Quản lý chuỗi cung ứng là việc quản lý dòng hàng hóa bao gồm các quy trình biến đổi từ nguyên liệu thô thành các sản phẩm hoàn thiện. Hiện đang trở thành xu hướng của nền kinh tế ngày nay. SCM được biết đến từ đầu những năm 1980 sau đó ngày càng trở nên rộng rãi hơn từ năm 1990. Vậy quản lý chuỗi cung ứng (SCM) là như thế nào? Đặc điểm, ý nghĩa và cách hoạt động của quản lý chuỗi cung ứng ra sao?
Mời bạn đọc hãy cùng chúng tôi tìm hiểu ngay bài viết hôm nay nhé.
Mục Lục
Quản lý chuỗi cung ứng là gì?
Quản lý chuỗi cung ứng tên tiếng Anh là Supply Chain Management – viết tắt SCM. Bao gồm việc quản lý dòng hàng hóa và dịch vụ từ quy trình biến đổi nguyên liệu thô thành sản phẩm cuối cùng. Quản lý chuỗi cung ứng (SCM) cũng liên quan đến việc tổ chức các hoạt động bên phía nguồn cung của doanh nghiệp. Giúp tối đa hóa giá trị khách hàng và đạt được lợi thế cạnh tranh cao nhất trên thị trường.
Xem thêm:
- Quản lí tài sản là gì? Hiểu như thế nào?
- Quản trị rủi ro là gì? 6 Bước quản trị rủi ro
Chuỗi cung ứng (Supply chain) là gì?
Chuỗi cung ứng (Supply chain) là hệ thống các công cụ giúp chuyển hóa nguyên liệu thô từ bán thành phẩm tới thành phẩm. Mang đến người tiêu dùng sử dụng thông qua các hệ thống phân phối.
Đặc trưng của quản lý chuỗi cung ứng
Đặc trưng của việc quản lý chuỗi cung ứng là sự kết hợp nhiều công nghệ hiện tại và khoa học thông minh. Mục đích cải thiện cách thức mà các công ty đang tìm kiếm những nguồn nguyên liệu thô cấu thành sản phẩm, dịch vụ. Sau đó sản xuất ra sản phẩm, dịch vụ đó và phân phối ra thị trường.
Dù là sản sản xuất hàng hóa hay dịch vụ thì việc quản lý chuỗi cung ứng luôn đảm bảo và thể hiện sức mạnh của các nguồn tài nguyên và mối tương quan giữa chúng trong toàn bộ dây chuyền cung ứng sản xuất.
Ý nghĩa của hoạt động quản lý chuỗi cung ứng ra sao?
Hoạt động quản lý chuỗi cung ứng sẽ cung cấp các giải pháp cho toàn bộ các hoạt động đầu vào của doanh nghiệp. Từ việc tiếp cận, đặt mua hàng hóa của nhà cung cấp cho đến các giải pháp xử lý tồn kho, tối ưu năng suất hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.
Bên phía quản lý chuỗi cung ứng sẽ định hướng và đưa ra những giải pháp. Theo đó, bên phía doanh nghiệp, công ty sản xuất sẽ làm việc trong môi trường cộng tác. Giúp cho các bên nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh và chọn lọc, phân phối các sản phẩm và dịch vụ tốt nhất đến với khách hàng.
Ngoài ra, SCM cũng tích hợp hệ thống cung ứng mở rộng và phát triển. Mang lại một môi trường sản xuất kinh doanh hiệu quả. Cho phép doanh nghiệp, công ty của bạn giao dịch trực tiếp với bên khách hàng và nhà cung cấp ở cả hai phương diện mua bán, chia sẻ thông tin.
Cách thức hoạt động của Supply Chain Management là gì?
Quản lý chuỗi cung ứng luôn cố gắng kiểm soát hoặc liên kết tập trung việc sản xuất, vận chuyển và phân phối sản phẩm. Thông qua việc quản lý nguồn cung ứng, các doanh nghiệp có thể cắt giảm được chi phí dư thừa và cung cấp sản phẩm đến tay người tiêu dùng nhanh hơn. Điều này sẽ đạt được nhờ vào việc kiểm soát chặt chẽ đơn hàng tồn kho nội bộ, sản xuất, phân phối nội bộ, bán hàng của nhà cung cấp cho doanh nghiệp.
Trong quản lý chuỗi cung ứng, người quản trị chuỗi cung ứng sẽ điều phối tất cả các khía cạnh của chuỗi cung ứng, bao gồm:
- Kế hoạch hoặc chiến lược.
- Giao hàng và hậu cần.
- Hệ thống tiếp nhận phản hồi (Đối với các sản phẩm bị lỗi hoặc không mong muốn).
- Luôn cố gắng giảm thiểu sự thiếu hụt và giảm các chi phí phát sinh.
- Cải tiến về năng suất và hiệu quả ảnh hưởng trực tiếp đến lợi nhuận của doanh nghiệp và có tác động lâu dài.
Kết luận
Chúng tôi vừa giải đáp thắc mắc giúp bạn về khái niệm quản lý chuỗi cung ứng là gì và những vấn đề xoay quanh đến nội dung này. SCM mang đến nhiều ưu điểm và lợi ích dành cho các doanh nghiệp hiện nay. Với các chiến lược đầu tư thông minh, điều này giúp giảm thiểu rủi ro và tăng lợi nhuận kinh doanh lên đáng kể.
Thông tin được biên tập bởi: taichinh24h.com.vn