Với các doanh nghiệp khi thực hiện các hoạt động kinh doanh chắc chắn không thể tránh khỏi các khoản nợ và một trong số đó là nợ phải trả. Hãy cùng Tài Chính 24H đi vào bài viết dưới đây để tìm hiểu khái niệm nợ phải trả cũng như phân loại, ý nghĩa và các yếu tố làm ảnh hưởng đến loại nợ này với doanh nghiệp.
Mục Lục
Nợ phải trả là gì?
Nợ phải trả thực chất là nghĩa nợ hiện tại phát sinh tính từ thời điểm các sự kiện doanh doanh của doanh nghiệp đã được diễn ra. Bên cạnh đó, việc thanh toán khoản nợ phải trả có thể dẫn đến tình trạng giảm sút về mặt kinh tế cho doanh nghiệp.
Nợ phải trả là gì?
Hiểu theo cách đơn giản nhất thì lợi phải trả là những khoản tiền mà doanh nghiệp đang muốn chiếm dụng hoặc sử dụng của bất kỳ hay một tổ chức khác trong và ngoài fdoanh nghiệp để tạo ra nguồn vốn phục vụ cho các mục đích phát triển của đơn vị mình.
Xem thêm:
- Số CIF là gì? Cách tra cứu số CIF các ngân hàng hiện nay
- Commercial Bank là gì? Tìm hiểu chi tiết về ngân hàng thương mại
Các loại nợ phải trả
Về cơ bản thì có 2 loại nợ mà một đơn vị hoặc cá nhân cần phải trả tính theo bảng cân đối kế toán đó là nợ ngắn hạn và nợ dài hạn, trong đó:
Về cơ bản thì có 2 loại nợ phải trả đó là nợ ngắn hạn và nợ hài hạn
- Nợ ngắn hạn: Đây là các khoản nợ mà có thời hạn phải trả trong vòng 12 tháng. Loại nợ này thường gồm tất cả các khoản nợ phát sinh trong suốt quá trình hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp theo hằng ngày, hàng tháng như: lương nhân viên, thuế, tiền ứng trước của khách hàng, nợ tiền mua nguyên vật liệu,…
- Nợ dài hạn: Đây là các khoản nợ mà có thời hạn doanh nghiệp phải trả trên 12 tháng và thường bao gồm các khoản nợ như: nợ phát hành trái phiếu, nợ thuế tài sản tài chính, vay dài hạn tại ngân hàng, quỹ phòng trợ cấp hỗ trợ mất việc làm, …
Nợ ngắn hạn tăng thể hiện điều gì? Nợ ngắn hạn thể hiện tình hình nợ lần của đơn vị trong thời gian ngắn. Nếu như số nợ ngắn hạn tăng cao sẽ làm biến đổi tỷ số thanh toán nhanh và khiến các nhà đầu tư đánh giá thấp khả năng chi trả của đơn vị đó.
Các yếu tố ảnh hưởng đến nợ phải trả
Nợ phải trả trong các doanh nghiệp có thể bị ảnh hưởng bởi rất nhiều yêu tố, tuy nhiên phổ biến nhất là 3 yếu tố quy mô nợ, thời hạn thanh toán và chính sách giá cả của hàng hóa.
Có 3 yếu tố ảnh hưởng đến nợ phải trả là quy mô nợ, thời hạn thanh toán và chính sách về sản phẩm, giá cả của hàng hóa
- Quy mô nợ: Thông thường thì các khoản nợ phải trả người bán và vay nợ thuê tài chính sẽ chiếm tỷ trọng rất lớn trong cơ cấu khoản nợ phải trả của doanh nghiệp. Tùy thuộc vào quy mô hoạt động lớn nhỏ và các chính sách hoạt động của doanh nghiệp sẽ khiến đến quy mô nợ khác nhau.
- Thời hạn thanh toán: Nếu như thời hạn thanh toán dài thì sẽ giúp cho doanh nghiệp có thêm nhiều thời gian để tận dụng nguồn vốn tối ưu và làm giảm bớt áp lực trả nợ. Tuy nhiên, thời hạn thanh toán dài cũng có thể làm ảnh hưởng xấu đến uy tín của doanh nghiệp với khách hàng và đối tác.
- Chính sách về giá cả và hàng hóa: Nếu như doanh nghiệp đàm phán tối với các bên mua sản phẩm và bên cung cấp nguyên liệu được giá tốt và có nhiều chính sách ưu đãi về hàng hóa có lợi cho doanh nghiệp thì sẽ làm giảm bớt số nợ phải trả.
