Trong thị trường giao dịch đầy biến động như thị trường Forex, việc dự đoán chính xác được sự thay đổi về xu hướng tăng giảm của giá cả là rất khó khăn. Do đó lệnh Stop Loss (lệnh cắt lỗ) là một công cụ giúp hỗ trợ các nhà đầu tư tránh khỏi việc thua lỗ quá nhiều trong giao dịch. Vậy lệnh Stop Loss là gì? Làm thế nào để đặt lệnh cắt lỗ trong giao dịch hiệu quả?
Mời các bạn cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây.
Mục Lục
- 1 Cắt lỗ – Stop loss là gì?
- 2 Tại sao phải đặt lệnh Stop loss khi giao dịch Forex?
- 3 Ưu điểm và nhược điểm của lệnh Stop Loss
- 4 Ý nghĩa của lệnh Stop loss
- 5 Những sai lầm nghiêm trọng về Stop loss trong giao dịch
- 6 Các loại Stop loss cơ bản trong Forex
- 7 Năm bước đặt Stop loss đúng cách cho các Trader
- 8 Kết luận
Cắt lỗ – Stop loss là gì?
Stop loss còn được gọi là lệnh cắt lỗ (viết tắt là SL), nó được đặt trước tại một mức giá có vị trí ngược chiều xu hướng kỳ vọng của nhà đầu tư. Mức giá này là mức lỗ mà nhà đầu tư chấp nhận được, nếu chẳng may thị trường không đi theo những gì họ mong muốn khi chạm đến mức này, lệnh giao dịch sẽ tự động cắt.
Lệnh stop loss này rất cần thiết cho những nhà đầu tư không nhiều thời gian để thường xuyên theo dõi xu hướng thị trường. Đồng thời, nó cũng giúp họ tránh được tổn thất nặng nề từ các biến động nhanh, mạnh và bất ngờ khiến họ không kịp trở tay.
Ví dụ: Bạn thực hiện mua cặp tiền XAU/USD với mức giá 1800.000. Để tránh bị thiệt hại nặng nề nhất khi xảy ra trường hợp thị trường đi xuống (ngược với kỳ vọng của bạn) thì bạn có thể đặt lệnh cắt lỗ (stop loss) ở mức thấp hơn giá bạn thực hiện mua. Bạn có thể đặt lệnh Stop loss tuỳ vào mức chấp nhận rủi ro của cá nhân. Một số mức stop loss bạn có thể đặt được như 1700.000; 1755.000; …
Xem thêm:
- Mô hình Cốc Tay cầm là gì? Đặc điểm ra sao?
- Top 10+ diễn đàn Forex uy tín nhất Việt Nam và Thế Giới
Tại sao phải đặt lệnh Stop loss khi giao dịch Forex?
Thị trường Forex luôn luôn chuyển động và đặc điểm của nó là nhanh và mạnh mẽ, mang đến nhiều cơ hội tìm kiếm lợi nhuận cho các nhà đầu tư. Nhưng, nó cũng cẩn chứ nhiều rủi ro lớn, không có bất kỳ ai trong thị trường này có thể đưa ra dự đoán chính xác những gì sẽ diễn ra tiếp theo. Vậy nên, các nhà đầu tư nên sử dụng stop loss cho các giao dịch như một sự phòng hộ, bảo vệ tài khoản của mình được an toàn.
Khi thị trường đi ngược dự đoán và chạm vào một mức giá nhất định, bạn quyết định dừng giao dịch bằng lệnh stop loss tại mức giá đó. Vậy thì, câu hỏi đặt ra là tại sao không duy trì thêm một thời gian nữa, biết đâu giá sẽ quay đầu lại đi đúng xu hướng như dự đoán ban đầu, tại sao không kiên nhẫn thêm?
Vấn đề ở chỗ là bạn lấy căn cứ đâu để cho rằng giá sẽ đảo chiều đi đúng xu hướng dự đoán ngay sau đó? Một khi đã có quyết định dừng lại khi giá chạm vào stop loss thì đồng nghĩa với việc bạn đã tin chắc rằng nó sẽ không thể đi đúng như dự đoán của mình nữa, tất cả những gì mà bạn đã phân tích trước đó đã sai, hệ thống giao dịch của bạn không còn hiệu quả trong trường hợp này. Stop loss là cơ sở để bạn biết chắc rằng bạn đã dự đoán sai, nên dừng lại và chấp nhận một khoản thua lỗ cho sự sai đó của mình.
