Mô hình DFD thực chất sơ đồ hóa dòng chảy của thông tin qua bất kỳ một hệ thống hoặc quá trình nào. Nó giúp người dùng dễ dàng hình dung được tổng thể quá trình vận hành và xác định những điểm kém hiệu quả nhằm cải thiện hệ thống tốt nhất có thể. Và để giúp các bạn hiểu rõ hơn về sơ đồ luồng dữ liệu data flow diagram là gì?
Chúng ta hãy cùng đi khám phá các thông tin trong bài viết dưới đây.
Mục Lục
Sơ đồ luồng dữ liệu (Data Flow Diagram) là gì?
Bất kỳ doanh nghiệp nào cũng đều được xây dựng dựa trên các hệ thống và quy trình để tối ưu các công đoạn trong quá trình vận hành. Có vô số phương pháp để giúp cải thiện tính hiệu quả, và nổi bật nhất trong số đó là sơ đồ luồng dữ liệu, tiếng anh là Data Flow Diagram, viết tắt là DFD.
Sơ đồ luồng dữ liệu (DFD) được xem như là một mô hình hệ thống cân xứng cả dữ liệu và tiến trình (progress). Nó chỉ ra cách thông tin di chuyển từ một tiến trình hoặc từ chức năng này sang một tiến trình hoăc chức năng khác trong hệ thống.
Xem thêm:
- Telegram là gì? Vì sao Telegram là ứng dụng nhắn tin tốt nhất?
- Thương mại công bằng là gì? Nguyên tắc và nhiệm vụ
Phân tích luồng dữ liệu của hệ thống
Data Flow Diagram chỉ ra cách thông tin vân chuyển từ một tiến trình hoặc là từ chức năng này trong hệ thống đến một tiến trình hoăc chức năng khác.Với sơ đồ luồng dữ liệu BFD, chúng ta có thể xem xét hệ thống thông tin theo quan điểm “chức năng” thuần túy.
Bước tiếp theo trong quá trình phân tích là xem xét chi tiết hơn về những thông tin cần cho việc thực hiện các chức năng đã được nêu và các thông tin cần cung cấp để hoàn thiện chúng. Công cụ mô hình được sử dụng cho mục đích này cũng chính là sơ đồ luồng dữ liệu Data Flow Diagram – DFD.
Ý nghĩa của sơ đồ luồng dữ liệu (DFD)
Sơ đồ luồng dữ liệu DFD là công cụ dùng để trợ giúp cho bốn hoạt động chính sau đây của các phân tích viên hệ thống trong suốt quá trình phân tích thông tin:
- Phân tích: Sơ đồ DFD được sử du8ngj để xác định yêu cầu của người sử dụng.
- Thiết kế: DFD dùng để vạch kế hoạch và minh họa những phương án cho phân tích viên hệ thống và người dùng khi tiến hành thiết kế hệ thống mới.
- Biểu đạt: DFD được coi như là một công cụ đơn giản, dễ hiểu đối với phân tích viên hệ thống và người sử dụng.
- Tài liệu: DFD cho phép biểu diễn tài liệu phân tích hệ thống một cách chi tiết, đầy đủ, ngắn gọn và dễ hiểu nhất. DFD cung cấp cho người sử dụng một cái nhìn tổng thể về hệ thống cũng như cơ chế lưu chuyển thông tin trong hệ thống đó.
Các mức cấp bậc trong sơ đồ luồng dữ liệu
Trong sơ đồ luồng dữ liệu Data Flow Diagram-DFD về cơ bản có những cấp bậc chính như sau:
- Sơ đồ ngữ cảnh (Context diagram): đầy là sơ đồ ở mức cao nhất. Nó tạo ra một cái nhìn tổng quát về hệ thống trong môi trường nó đang tồn tại. Ở mức này, sơ đồ ngữ cảnh chỉ có trong một tiến trình duy nhất, các tác nhân và các luồng dữ liệu mà không có kho dữ liệu.
- Sơ đồ mức 0 là sơ đồ được phân rã từ sơ đồ ngữ cảnh. Với mục đích mô tả hệ thống chi tiết hơn, sơ đồ luồng dữ liệu ở mức 0 được phân rã từ sơ đồ ngữ cảnh với các tiến trình được trình bày chính là những mục chức năng chính của hệ thống.
