Quản trị rủi ro (Risk management) là gì? 6 Bước quản trị rủi ro

Quản trị rủi ro (Risk management) là vấn đề luôn được quan tâm hàng đầu trong các doanh nghiệp. Nhất là vào giai đoạn thị trường kinh doanh ngày càng có tính cạnh tranh cao và khó khăn như hiện nay. Để tìm hiểu kỹ quản trị rủi ro là gì và các bước quản trị rủi ro hiệu quả nhất trong doanh nghiệp để giảm thiểu tác hại của rủi ro mang lại.

Mời bạn xem ngay bài viết chúng tôi đã phân tích dưới đây.

Quản trị rủi ro là gì?

Quản trị rủi ro là vấn đề cốt lõi trong hệ thống quản trị doanh nghiệp và giúp tạo ra chiến lược kinh doanh hiệu quả. Đây là quy trình được thực hiện bởi một hội đồng gồm các cơ quan cấp cao của doanh nghiệp. Bao gồm những chuyên gia tài chính, người quản lý điều hành phân tích, nghiên cứu các vấn đề có thể tác động đến doanh nghiệp trong tương lai. Đồng thời tìm ra giải pháp áp dụng để ngăn chặn tối đa những mức độ rủi ro mà doanh nghiệp có thể gặp phải.

Tìm hiểu về khái niệm quản trị rủi ro trong doanh nghiệp
Tìm hiểu về khái niệm quản trị rủi ro trong doanh nghiệp

Xem thêm: Quản lý chuỗi cung ứng là gì?

Các nội dung chính của quản trị rủi ro

Những nội dung chính khi thực thi việc quản trị rủi ro trong doanh nghiệp được thực hiện theo thứ tự:

  • Xác định, nhận dạng sau đó phân tích, đo lường rủi ro.
  • Kiểm soát, phòng ngừa rủi ro.
  • Giảm thiểu tác động khi rủi ro xuất hiện.
  • Tìm cách biến rủi ro thành cơ hội thành công.

Vai trò của quản trị rủi ro trong tổ chức như thế nào?

Những vai trò có thể kể đến trong việc quản trị rủi ro trong tổ chức doanh nghiệp bao gồm:

  • Giúp tổ chức doanh nghiệp hoạt động ổn định và phát triển hơn.
  • Thực hiện tốt mục tiêu sứ mạng, chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp.
  • Giúp các nhà quản trị đưa ra các quyết định đúng đắn.
  • Làm tăng vị thế, uy tín của doanh nghiệp và nhà quản trị trên thị trường.
  • Tăng độ an toàn trong các hoạt động của tổ chức.
  • Doanh nghiệp có thể thành công trong các hoạt động kinh doanh mạo hiểm.

Mối quan hệ giữa quản trị rủi ro và quản trị hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp

  • Quản trị chiến lược: Đây là hoạt động quản trị với mục tiêu chiến lược phát triển lâu dài. Tạo tiền đề để thực hiện sứ mạng của một tổ chức doanh nghiệp.
  • Quản trị các hoạt động: Bao gồm những hoạt động liên quan đến kinh doanh như quản trị dịch vụ, quản trị sản xuất cung cấp hàng hóa, nhu yếu phẩm,vv… nhằm thực hiện các mục tiêu chiến lược.
  • Quản trị rủi ro: Bao gồm tất cả các hoạt động giúp tạo ra mối quan hệ hiệu quả nhất. Là cơ sở để thực hiện các mục tiêu dài hạn, thực hiện được sứ mạng của doanh nghiệp mà quản trị chiến lược đã đề ra.

7 bước quản trị rủi ro

Bước 1: Xây dựng bối cảnh

Xây dựng bối cảnh là bước đầu tiên trong quá trình quản trị rủi ro của doanh nghiệp. Đây cũng là bước quan trọng hàng đầu trong việc phân tích quản trị rủi ro.