Nợ phải trả tăng nói lên điều gì? Quy mô của doanh nghiệp sẽ tỉ lệ thuận với số nợ phải trả nên nợ tăng có nghĩa là quy mô doanh nghiệp cũng đang phát triển lớn mạnh hơn.
Có thể bạn quan tâm: Danh sách các quỹ đầu tư tại Việt Nam uy tín nhất hiện nay
Điều kiện ghi nhận nợ phải trả
Một khoản tiền được ghi nhận là nợ phải trả của doanh nghiệp khi thỏa mãn đầy đủ các điều kiện như sau:
- Có nhiều tiềm năng tiền tệ hóa theo những cách đáng tin cậy.
- Đơn vị phải thực hiện thanh toán bằng chính nguồn lực tài chính của mình.
- Phải là kết quả công nợ của các giao dịch đã được thực hiện thành công trong quá khứ.
Các khoản nợ phải trả của doanh nghiệp
Theo như ghi nhận của Tài Chính 24H thì với các doanh nghiệp hiện nay sẽ thường phải thực hiện thanh toán các khoản nợ phải trả với cả hình thức nợ ngắn hạn và nợ dài hạn như sau:
Các khoản nợ cần phải trả của doanh nghiệp
Nợ vay ngắn hạn
- Các khoản nợ dài hạn đã đến thời hạn phải thanh toán.
- Các khoản tiền phải trả cho đối tác, người bán, người cung cấp hoặc người nhận thầu.
- Thuế và các khoản cần phải nộp cho Nhà nước.
- Tiền lương, phụ cấp và tiền thưởng cần phải trả cho người lao động mà đã ký kết trong hợp đồng lao động.
- Các khoản chi phí phát sinh trong quá trình hoạt động phải trả.
- Các khoản nhận ký quỹ và ký cược ngắn hạn.
- Các khoản cần phải trả ngắn hạn khác.
Nợ vay dài hạn
- Vay dài hạn cho các nhà đầu tư phát triển.
- Nợ dài hạn cần phải trả.
- Trái phiếu đang phát hành.
- Các khoản nhận ký quỹ và ký cược dài hạn.
- Thuế thu nhập hoãn lại đang phải trả.
- Quỹ dự phòng trợ cấp trong trường hợp không may bị mất việc làm.
- Dự phòng phải trả: đây khoản nợ phải trả chưa có sự chắc chắn về mặt giá trị và thời gian nhưng đã có các ước tính đáng tin cậy.
Cách tính nợ bình quân phải trả
Cách tính nợ bình quân phải trả của doanh nghiệp và ngân hàng
Tổng số nợ doanh nghiệp phải trả bình quân trong một tháng sẽ được tính theo công thức như sau:
- Tổng nợ doanh nghiệp phải trả bình quân của tháng = Tổng số dư khoản mục Tổng Nợ doanh nghiệp phải trả trên cân đối kế toán cuối mỗi ngày / cho tổng số ngày trong tháng đó.
Ngoài ra, bạn cũng có thể áp dụng công thức tính nợ phải trả trung bình của doanh nghiệp, tổ chức tài chính hoặc chi nhánh ngân hàng nước ngoài cần phải trả như sau:
- Khoản nợ phải trả trung bình trong kỳ = Khoản nợ phải trả vào đầu kỳ – Khoản nợ phải trả vào cuối kì/2
Cách thanh toán nợ phải trả
Nghĩa vụ của doanh nghiệp ở thời điểm hiện tại là phải thanh toán nợ phải trả bằng chính nguồn lực tài chính bằng các hình thức đã thỏa thuận với chủ nợ. Trên thực tế, có rất nhiều cách thanh toán nợ phải trả như:
- Thanh toán nợ bằng tiền mặt.
- Thanh toán nợ phải trả doanh nghiệp bằng hình thức chuyển khoản ngân hàng.
- Thanh toán nợ phải trả bằng việc kí séc.
- Thanh toán thông qua việc cung cấp các dịch vụ hoặc sản phẩm thay thế cho nghĩa vụ phải trợ hiện tại bằng một hoặc nhiều nghĩa vụ khác.
- Thanh toán nợ phải trả bằng cách thực hiện chuyển đổi sang vốn sở hữu.\
Trên đây là những chia sẻ các thông tin về khoản nợ phải trả, hy vọng đã giúp các bạn hiểu rõ và áp dụng vào công việc của mình một cách hợp lý nhất. Ngoài ra, nếu bạn còn bất kỳ khúc mắc nào về chủ đề này cần được Tài Chính 24H hỗ trợ thì hãy liên hệ ngay với chúng tôi nhé.