- Sơ đồ mức i (i >= 1) là sơ đồ dữ liệu được phân rã từ sơ đồ mức i-1. Mỗi sơ đồ phân rã mức sau cũng chính là sự chi tiết hóa một tiến trình mức trước. Quá trình phân rã sẽ dừng khi đã đạt được sơ đồ luồng dữ liệu sơ cấp (khi một tiến trình là một tính toán hoặc thao tác dữ liệu đơn giản, khi mỗi luồng dữ liệu không cần phải chia nhỏ hơn nữa.
Qui trình xây dựng sơ đồ DFD
Để xây dựng được sơ đồ luồng dữ liệu DFD, chúng ta cần phải thực hiện nghiêm túc theo đúng quy trình như sau:
Có thể bạn quan tâm: Tỉ số tổng nợ trên tổng tài sản là gì ?
Xác định được đầu vào và đầu ra chính của hệ thống
Có thể nói tất cả mọi quy trình đều bắt đầu bằng một nguồn dữ liệu đi vào hệ thống và kết thúc khi dữ liệu đã đi ra khỏi hệ thống. Toàn bộ phần còn lại của sơ đồ dữ liệu DFD sẽ được xây dựng dựa trên các yếu tố này, vì vậy cần phải sớm xác định chúng chính xác để có một cái nhìn vĩ mô về hệ thống thông tin của bạn.
Xây dựng sơ đồ ngữ cảnh
Được gọi là sơ đồ luồng dữ liệu DFD cấp 0, sơ đồ ngữ cảnh thể hiện tổng quan quá trình duy nhất và các kết nối của hệ thống chính với những yếu tố bên ngoài. Khi bạn đã xác định được các đầu vào và đầu ra chính thì việc xây dựng sơ đồ ngữ cảnh rất đơn giản. Chỉ cần có được một ký hiệu Process ở giữa và vẽ các kết nối của nó với các External Entity.
Mở rộng sơ đồ dữ liệu thành DFD cấp 1
Trong sơ đồ luồng dữ liệu DFD cấp 1, quy trình duy nhất ở DFD cấp 0 sẽ được chia nhỏ thành những quy trình con. Lúc này, sơ đồ sẽ cần thêm các luồng dữ liệu và kho dữ liệu để liên kết chúng chặt chẽ với nhau.
Tiếp tục nâng lên sơ đồ DFD cấp 2+
Bạn tiếp tục chia nhỏ và cụ thể hơn quy trình của sơ đồ DFD cấp 1. Bạn cũng đừng quên bổ sung những thành phần cần thiết để có được một bản phân tích chi tiết về hệ thống của mình. Bạn hoàn toàn có thể tiếp tục mở rộng tới các DFD cấp cao hơn khi cần thiết. Nhưng thông thường thì phân chia tới sơ đồ DFD cấp 3 là sơ đồ luồng dữ liệu của bạn đã đủ chi tiết rồi.
Kiểm tra và xác nhận độ chính xác của sơ đồ DFD
Khi đã hoàn thiện sơ đồ luồng dữ liệu DFD của mình thì bạn hãy kiểm tra kỹ lại từ đầu tới cuối để xem có bỏ sót thành phần cần thiết nào không hoặc người khác có thể hiểu được cách hệ thống hoạt động bằng việc đọc DFD này không?
Bạn có thể nhờ quản lý hay đồng nghiệp của mình kiểm tra cùng để đảm bảo sơ đồ DFD đó đã phù hợp. Bởi lẽ, DFD được tạo ra không chỉ để giữ cho riêng bản thân mình, mà còn nên được chia sẻ tới sếp hoặc người quản lý của bạn, các thành viên trong nhóm và các bên đối tác là những người có thể cần tham khảo nó.
Kết luận
Trên đây là những chia sẻ về sơ đồ luồng dữ liệu (Data Flow Diagram – DFD), chúng tôi hy vọng đã giúp bạn nắm được những thông tin hữu ích. Mong rằng bạn sẽ lưu lại trang web này và thường xuyên truy cập để đón được những bài viết mới nhất nhé.
Thông tin được biên tập bởi: taichinh24h.com.vn