Trader nên hiểu rõ bản chất của giao dịch là mang tính xác suất với tỷ lệ phần trăm là ngang nhau. Do đó, bạn có thể thắng “đậm” hoặc có thể sẽ thua “sâu”, một tình huống mà xảy ra với tất cả mọi người. Tuy nhiên, bạn hãy là nhà giao dịch tỉnh táo và biết chừa đường lui – nước rút của mình phù hợp bằng cách nhớ đặt Stop loss khi bắt đầu giao dịch nhé!
Ưu điểm và nhược điểm của lệnh Stop Loss
Stop loss tưởng chừng chỉ là một lệnh cắt lỗ thông thường nhưng thực ra nó lại có ý nghĩa vô cùng quan trọng với các nhà đầu tư. Thậm chí, đây còn là một vấn đề được nhiều nhà đầu tư đặt câu hỏi bàn luận trong các cộng đồng trader. Hãy cùng phân tích những ưu điểm và nhược điểm của lệnh Stop loss để cùng trả lời câu hỏi: “có nên sử dụng lệnh cắt lỗ không?” nhé!
Ưu điểm
Lệnh cắt lỗ có vai trò vô cùng quan trọng cho mọi trader, cụ thể:
- Giúp trader hạn chế tối thiểu thua lỗ quá mức cho phép vì lệnh sẽ được cắt tự động.
- Bạn sẽ không mất thời gian, công sức bỏ ra hàng giờ theo dõi lệnh chỉ để xem nên cắt lỗ ở mức nào. Hãy yên tâm đã có Stop loss lo liệu.
- Là lá chắn hữu hiệu trước các biến động lớn từ thị trường (như sự kiện kinh tế, chính trị, …), có thể dẫn đến biên độ dao động lớn trong thời gian ngắn và bạn không chú ý hay không đặt Stop loss.
- Có thể tính toán trước thua lỗ của một vị thế để xem xét mức độ rủi ro bạn có thể chấp nhận được. Đây là một yếu tố quyết định đến sự thành công của một trader.
Nhược điểm
Mặc dù lệnh cắt lỗ có thể giúp cho các nhà đầu tư ngăn chặn được những rủi ro không mong muốn, tuy nhiên, trong một số trường hợp, đặt lệnh Stop loss sẽ đi kèm với một số bất lợi nhất định.
Cụ thể:
- Nhiều nhà đầu tư chưa biết sử dụng stop loss đúng cách, khiến giá thị trường chạm điểm stop loss và cắt lệnh giao dịch. Nhưng rất nhanh chóng sau đó, thị trường lại quay lại hướng kỳ vọng, nó được gọi là “quét stop loss”
- Loại lệnh này thường không có nhiều ý nghĩa đối với các nhà đầu tư giao dịch theo phong cách ngắn hạn. Vì khung thời gian ngắn hạn tín hiệu giao dịch thường bị nhiễu loạn, kém chính xác.
Ý nghĩa của lệnh Stop loss
Các chuyển động của thị trường tài chính rất phức tạp và không thể đoán trước được, thì stop loss là công cụ hỗ trợ các nhà đầu tư tránh được việc thua lỗ quá nhiều trong giao dịch. Một nhà đầu tư giỏi sẽ không bao giờ bỏ qua Stop loss trong mỗi giao dịch của mình. Bởi stop loss có rất nhiều lợi ích, cụ thể như:
- Giảm thiểu được những rủi ro đi kèm khi thị trường đi ngược lại xu hướng mà nhà đầu tư dự đoán. Từ đó, hạn chế được tình trạng cháy tài khoản cho trader.
- Stop loss giúp các nhà đầu tư loại bỏ được hoàn toàn yếu tố tâm lý. Trong một số trường hợp khi giá đi ngược lại xu hướng nhưng nhà đầu tư kỳ vọng giá đi lên để gỡ lại phần thua lỗ. Nhưng giá vẫn đi xuống sẽ khiến bạn càng thua lỗ nhiều hơn. Stoploss sẽ giúp bạn loại bỏ tâm lý này và tự động đóng lệnh khi giá đạt đến điểm đã đặt.
- Stop loss sẽ tự động đóng lệnh khi giá đạt đến điểm đặt trước. Từ đó giúp nhà đầu tư quản lý giao dịch, không phải mất thời gian theo dõi thị trường để cắt lỗ.
