MSCI được hầu hết các nhà đầu tư biết tới thông qua chỉ số tiêu chuẩn của nó, hoặc chỉ số thị trường cận biên. Nhưng để nói chi tiết về MSCI là gì thì không phải ai cũng hiểu. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu rõ về đặc điểm, thị trường và các chỉ số của MSCI trong bài dưới đây.
Mục Lục
MSCI là gì?
MSCI là viết tắt của Morgan Stanley Capital International – công ty nghiên cứu đầu tư cung cấp các chỉ số chứng khoán. Bao gồm rủi ro danh mục đầu tư, phân tích hiệu suất. Đồng thời bổ trợ các công cụ quản trị cho các nhà đầu tư tổ chức và các quỹ phòng hộ.
Một trong các chỉ số nổi tiếng của MSCI là chỉ số thị trường mới nổi (MSCI EM Index). Đây là chỉ số được nhiều người biết tới và sử dụng chủ yếu để đánh giá sự phát triển và chọn lựa đầu tư. Từ đó hỗ trợ hạn chế rủi ro và đem lại lợi nhuận hấp dẫn.
Xem thêm:
MSCI Index là gì?
MSCI Index là chỉ số phản ánh hoạt động trên thị trường cổ phiếu của một số khu vực và quốc gia đang phát triển. MSCI được sử dụng làm chỉ số đại diện cho 10% khối lượng giao dịch toàn cầu. Đồng thời được coi là chỉ số tham chiếu cơ bản cho các quỹ đầu tư tại trường có nền kinh tế mới nổi.
Hiện nay, MSCI EM Index bao gồm chứng khoán của 26 thị trường có nền kinh tế mới nổi, gồm:
- Argentina
- Brazil
- Chile
- Trung Quốc
- Colombia
- Cộng hòa Séc
- Ai Cập
- Hy Lạp
- Hungary
- Ấn Độ
- Indonesia
- Hàn Quốc
- Malaysia
- Mexico
- Pakistan
- Peru
- Philippines
- Ba Lan
- Qatar
- Nga
- Ả Rập Saudi
- Nam Phi
- Đài Loan
- Thái Lan
- Thổ Nhĩ Kỳ
- Các tiểu vương quốc Ả Rập thống nhất
Kể từ khi thành lập vào năm 1988 cho tới nay, chỉ số thị trường mới nổi của MSCI đã tăng trưởng liên tục. Những thành công mà MSCI đạt được đã giúp cho chỉ số này được sử dụng làm chỉ số chuẩn mực hiệu suất cho các quỹ tương hỗ và tăng trưởng thị trường.
Đặc điểm của MSCI
MSCI chính là mã chứng khoán được niêm yết trên Sàn giao dịch chứng khoán New York của công ty MSCI Barra. Đây là công ty sát nhập của công ty Morgan Stanley Capital International với Barra – công ty phân tích danh mục đầu tư và quản lý rủi ro – hình thành phát triển. Công ty đã cung cấp cho các khách hàng của mình các công cụ đầu tư, kỹ thuật tài chính, đo lường rủi ro và phân tích tài chính,…
MSCI hiện đã có hơn 160.000 chỉ số chứng khoán. Tập trung vào các quốc gia và các loại cổ phiếu khác nhau. Chẳng hạn như cổ phiếu vốn hóa lớn, vốn hóa trung bình và vốn hóa nhỏ.
Các chỉ số hàng đầu của MSCI
- Chỉ số thị trường mới nổi của MSCI: liệt kê thành phần từ 24 nền kinh tế mới nổi bao gồm cả Trung Quốc, Ấn Độ, Thái Lan, Brazil, Nam Phi, Nga và Mexico.
- Chỉ số thị trường cận biên của MSCI: được chọn lựa là chuẩn mực để đo lường hiệu suất của thị trường tài chính của các quốc gia được chọn từ châu Á.
- Chỉ số ACWI của MSCI: chỉ số vốn chủ sở hữu toàn cầu hàng đầu của công ty. Chỉ số này được thành lập thông qua kết quả theo dõi hiệu suất của các cổ phiếu vốn hóa nhỏ đến lớn của 23 thị trường phát triển và 26 thị trường mới nổi. Bao gồm hơn 3000 cổ phiếu được đại diện.
- Chỉ số EAFE của MSCI: chỉ số EAFE liệt kê hơn 900 cổ phiếu từ 21 quốc gia có thị trường phát triển, ngoại trừ Canada và Mỹ.
Có thể bạn quan tâm: DSS là gì? Có nên sử dụng DSS không?
Đây là 4 chỉ số MSCI được biết tới và được sử dụng nhiều nhất hiện nay. Hệ thống các chỉ số nổi trội này giúp cho đơn vị chủ quản có thể đưa ra phán đoán, nhận định chính xác. Từ đó trở thành chỉ số đắc lực để đánh giá và chọn lựa đầu tư hàng đầu của doanh nghiệp quy mô.
Các nhóm thị trường của MSCI tập trung
MSCI tập trung phát triển chủ yếu các nhóm thị trường sau:
- Nhóm tiêu chí về sự phát triển kinh tế: được áp dụng chủ đạo trong phân loại các thị trường phát triển. Đối với các thị trường đã phát triển thì khả năng đánh giá thông qua chỉ số MSCI không đem lại kết quả rõ rệt.
- Nhóm tiêu chí về quy mô và thanh khoản: dựa chủ yếu trên những điều kiện về khả năng đầu tư tối thiểu. Từ đó cho ra kết quả có khả năng đánh giá chỉ số MSCI toàn cầu.
- Nhóm tiêu chí về khả năng tiếp cận thị trường: phản ánh kinh nghiệm năng lực của các nhà đầu tư hoặc các tổ chức vào thị trường nhất định. Nhóm tiêu chí này bao gồm các tiêu chí chi tiết dựa trên những phương pháp định tính áp dụng cho tất cả các thị trường.
Những lưu ý đối với MSCI
- MSCI là chỉ số có giá trị vốn hóa thị trường – các cổ phiếu tính theo tỷ lệ vốn hóa thị trường sẽ áp dụng công thức tỷ lệ thuận. Sử dụng giá cổ phiếu nhân với tổng số lượng cổ phiếu đang lưu hành sẽ ra kết quả là giá trị vốn hóa thị trường.
- Sự thay đổi phần trăm về giá trị của các cổ phiếu vốn hóa lớn trong chỉ số MSCI có thể dẫn tới sự dịch chuyển lớn hơn.
- Các chỉ số của MSCI được xem xét hàng quý và cân bằng lại hai lần một năm.
- Các nhà phân tích MSCI có thể thêm hoặc xóa bớt giá trị cổ phiếu. Tuy nhiên hành động này vẫn phải đảm bảo chỉ số đó vẫn hoạt động bình thường trong chuẩn mực của nguồn vốn hóa thị trường.
- Khi chỉ số MSCI được cân bằng, các quỹ ETF và quỹ tương hỗ cũng được điều chỉnh. Bởi các chúng được tạo ra để phản ánh hiệu suất của các chỉ số.
Kết luận
Trên đây là các thông tin chi tiết về MSCI là gì để các bạn tham khảo. Nhưng hãy lưu ý rằng khoản lợi nhuận từ MSCI chỉ mang tính tương đối và áp dụng cho nền kinh tế đang phát triển nên vẫn kèm theo các khoản lỗ rủi ro. Nên cần phải đặc biệt cần nhắc kỹ càng khi sử dụng chỉ số MSCI.
Thông tin được biên tập bởi: taichinh24h.com.vn