Bước 2: Xác định rủi ro

Tiếp đến là bước xác định rủi ro. Ở bước này, những rủi ro tiềm ẩn sẽ được lần lượt phân tích, nhận dạng để tiến hành tìm giải pháp xử lý.

Rủi ro là những vấn đề không lường trước được và chúng có thể xảy ra trong quá trình hoạt động của doanh nghiệp. Nếu rủi ro không được phân tích, xác định kỹ sẽ dẫn đến những ảnh hưởng cho doanh nghiệp.

Bước 3: Đánh giá rủi ro

Sau khi đã xác định những rủi ro có thể xảy ra cho doanh nghiệp của mình. Chúng ta sẽ bắt đầu tiến hành đánh giá rủi ro. Việc đánh giá rủi ro sẽ được dựa trên các tiêu chí như: Khả năng rủi ro đó xảy ra dễ hay khó, trong quá khứ rủi ro đó đã xảy ra hay chưa hay mức độ thiệt hại của nó nếu xảy ra là như thế nào, đâu là khởi nguồn tạo ra rủi ro, thời điểm rủi ro đó có thể xảy ra,vv…

7 bước quản trị rủi ro mà các doanh nghiệp nên nắm vững
7 bước quản trị rủi ro mà các doanh nghiệp nên nắm vững

Bước 4: Xử lý rủi ro tiềm năng

Khi đã đánh giá được rủi ro rồi, chúng ta sẽ bắt đầu sắp xếp chúng theo thứ tự để tiến hành xử lý rủi ro. Hãy ưu tiên những rủi ro có khả năng xảy ra cao và mức độ thiệt hại lớn để xử lý trước.

Các biện pháp xử lý rủi ro như sau:

  • Chuyển giao rủi ro: Biện pháp xử lý rủi ro này sẽ được chuyển giao một phần hoặc toàn bộ cho cá nhân, tổ chức khác. Thường sẽ là đơn vị bảo hiểm hay công cụ tài chính phái sinh. Nó sẽ giúp làm giảm thiểu trách nhiệm và thiệt hại của doanh nghiệp.
  • Né tránh rủi ro: Đây là biện pháp mang hướng tiêu cực, nghĩa là doanh nghiệp sẽ loại bỏ hẳn tất cả vấn đề, dự án có tiềm ẩn rủi ro. Kinh doanh nào cũng có rủi ro, và nếu áp dụng biện pháp này bạn sẽ mất đi hết cơ hội kinh doanh của mình. Biện pháp này chỉ nên áp dụng với rủi ro thiệt hại lớn, khả năng xảy ra cao và doanh nghiệp không thể khắc phục được.
  • Duy trì rủi ro hay chấp nhận rủi ro: Đây là biện pháp doanh nghiệp xác định sẽ có thiệt hại trong dự án hay việc kinh doanh. Một số rủi ro doanh nghiệp không có biện pháp nào khác ngoài cách chấp nhận..
  • Kiểm soát rủi ro, ngăn ngừa thiệt hại: Với biện pháp này, bộ phân quản lý phải liên tục đánh giá, có các biện pháp đối phó để kịp thời xử lý, hạn chế thiệt hại rủi ro gây ra.

Bước 5: Tạo kế hoạch quản trị rủi ro

Sau khi lên kế hoạch về quản trị rủi ro và được cấp lãnh đạo phê duyệt. Tất cả các bộ phận doanh nghiệp nằm trong kế hoạch đã đề ra sẽ bắt đầu thực hiện nhiệm vụ của mỗi người. Vai trò của từng cá nhân, tập thể sẽ được phân bổ rõ ràng để thực hiện đúng và mang lại hiệu quả cho quản trị rủi ro.

Bước 6: Thực hiện kế hoạch quản trị rủi ro

Sau khi đã thực hiện xong tất cả các bước trên chúng ta tiến hành quản trị rủi ro theo kế hoạch đã vạch ra.

