Quản lí tài sản (Wealth Management) là gì? Hiểu như thế nào?

Việc rót vốn đầu tư vào một dự án nào đó đều phải được cân nhắc tính toán cẩn thận. Do đó để hỗ trợ cung cấp giải đáp các thông tin mà khách hàng cần thì Wealth Management ra đời. Vậy cụ thể chức năng, nhiệm vụ của Wealth Management (Quản lý tài sản) là gì?

Wealth Management (Quản lý tài sản) là gì?

Wealth Management hay còn được gọi là quản lý tài sản là loại dịch vụ tư vấn kết hợp dịch vụ tài chính được cung cấp bởi các chuyên gia quản lý tài chính chuyên nghiệp để giải quyết các nhu cầu của khách hàng giàu có.

Thuật ngữ này được áp dụng cho cả tài sản hữu hình (đất đai) và các tài sản vô hình (con người, sở hữu trí tuệ, tài sản tài chính). Quá trình quản lý tài sản là một quá trình có hệ thống để phát triển, vận hành, duy trì, nâng cấp và vứt bỏ tài sản một cách có hiệu quả.

Quản lý tài sản là gì?
Quản lý tài sản là gì?

Thông qua hoạt động quản lý tài sản, người được quản lý sẽ được:

  • Hiểu rõ hơn về dòng tiền, tình trạng thu chi của bản thân
  • Tiếp cận các mong muốn trong tương lai dễ dàng
  • Có chiến lược sử dụng đồng tiền đầu tư hiệu quả
  • Đối mặt với các rủi ro ít căng thẳng và lo âu
  • Bớt tình trạng phụ thuộc và chạy theo đồng tiền

Xem thêm:  Quản trị rủi ro là gì? 6 Bước quản trị rủi ro

Cố vấn quản lý tài sản (wealth manager) là gì?

Wealth Manager – cố vấn quản lý tài sản hay còn được coi là tư vấn tài chính. Đây chính là người sẽ nắm giữa một dãy các kỉ luật tài chính có sẵn. Bao gồm tư vấn tài chính và đầu tư, lập kế hoạch pháp lý, lập kế hoạch di sản. Hoặc cũng có thể nắm giữ kế toán và dịch vụ thuế, kế hoạch nghỉ hưu. Tất cả những hạng mục nắm giữ này đều nhằm để quản lý tài sản của các khách hàng giàu có với một khoản chi phí đã định.

Căn cứ vào khẩu vị rủi ro và kỳ vọng lợi nhuận của từng chủ tài sản mà những người cố vấn quản lý tài sản sẽ có sự tư vấn để hạn chế rủi ro cũng như để tối ưu hóa lợi nhuận cho khách hàng.
Wealth Manager sẽ trực tiếp xây dựng và thống nhất chính sách đầu tư nhằm xác định những mục tiêu đầu tư phù hợp với thời gian đầu tư ngắn hạn, trung hạn và dài hạn cho khách hàng.

Quy trình quản lý tài sản của các cố vấn quản lý tài sản
Quy trình quản lý tài sản của các cố vấn quản lý tài sản

Xuyên suốt quá trình quản lý tài sản, cố vấn quản lý tài sản sẽ phải báo cáo rõ ràng, minh bạch. Về các khoản đầu tư, các hạng mục đầu tư và chi phí có liên quan tới hoạt động đầu tư cho khách hàng.

Việc thực hiện quản lý tài sản và nhiệm vụ của cố vấn quản lý tài sản giữa các quốc gia, các khu vực sẽ khác nhau. Do cần phải căn cứ vào quy định của nước bạn đang sinh sống để thực hiện quản lý tài sản được phù hợp nhất.

Hiểu về Wealth Management như thế nào?

Wealth Management không chỉ bao gồm lời khuyên đầu tư dành cho chủ quản mà dịch vụ này còn bao phủ tất cả các đời sống tài chính của người đó. Như vậy thay vì chỉ cố gắn tích hợp các lời khuyên các sản phẩm khác nhau từ một chuyên gia, các các nhân có giá trị tài sản ròng cao nên sử dụng Wealth Management để hưởng lợi toàn diện.

