Phân phối độc quyền là thuật ngữ được sử dụng khá nhiều trong thương mại quốc tế. Cụ thể thì phân phối độc quyền là gì? Tại sao cần phân phối độc quyền (Exclusive Distribution)?. Tất cả những vấn đề này sẽ được chúng tôi bật mí chi tiết trong bài chia sẻ dưới đây.
Mục Lục
Phân phối độc quyền (Exclusive Distribution) là gì?
Phân phối độc quyền – Exclusive Distribution là hình thức phân phối mà nhà sản xuất hoặc các nhà cung cấp chỉ ủy quyền cho một nhà phân phối duy nhất tại một khu vực cụ thể. Những nhà phân phối đó sẽ trở thành người bán được ủy quyền duy nhất của một hoặc một vài sản phẩm của nhà sản xuất. Sự độc quyền trong kinh doanh này giúp cho các doanh nghiệp có thể phát triển mở rộng thị trường và nâng tổng doanh thu.
Khi tham gia phân phối độc quyền, bên cung ứng và bên phân phối sẽ có rất nhiều ràng buộc về pháp luật. Cần phải có bản hợp đồng với các điều khoản bảo vệ quyền lợi cho cả hai bên. Đồng thời phải nêu rõ yêu cầu bắt buộc 2 bên phải thực hiện một cách nghiêm túc trách nhiệm của mình.
Ví dụ: Iphone nổi tiếng với thỏa thuận hợp đồng độc quyền với AT&T
Trong hoạt động phân phối độc quyền này, nhà phân phối có thể marketing với tư cách là nhà phân phối duy nhất để thu hút được khách hàng.
Đi cùng với đó, nhà sản xuất sẽ được hưởng lợi từ khoản thanh toán tài chính về việc kiểm soát tốt hơn việc phân phối, bán lẻ các sản phẩm.
Xem thêm:
- Đa cấp là gì? Bán hàng đa cấp có lừa đảo không?
- Công ty Holding là gì? Có lợi ích ra sao?
Chức năng của phân phối độc quyền là gì?
Phân phối độc quyền có chức năng chính là thu hút các nhà buôn và bán lẻ sản phẩm. Nhằm đưa sản phẩm tới tay người tiêu dùng nhanh nhất, hiệu quả nhất. Số lượng các nhà phân phối được bổ nhiệm phụ thuộc vào từng công ty và mục đích của họ trong hoạt động kinh doanh.
Khi đã thực hiện phân phối độc quyền thì nhà sản xuất sẽ không được phép bán sản phẩm cho nhà phân phối khác. Cũng như vậy, nhà phân phối được trao độc quyền phân phối sản phẩm của nhà sản xuất này sẽ không được phép phân phối hoặc bán các sản phẩm của đối thủ kinh doanh với chính đơn vị sản xuất đó.
Các doanh nghiệp thường sử dụng phân phối độc quyền
Hoạt động phân phối độc quyền thường được sử dụng cho các sản phẩm cao cấp hoặc các sản phẩm có công nghệ phức tạp. Để có thể tiến hành bán hàng thuận lợi, rất có thể nhân viên phải được đào tạo. Cần phải nắm rõ lợi thế các sản phẩm của mình thì nhân viên mới có thể tư vấn rõ ràng cho khách hàng nên chọn sản phẩm nào là phù hợp.
Các ngành lựa chọn phân phối độc quyền nhiều nhất là:
- Các công ty điện tử công nghệ cao
- Ngành gia công mỹ phẩm
- Nhà sản xuất quần áo
- Nhà sản xuất ô tô hoặc các thiết bị lớn
Để có được chiến lược phân phối độc quyền tốt, các doanh nghiệp cần phải thực hiện:
- Nghiên cứu thị trường một cách kỹ càng để sản xuất, tiêu thụ sản phẩm tiềm năng nhất
- Xác định rõ khách hàng mục tiêu để có chiến lược marketing hợp lý
- Chọn lựa nhà phân phối độc quyền để có được mức lợi nhuận kỳ vọng
- Theo dõi và quản lý các kênh phân phối để kiểm soát chi phí một cách tốt nhất.
Lợi thế của nhà sản xuất khi sử dụng phân phối độc quyền
Phân phối độc quyền không chỉ giúp cho nhà sản xuất quản lý tốt mặt hàng của mình mà còn giúp cho các đơn vị, chi nhánh dễ tăng trưởng doanh số. Cụ thể lợi thế của nhà sản xuất khi sử dụng phân phối độc quyền sẽ là:
- Giữ cho công ty tập trung sản xuất, nâng cao chất lượng sản phẩm
- Đảm bảo được nhà phân phối thương hiệu của công ty
- Giúp công ty không phải lo giữ lòng trung thành của nhà phân phối
Hoạt động phân phối độc quyền sẽ giúp các nhà sản xuất có thể khai thác các phương tiện khác. Từ đó nâng cao mức độ nhận diện thương hiệu thông qua hình thức quảng cáo và các chiến lược tiếp thị. Nhà cung ứng cũng sẽ có những căn cứ nhất định để tiến hành sản xuất một lượng sản phẩm nhất định.
Như vậy, doanh nghiệp, nhà cung ứng sẽ có một khoản lợi nhất định. Từ đó cũng dễ dàng tập trung sản xuất mang đến các sản phẩm chất lượng cao.
Đặc biệt, để có thể trở thành đơn vị phân phối độc quyền thì các nhà phân phối phải có khả năng tài chính mạnh. Nguồn tài chính đó sẽ được sử dụng để trữ lượng lớn sản phẩm.
Kết luận
Như vậy các bạn đã có thể hiểu phân phối độc quyền (Exclusive Distribution) là gì và các thông tin liên quan. Khi chọn lựa phân phối độc quyền, các nhà sản xuất chắc chắn sẽ tăng được doanh số bán hàng và lợi nhuận, đồng thời thu hút được sự quan tâm của khách hàng.
Nhưng bên cạnh đó cũng dễ dẫn tới sự tranh chấp, do đó khi chọn lựa hình thức phân phối độc quyền cần phải đặc biệt cân nhắc kỹ càng mọi mặt. Nếu bạn còn các thắc mắc, băn khoăn cần giải đáp hãy liên hệ với chúng tôi để được hỗ trợ.
Thông tin được biên tập bởi: taichinh24h.com.vn