Từ xưa đến nay Platinum là chất được sử dụng để chế tạo ra những món đồ trang sức quý và đắt đỏ. Nếu như bạn đang tò mò về nguyên tố này thì ngay sau đây Tài Chính 24H sẽ cùng bạn tìm hiểu Platinum là gì? Và giá trị thực sự của nó hiện nay trên thị trường là bao nhiêu.
Mục Lục
Platinum là gì?
Platinum hay còn được gọi là Bạch kim – đây là một nguyên tố hóa học quen thuộc có ký hiệu là Pt. Platinum là một nguyên tố quý hiếm nằm trong lớp vỏ của Trái Đất có mật độ phân bố cực thấp chỉ chiếm khoảng 5 phần tỷ khối lượng ở trong lớp vỏ của Trái Đất.
Platinum được bắt nguồn từ tiếng Tây Ban Nha là platina del pinto, nó mang ý nghĩa là ánh bạc của dòng sông Pinto.
Xem thêm:
- Mua vàng SJC ở đâu uy tín, chất lượng và giá tốt nhất hiện nay
- Tổng hợp 10+ Sàn giao dịch vàng trực tuyến uy tín nhất thế giới
Tính chất của Platinum
Platinum được xét vào những nguyên tố cực kỳ quý hiếm ở trên Trái Đất bởi nó có những tính chất sau:
- Số nguyên tử (số proton ở trong hạt nhân): 78
- Ký hiệu nguyên tử: Pt
- Khối lượng trung bình của nguyên tử: 195,1
- Mật độ: 21,45 g/cm3
- Trạng thái vật chất: chất rắn
- Nhiệt độ nóng chảy: 3215,1o F (1768,4o C)
- Nhiệt độ sôi: 6917 F (3825 C)
- Số đồng vị tự nhiên (các nguyên tử có cùng nguyên tố và khác số nơtron): 6. Ngoài ra các nhà khoa học còn tạo ra 37 đồng vị nhân tạo trong phòng thí nghiệm.
- Đồng vị phổ biến: Pt-194 (32,97% số lượng tự nhiên), Pt-195 (33,83% số lượng tự nhiên), Pt-196 (25,24% số lượng tự nhiên), Pt-198 (7,16% số lượng tự nhiên), Pt-190 (0.01% số lượng tự nhiên), Pt-192 (0.78% số lượng tự nhiên).
- Platinum có màu xám trắng, rất dễ uốn dẻo, có khả năng dẫn điện, ít bị ăn mòn và không bị ảnh hưởng bởi oxit hay sự oxi hóa.
- Platinum chỉ tan trong nước cường toan hoặc một số dung dịch Halogen Xyanua.
- Là kim loại chuyển tiếp gồm vàng, bạc, đồng và titan, cấu trúc nguyên tử của chúng có thể liên kết dễ dàng với những nguyên tử khác.
Platinum dùng để làm gì?
Với các tính chất đặc trưng kể trên thì ngày nay Platinum được ứng dụng trong rất nhiều lĩnh vực khác nhau như:
- Platinum được đánh giá là xảy ra các phản ứng cực thấp, do đó rất an toàn cho người dùng và nó được ứng dụng là một thành phần trong thuốc chống ung thư.
- Platinum là kim loại trơ, không phản ứng với những chất dịch nên được ứng dụng trong việc chế tạo các thiết bị hỗ trợ cho sức khỏe con người như chụp răng giả, máy trợ tim…
- Do tính chất chịu được nhiệt độ cao và ít xảy ra các phản ứng nên Platinum được ứng dụng trong thiết bị chuyển đổi xúc tác của một số loại xe hơi góp phần giảm các chất khí độc hại ra ngoài môi trường.
- Ứng dụng làm chất xúc tác trong phòng thí nghiệm và chất xúc tác để tăng năng suất cho phân bón, xăng dầu, nhựa…
- Ứng dụng để chế tạo nên một số thiết bị trong phòng khám nha khoa như: điện trở, nhiệt kế…
- Platinum còn là một trong những thành phần tạo ra nam châm vĩnh cửu để sử dụng trong các loại dụng cụ y tế, đồng hồ, máy móc…
- Platinum được ứng dụng để làm đồ trang sức và làm ra những viên kim cương lấp lánh đẹp nhất thế giới.