- Lệnh Stop loss giúp cho các nhà đầu tư có thể quản lý nguồn vốn hiệu quả hơn.
Những sai lầm nghiêm trọng về Stop loss trong giao dịch
Lệnh Stop loss là một công cụ hỗ trợ các nhà đầu tư rất hiệu quả, tuy nhiên, nếu mắc phải các sai lầm này khi đặt lệnh thì sẽ khiến nhà đầu tư có thể rơi vào tình trạng tồi tệ hơn. Chẳng hạn như dưới đây.
Không đặt Stop loss
Không đặt stop loss trong giao dịch thường xảy ra đối với hai loại nhà đầu tư. Một là không muốn đặt, không thèm quan tâm và để thị trường tự quét. Ngoài ra, có thể nhà đầu tư đó chưa từng nghe đến khái niệm Stop loss.
Những nguyên nhân này chỉ xảy ra đối với các trader chưa thật sự nghiêm túc tìm hiểu về forex, về cách giao dịch forex. Bởi vì, bất kỳ một chiến lược giao dịch nào được gợi ý trên thị trường từ những trader chuyên nghiệp, những người giàu kinh nghiệm mà các bạn được tìm hiểu thông qua các diễn đàn, các website về forex đều cung cấp đầy đủ các bước giao dịch, trong đó có cả cách đặt stop loss hay take profit cho những chiến lược đó.
Một dạng nữa là nhà đầu tư quá tự tin với phán đoán và có thể thực hiện cắt lệnh bất kỳ thời điểm nào. Tuy nhiên ở đây, rủi ro trong giao dịch không thể nào lường được, nếu không đặt stop loss hợp lý thì tình trạng cháy tài khoản sẽ rất gần.
Đặt Stop loss nhưng không đúng
Khi đã nhận thức được tầm quan trọng và ý nghĩa của lệnh Stop loss trong giao dịch Forex. Các nhà đầu tư sẽ bắt đầu tìm hiểu cách đặt lệnh chốt lời này để thu được kết quả như ý muốn. Tuy nhiên, vẫn còn một số sai lầm tai hại khi không biết cách đặt lệnh Stop loss hiệu quả. Bao gồm:
Đặt Stop loss quá gần
Ta đều biết rằng thị trường luôn luôn chuyển động lên xuống liên tục tạo thành những con sóng. Việc xác định đúng xu hướng thị trường nhưng đặt Stop loss quá gần khiến bạn chịu một thua lỗ trước khi thị trường mang lại lợi nhuận cho bạn. Đặt stop loss gần sẽ giúp nhà đầu hạn chế rủi ro. Tuy nhiên tình trạng dính stop loss cũng vì thế xảy ra thường xuyên hơn. Nhiều trường hợp giá vừa đóng do stop loss lại chuyển hướng ngược lại ngay sau đó làm nhà đầu tư mất một khoảng lợi nhuận đáng kể.
Đặt Stop loss quá xa
Việc đặt Stop loss quá xa mang lại cho nhà đầu tư cảm giác an tâm rằng khó dính Stop loss hơn. Điều này đúng, tuy nhiên việc đặt Stop loss quá xa làm tài khoản trader dễ thua lỗ nhiều hơn mỗi lần dính Stop loss. Đây cũng là một nhận định sai lầm của các nhà đầu tư thì thực hiện giao dịch forex. Bởi khi chiến lược giao dịch đã sai thì stop loss xa bao nhiêu cũng không thể đủ.
Dời và thả Stop loss
Vì tâm lý của các trader khi xu hướng thị trường đi ngược dự kiến thì họ sẽ dời mức stop loss ban đầu để không phải đóng lệnh. Hay nói cách khác, việc làm này thể hiện tâm lý “tham lam và sợ hãi” của các nhà đầu tư. Thậm chí, có nhiều trader còn “thả” luôn mức stop loss, nghĩa là huỷ việc đặt stop loss ban đầu. Và đến 1 lúc, không còn mức stop loss để thả hay dời nữa, mà đó là lúc bạn bị “cháy tài khoản”.
