cách tự nhiên nhất.
- Ngôn ngữ đơn giản, rõ ràng và dễ hiểu: Mặc dù cụm từ ấn tượng mạnh nhưng vẫn phải đảm bảo được sự đơn giản, rõ ràng để khách hàng dễ dàng hiểu được ý nghĩa mà thương hiệu đang muốn truyền tải.
- Thân thiện: Sự thân thiện và chân thành là điều vô cùng cần thiết để khách hàng gắn bó dài lâu với sản phẩm của bạn.
- Sinh động: Tagline nên được trang trí mô tả sinh động để giúp cho thông điệp trở nên ý nghĩa và sâu sắc hơn.
Có thể bạn quan tâm:
- Lệnh giao hàng là gì? Cách lấy D/O ra sao?
- TTR là gì? Bật mí phương thức thanh toán TTR trả sau
Các bước xây dựng Tagline “ấn tượng”
Nếu như bạn đang muốn xây dựng một tagline ấn tượng nhất thì hãy đi thực hiện lần lượt từ các bước từ khâu chuẩn bị đón ý tưởng, đi tìm ý tưởng và thực hiện ý tưởng làm ra tagline như thế nào, cụ thể như sau.
Bước 1: Tôi là ai và đây là đâu?
Nghe có vẻ đây là một câu hỏi ngớ ngẩn nhưng nếu bạn viết một câu tagline mà không trả lời được câu hỏi này thì sẽ rất khó trong việc hình thành ý tưởng tạo tagline.
Bạn cần phải nắm rõ sứ mệnh, đặc trưng và thông điệp của thương hiệu đang muốn truyền tải đến khách hàng. Vì vậy, bạn hãy trả lời các câu hỏi để làm rõ các vấn đề về thương hiệu như:
- Thương hiệu và sản phẩm của bạn nổi bật nhất về điều gì nhất và giá trị cốt là gì?
- Tính cách, sứ mệnh và mục tiêu của thương hiệu là gì?
- Thương hiệu của bạn đang đứng vị trí nào trên thị trường?
- Đối tượng khách hàng mà bạn muốn hướng tới là ai?
- Khách hàng của bạn nhận được giá trị đặc biệt khi sử dụng sản phẩm của bạn gì?
- Bạn mang đến cho khách hàng những giá trị cảm xúc nào?
Bước 2: Cô đọng thông tin thành từ khóa
Sau khi đã hiểu được những thông tin bạn muốn truyền tải thì hãy cô đọng nó thành từ khóa có giá trị, ví dụ như:
- Về đặc điểm nổi bật của sản phẩm là: chuẩn hàng nhập khẩu Úc, nguyên liệu từ nhiên 100%, sữa gấp đôi DHA hay rau sạch không sử dụng hóa chất
- Về giá sản phẩm: cạnh tranh, rẻ nhất…
- Về đối tượng khách hàng như: cho người Việt, cho phái mạnh, cho bé yêu, cho mẹ bầu…
- Về khơi gợi giá trị cảm xúc: nơi hạnh phúc trọn vẹn nhất, mang lại tự do, đẳng cấp số 1, …
Bước 3: Triển khai từ khóa thành các hướng để viết
Khi bạn đã sưu tập được một bộ sưu tập mảnh ghép là các từ khóa thì hãy mày mò xem với những từ khóa đó sẽ viết được thành những ý gì. Tuy nhiên, ở bược bạn chưa cần phải tìm ra những cụm từ hoàn mĩ nhất mà có thể tự do, thoải mái suy nghĩ theo phương châm là đâu có đường thì ta cứ đi.
Ngay cả khi, những câu văn được nghĩ tới có hơi lủng củng một chút thì cũng không sao vì quan trọng nhất vẫn là ý tưởng và những gì mà bạn đang muốn truyền đạt.
Bước 4: Gọt lại thành câu nghe cho xuôi tai nào
Nếu như ở bước 3 bạn đã được thỏa sức sáng tạo thì sang đến bước này là bước bạn cần nghiêm chỉnh lại để tập trung chọn ra các options sáng giá nhất. Sau đó, gắn kết lại sao cho thật cô đọng, súc tích và không thừa chữ nhưng vẫn phải đầy đủ ý.
Bước 5: Mang ra cho team cùng “mổ xẻ”
Khi đã chọn ra được những thành phẩm ưng ý nhất thì bạn hãy đem ra cho team xem xét và chuẩn bị tinh thần nếu ra những điểm hay trong sản phẩm của mình để thuyết phục mọi người.
Mỗi người sẽ có một suy nghĩ khác nhau nên rất có thể sản phẩm của bạn sẽ bị nhiều người không ủng hộ, quan trọng là bạn phải biết cách phản bác lại những ý kiến tiêu cực và xem xét lại nếu như các thành viên khác chỉ ra điểm yếu mà bạn chưa nghĩ tới.
Để có thể tiến bộ nhanh nhất thì bạn cần phải cởi mở tiếp thu ý kiến của mọi người nhưng cũng phải cân nhắc kỹ lưỡng vì nếu như ba phải, càng nhận góp ý sẽ khiến cho đầu óc càng mịt mù.
Bước 6: Đưa con lên “thớt”
Cuối cùng sau khi cả team đã thống nhất được options tốt nhất thì đã đến lúc bạn trình bày với sếp hoặc với khách hàng. Bạn hãy chuẩn bị lý do thuyết phục để option đó được chọn.
Một số những Tagline hay của các thương hiệu nổi tiếng
- Tagline của hãng hàng không Vietjet Air là : “Bay là thích ngay”
- Tagline trong quảng cáo sản phẩm của Bitis là: “Đi để trở về”, “Bitis, nâng niu bàn chân Việt”
- Tagline của Roto Rooter có trị giá 370 triệu đô là: “Roto-Rooter, khiến mọi rắc rối của bạn trôi tuột xuống ống nước.”
Kết luận
Trên đây là những chia sẻ về Tagline là gì và những thông tin hữu ích để giúp bạn biết cách xây dựng nên một Tagline độc đáo, ấn tượng. Nếu bạn còn bất kỳ thắc mắc nào muốn được chúng tôi hỗ trợ về chủ đề Tagline thì hãy để lại bình luận bên dưới bài viết này nhé.
Thông tin được biên tập bởi: taichinh24h.com.vn