Bước 7: Xem xét và đánh giá kế hoạch

Trong quá trình triển khai kế hoạch quản trị rủi ro. Các cấp quản lý cần cập nhật tình hình thường xuyên để xem xét, thay đổi kế hoạch sao cho phù hợp và mang lại hiệu quả cao nhất cho doanh nghiệp.

Các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình quản trị rủi ro

Các yếu tố có thể ảnh hưởng đến quá trình quản trị rủi ro của doanh nghiệp bao gồm:

  • Quy mô của doanh nghiệp.
  • Năng lực của tổ chức.
  • Cơ cấu hoạt động của doanh nghiệp đơn giản hay phức tạp, tiềm ẩn nhiều hay ít rủi ro.
  • Trình độ của cấp quản lý, cấp lãnh đạo.

Những lưu ý khi quản trị rủi ro

Các nhà quản trị rủi ro thường sai lầm khi sử dụng những kết quả, nghiên cứu những vấn đề đã xảy ra trong quá khứ để áp đặt đến vấn đề hiện tại. Thật ra, chúng không hề có mối liên kết nào giữa những vấn đề trong quá khứ và những điều có thể xảy ra trong tương lai. Dù những rủi ro đó có cùng điều kiện, cùng đối tượng nhưng cũng chưa chắc những rủi ro này xảy ra hoàn toàn như nhau và cách giải quyết giống nhau.

Hãy luôn lắng nghe về những lời khuyên “không nên”. Vì chúng thường thiết thực hơn nhiều so với những lời khuyên về “nên”. Đôi khi chính vì thái độ xem nhẹ lời khuyên cảnh báo những tiêu cực khiến các doanh nghiệp gặp phải những rủi ro trong kinh doanh, đầu tư.

Rủi ro trong kinh doanh là yếu tố luôn luôn thay đổi và biến hóa linh hoạt. Chúng không bao giờ đứng yên và đợi chúng ta tìm thấy để tiêu diệt. Vì thế, những dự đoán về rủi ro cũng phải cập nhật và thay đổi thường xuyên để có thể bao quát hết những rủi ro có thể xảy ra trong nhiều thời điểm.

Kết luận

Qua bài viết, bạn cũng đã có thể nắm rõ được quản trị rủi ro là gì mà chúng tôi đã giới thiệu. Và những bước quan trọng trong việc làm sao để quản trị rủi ro trong doanh nghiệp một cách tốt và hiệu quả nhất. Hãy luôn xem xét và nhận định tình hình trong quản trị rủi ro để giúp doanh nghiệp của bạn luôn phát triển vững mạnh, biến rủi ro thành những cơ hội thành công.

Thông tin được biên tập bởi: taichinh24h.com.vn

Theo dõi
Thông báo về
guest
0 Bình luận
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận

Tài Chính 24h cập nhật Giá vàng – Tỷ giá Ngoại tệ – Lãi suất – Cung cấp kiến thức về Tài chính, Forex, Chứng khoán. Với đội ngũ content có nhiều năm kinh nghiệm hy vọng sẽ mang lại cho bạn những bài viết chất lượng.

author nguyenbathanh 618859d3
Nguyễn Bá Thành
Chào mọi người, mình là Thành. Với 5 năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực ngân hàng và kiến thức về Tài chính, Crypto, Forex và Chứng khoán. Hy vọng sẽ mang lại cho bạn những thông tin hữu ích.
Chuyển đổi ngoại tệ
Ngoại tệ cần quy đổi
Rate this post

Về chúng tôi

taichinh24h

Tài Chính 24h Cập Nhật Giá Vàng - Tỷ Giá Ngoại Tệ - Lãi Suất - Cung Cấp Kiến Thức Về Tài Chính, Forex, Chứng Khoán.

Giá Vàng

Vàng SJC
Bảo Tín Minh Châu
Vàng PNG
DOJI Giá vàng Phú
Quý Biểu đồ SJC

Liên hệ

  • Email: taichinh24h.com.vn@gmail.com
  • Website: https://taichinh24h.com.vn
    0
    Chúng tôi muốn được nghe bình luận góp ý của bạnx