Có rất nhiều trader hay dời stop loss trong quá trình lệnh đang chạy. Khi thấy giá đi ngược hướng kỳ vọng và sắp chạm vào stop loss, họ có xu hướng nới stop loss ra một chút với hy vọng giá sẽ đảo chiều, nhưng nếu giá vẫn không đi theo ý muốn, việc nới stop loss ra xa sẽ chỉ khiến bạn thua lỗ nhiều hơn. Hoặc khi thấy giá đi đúng xu hướng kỳ vọng, họ thường dời stop loss tới vị trí gần hơn với điểm đặt lệnh để hạn chế thua lỗ, thậm chí vượt qua khỏi điểm đặt lệnh (trailing stop) để chốt một phần lợi nhuận.
Việc làm này không có gì sai, thậm chí đây là một cách để các bạn hạn chế rủi ro, tuy nhiên, hãy chắc chắn rằng giá đã chính thức đi đúng hướng và không thể quay đầu thêm một lần nào nữa trước khi trở về lại đúng hướng kỳ vọng.
Nhưng bạn nên nhớ rằng tâm lý và cách biết chấp nhận rủi ro, biết điểm dừng là những điều cực kỳ quan trọng của một nhà đầu tư forex. Vì vậy, đừng để bản thân phải mắc vào những sai lầm cơ bản như vậy nhé!
Các loại Stop loss cơ bản trong Forex
Sau khi đã tìm hiểu khái niệm, những ưu nhược điểm cũng như những sai lầm cơ bản khi sử dụng lệnh Stop Loss. Chúng ta hãy cùng tìm hiểu những loại Stop loss cơ bản trong Forex. Trong Forex sẽ có hai loại lệnh cắt lỗ cơ bản là Hard Stop Loss và Trailing Stop Loss.
Lệnh Hard Stop loss
Đây là cách đặt lệnh phù hợp cho các nhà đầu tư mới tham gia vào thị trường Forex. Với loại lệnh này, nhà đầu tư sẽ đặt điểm stop loss tại một mức giá cố định, không có sự dịch chuyển hay thay đổi cho đến khi giá thị trường chạm điểm stop loss và cắt lệnh tại đây.
Cách đặt lệnh stop loss này khá là đơn giản, nhà đầu tư có thể đặt mức tỷ lệ R:R mình mông muốn ở mức thấp nhất là tỷ lệ 1:1. Bạn chỉ cần đặt mức cắt lỗ phù hợp và không phải làm bất cứ gì cả. Lệnh này phù hợp cho những phiên giao dịch có tỷ lệ rủi ro cao hoặc do bạn mạo hiểm thử sức.
Lệnh Trailing Stop loss
Đây là lệnh cắt lỗ mà nhà đầu tư có thể điều chỉnh nó một cách tối ưu hơn bằng cách dịch chuyển nó theo xu hướng kỳ vọng của mình. Khi lệnh giao dịch đi đúng hướng và có được lợi nhuận, nhà đầu tư sẽ dời điểm stop loss đến mức giá vào lệnh hoặc mức mà bạn hòa vốn để loại bỏ rủi ro thua lỗ ra khỏi giao dịch.
Với Trailing stop, nhà đầu tư sẽ dịch chuyển điểm cắt lỗ theo từng pips khi xu hướng kỳ vọng vẫn tiếp tục đi theo mong muốn. Cách đặt này rất thích hợp trong tình hướng thị trường đang có biến động hoặc nhà đầu tư đang giao dịch theo xu hướng.
Ví dụ:
Bạn chọn sản phẩm giao dịch là cặp tiền EUR/USD vơí mức giá vào lệnh là 1.4300, stop loss được đặt tại mức giá là 1.4200. Khi giá thị trường tăng lên mức 1.4400 tức là giao dịch của bạn đã có lợi nhuận, lúc này bạn có thể điều chỉnh điểm đặt stop loss lên tại giá 1.4300. Tương tự như thế, nếu giá tiếp tục đi đến mức 1.4500, thì bạn sẽ tiếp tục di chuyển stop loss lên mức giá 1.4400.
Năm bước đặt Stop loss đúng cách cho các Trader
Một nhà đầu tư chuyên nghiệp sẽ không bao giờ bỏ qua lệnh stop loss. Ngay từ việc xác định đúng vị trí đặt stop loss đã thể hiện được đẳng cấp và trình độ của nhà đầu tư. Để đặt lệnh stop loss đúng cách chúng ta thực hiện 5 bước sau:
Bước 1: Xác định điểm vào lệnh
Sử dụng Fibonacci Retracement để tìm điểm vào lệnh. Sử dụng đoạn xu hướng giảm gần nhất và kỳ vọng khi giá điều chỉnh tăng đến mức thoái lui thì giá sẽ đảo chiều đi xuống, tiếp tục xu hướng giảm.