Giá Platinum trên thị trường hiện nay
Bạch kim là một loại nguyên liệu vô cùng quý hiếm để chế tạo ra các loại trang sức đắt đỏ. Vì sự khan hiếm của nó mà giá của Platinum cũng cao gấp khoảng 2 lần so với giá của vàng 9999.
Giá bạch kim thường chịu sự chi phối của rất nhiều yếu tố, một trong số đó là tỷ giá của đồng USD. Nếu như giá của đồng USD giảm thì sẽ dẫn đến giá vàng cũng tăng và kéo theo đó là sự tăng giá của bạch kim.
Giống như vàng, bạch kim cũng được bán theo đơn vị lượng, chỉ, cây…Giá Platinum trên thị trường hiện nay khoảng 36,54 triệu/lượng. Mà 1 chỉ Platinum tương đương với 3,75 gram.
Như vậy có thể quy đổi:
- 1 lượng = 1 cây = 10 chỉ = 36,54 triệu
- 1 chỉ = 1/10 lượng = 3,75 gram =>> 1 gram = 0,27 chỉ = 974.400 VNĐ
- 1 phân = 1/10 chỉ = 0,375 gram = 365.400 VNĐ
- 1 ly = 1/10 phân = 0,0375 gram = 36.540 VNĐ
Có thể bạn quan tâm: 10+ Tiệm vàng bạc đá quý uy tín nhất Hà Nội và TP.HCM
Platinum và vàng trắng có phải là một không?
Nhìn bằng mắt thường với vẻ bề ngoài có vẻ tương đồng thì nhiều người thường nghĩ rằng Platinum chính là vàng trắng. Thế nhưng về bản chất thì đây là 2 loại kim loại quý hiếm khác nhau. Theo dõi bảng sau để thấy được những điểm khác biệt giữa Platinum và vàng trắng:
Tiêu chí so sánh |
Platinum |
Vàng trắng |
Thành phần |
90 – 95% là Pt nguyên chất |
Vàng và một lượng nhỏ hợp kim của các kim loại khác. |
Đặc điểm và tính năng |
Màu xám trắng, dễ uốn dẻo, độ bóng cao, không bị ảnh hưởng bởi axit và oxy hóa, có khả năng duy trì độ bóng trong lâu dài. |
Màu hơi ngà, bề mặt được phủ lớp Rhodium quý hơn cả vàng nên có một màu trắng rất sáng và đẹp mắt. |
Trọng lượng riêng |
Lớn hơn vàng |
Nhẹ hơn so với Pt. |
Ứng dụng chính |
Bên cạnh là loại tài sản để đầu tư, làm trang sức quý thì Pt còn được ứng dụng trong ngành Công nghiệp ô tô và là thành phần quan trọng trong ngành thiết bị, dụng cụ y tế, tự động hóa…. |
Ứng dụng chủ yếu để chế tác những loại trang sức quý hiếm. |
Tính hiếm có |
Pt rất hiếm trong tự nhiên, chỉ tồn tại ở các mỏ quặng Niken và Đồng. Nó được phân bố 80% là ở khu vực Nam Phi. |
Vàng trắng được cấu thành từ vàng nên tính hiếm có của nó cũng giống như vàng. |
Mức giá |
Khoảng 36,54 triệu/lượng |
Vàng trắng 24K: 4.885,900 – 5,405.900đ/chỉ Vàng trắng 18K: 3.751.600 – 4,031.600đ/chỉ Vàng trắng 14K: 2.924.100 – 3.404.100đ/chỉ Vàng trắng 10K: 2.101.400 – 2.481.400đ/chỉ |
Tính thanh khoản |
Cao |
Trung bình |
Tổng kết
Như vậy trên đây là một số thông tin quan trọng về Platinum mà Tài Chính 24H đã chia sẻ đến bạn. Hy vọng bài viết đã giúp bạn hiểu hơn về kim loại quý Platinum và giá trị của nó. Theo dõi chúng tôi thường xuyên để cập nhật thêm nhiều thông tin hữu ích khác nhé.