Người quản lý tài sản sẽ trực tiếp tiến hành điều phối các dịch vụ cần thiết. Bao phủ việc quản lý tiền và lập kế hoạch riêng cho nhu cầu hiện tại và tương lai của khách hàng. Thậm chí là quản lý, lập kế hoạch cho các thành viên trong gia đình khách hàng.

Về bản chất thì khi khách hàng sử dụng quản lý tài sản nghĩa là cố vấn tài chính – người trực tiếp quản lý tài sản sẽ cung cấp các dịch trong bất kì khía cạnh nào của lĩnh vực tài chính. Thế nhưng sự thực thì chỉ chuyên về một lĩnh vực cụ thể còn hoạt động quản lý chung vẫn bị hạn chế.

Việc quản lý và lĩnh vực quản lý sẽ được phân chia dựa theo chuyên môn, năng lực của người quản lý tài sản. Người thuê – chủ tài sản cần quản lý có thể đề xuất khía cạnh trọng tâm để người quản lý tài sản hoạt động.

Trong một số trường hợp nhất định thì người cố vấn quản lý tài sản phải điều phối đầu vào từ các chuyên gia tài chính bên ngoài. Cũng như các nhân viên của chính khách hàng bao gồm luật sư, kế toán,…để đưa ra chiến lược tối ưu nhằm mang lại lợi ích nhất cho khách hàng.

Bên cạnh đó, một số nhà quản lý tài sản cũng sẽ hỗ trợ cung cấp dịch vụ ngân hàng hoặc tư vấn về các hoạt động từ thiện để chủ khoản có thể có những hoạt động xã hội hiệu quả nhất.

Nhìn chung thì việc quản lý tài sản cần những cá nhân giàu có chứ không phải bất cứ cá nhân nào cũng đều cần một cố vấn quản lý tài sản. Thông thường thì dịch vụ này sẽ thích hợp cho các cá nhân có tài sản ròng lớn và nguồn thu từ nhiều hạng mục, lĩnh vực khác nhau khó quản lý.

Kết luận

Như vậy chúng tôi đã cung cấp cho các bạn thông tin cần thiết nhất về Wealth Management để các bạn có thể hiểu quản lý tài sản là gì. Mong rằng những chia sẻ này sẽ giúp ích hơn cho bạn trong việc quản lý và tìm cố vấn quản lý tài sản cá nhân tốt hơn.

Thông tin được biên tập bởi: taichinh24h.com.vn

Theo dõi
Thông báo về
guest
0 Bình luận
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận

Tài Chính 24h cập nhật Giá vàng – Tỷ giá Ngoại tệ – Lãi suất – Cung cấp kiến thức về Tài chính, Forex, Chứng khoán. Với đội ngũ content có nhiều năm kinh nghiệm hy vọng sẽ mang lại cho bạn những bài viết chất lượng.

author nguyenbathanh 618859d3
Nguyễn Bá Thành
Chào mọi người, mình là Thành. Với 5 năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực ngân hàng và kiến thức về Tài chính, Crypto, Forex và Chứng khoán. Hy vọng sẽ mang lại cho bạn những thông tin hữu ích.
Chuyển đổi ngoại tệ
Ngoại tệ cần quy đổi
5/5 - (1 bình chọn)

Về chúng tôi

taichinh24h

Tài Chính 24h Cập Nhật Giá Vàng - Tỷ Giá Ngoại Tệ - Lãi Suất - Cung Cấp Kiến Thức Về Tài Chính, Forex, Chứng Khoán.

Giá Vàng

Vàng SJC
Bảo Tín Minh Châu
Vàng PNG
DOJI Giá vàng Phú
Quý Biểu đồ SJC

Liên hệ

  • Email: taichinh24h.com.vn@gmail.com
  • Website: https://taichinh24h.com.vn
    0
    Chúng tôi muốn được nghe bình luận góp ý của bạnx