Bước 2: Xác định cắt lỗ và chốt lời trên giao dịch.
Việc xác định vị trí của stop loss phụ thuộc vào mỗi hệ thống giao dịch và điều kiện thị trường hiện tại, nhưng thông thường, đối với xu hướng có những nhịp tăng giảm rõ ràng thì vị trí đặt stop loss là các đỉnh, đáy gần nhất cũng chính là tại các mức hỗ trợ, kháng cự mạnh, khi mà giá đã phá vỡ khỏi các ngưỡng này thì xu hướng cũng bị phá vỡ, khả năng là giá sẽ tiếp tục đi theo chiều hướng phá vỡ, lúc này, mọi dự đoán của bạn đã sai. Hoặc nếu hệ thống giao dịch của bạn sử dụng các mô hình giá để vào lệnh thì tương ứng với mỗi mô hình giá sẽ có những vị trí đặt stop loss khác nhau.
Bước 3: Xác định số tiền thua lỗ tối đa của lệnh
Xác định tỷ lệ R:R có nằm trong phạm vi cho phép hay không. Nếu tỷ lệ R:R vượt quá mức cho phép hãy thực hiện một giao dịch khác.
Bước 4: Xác định khối lượng giao dịch
Số tiền thua lỗ = khối lượng (lot) * đơn vị lot tiêu chuẩn * số pip thua lỗ * giá trị pip trên 1 đơn vị tiền tệ.
Bước 5: Tiến hành đặt lệnh theo các chỉ tiêu đã đặt ra như trên
Hãy vùng tìm hiểu qua một ví dụ cụ thể sau:
Bước 1: Xác định thời điểm vào lệnh
Theo biểu đồ trên ta thấy giá đang hình thành theo xu hướng tăng. Cặp tiền EUR/USD hình thành đáy và đỉnh sau cao hơn đáy và đỉnh trước. Đây là một kênh giá tăng.
Khi giá chạm vào kênh giá tạo nên một đáy mới sẽ tiếp tục xu hướng tăng. Khi này chúng ta sẽ đặt lệnh buy tại điểm giá chạm vào.
Bước 2: Xác định cắt lỗ và chốt lời trên giao dịch.
- Chốt lời sẽ nằm ở đường xu hướng trên của kênh giá, cách điểm đặt lệnh là 440 pip.
- Cắt lỗ đặt dưới điểm đặt lệnh và dưới vùng đáy thứ 2 là 100 pip. Nếu giá giảm thấp hơn đáy này chứng tỏ kênh giá bị phá vỡ, như vậy quá trình xác định xu trên không còn giá trị.
Bước 3: Xác định số tiền thua lỗ tối đa của lệnh
Tỷ lệ R:R hiện tại là 1 : 4,4. Đây là tỷ lệ giao dịch tốt.
Bước 4: Xác định nếu rủi ro xảy ra nhà đầu tư sẽ mất bao nhiêu
Nếu giao dịch với 20.000$. Mỗi lệnh giao dịch nếu có rủi ro thì mức chấp nhận được là 1% tức là 200$. Nếu mua cặp tiền EUR/USD trên với stop loss là 100 pip thì chúng ta xác định khối lượng giao dịch bằng 0.2 lot
Bước 5: Tiến hành đặt lệnh theo các chỉ tiêu đã đặt ra như trên.
Theo các tính toán như trên chúng ta áp dụng vào ví dụ cặp tiền trên với lệnh mua 0.2 lot giá 1.0570. Lệnh cắt lỗ sẽ đặt tại 1.0470 (100 pip) và chốt lời tại 1.1010 với 440 pip.
Kết luận
Trên đây là toàn bộ thông tin về stop loss, hi vọng sẽ giúp các nhà đầu tư hiểu rõ stop loss là gì và cách đặt lệnh stop loss sao cho hiệu quả nhất. Hãy luôn nhớ nếu muốn thành công trong forex bạn phải luôn đặt stop loss để quản lý giao dịch và giảm thiểu rủi ro cho mình nhé!
Thông tin được biên tập bởi: taichinh24h.com.vn