Ma trận QSPM là một trong những ma trận được dùng để giúp các nhà kinh doanh chọn ra chiến lược đúng đắn cho công ty của mình. Nếu bạn đang thắc mắc không biết ma trận QSPM là gì? Tiến trình phát triển ma trận ra sao thì hãy theo dõi ngay bài viết dưới đây.
Mục Lục
Ma trận QSPM là gì?
Ma trận QSPM được viết tắt từ tên đầy đủ là Quantitative Strategic Planning Matrix – QSPM Matrix là một cách tiếp cận quản lý chiến lược cấp cao để đánh giá các chiến lược khả thi. Nói cách khác, QSPM là một ma trận hoạch định chiến lược có thể định lượng.
Sau quá trình sử dụng ma trận SWOT nhằm xây dựng ra chiến lược đảm bảo phù hợp các nhà quản trị sẽ tiến hành liệt kê ra danh sách những chiến lược khả thi nhất mà doanh nghiệp có thể lựa chọn và thực hiện trong khoảng thời gian sắp tới. Trong thời kỳ này ma trận QSPM có thể hỗ trợ để đưa ra được lựa chọn khách quan cho chiến lược.
Ma trận QSPM sử dụng những dữ liệu đầu vào là những phân tích tại các bước hình thành nên những ma trận IFE và EFE. Nhằm giúp các chiến lược gia quyết định một cách khách quan nhất xem chiến lược nào có trong tổng số những chiến lược là có khả năng hỗ trợ thay thế. Đồng thời chiến lược nào hấp dẫn và xứng đáng nhất giúp cho doanh nghiệp có thể theo đuổi nhằm thực hiện một cách thành công mục tiêu của mình.
Xem thêm:
- Mã vạch là gì? Phân loại và cách sử dụng mã vạch
- MSCI là gì? Đặc điểm, thị trương và các chỉ số của MSCI
Biểu diễn ma trận hoạch định chiến lược có thể định lượng (QSPM Matrix)
Ma trận QSPM yêu cầu bạn dựng lại tầm quan trọng của các nguyên nhân sự phát triển cần thiết trong và ngoài doanh nghiệp và giúp bạn phân tích các kế hoạch này dựa trên các nguyên nhân thành đạt quan trọng nêu trên. Tầm tác động được đánh giá bằng điểm số. kế hoạch có điểm số cao nhất thường là lựa chọn tốt nhất.
6 Bước tiến trình phát triển ma trận QSPM
Để hoạch định chiến lược phát triển doanh nghiệp đi đúng hướng, người chủ thường theo thứ tự 6 bước ma trận QSPM để từ đó quyết định đến lựa chọn hình thức kinh doanh của mình.
Bước 1: Liệt kê các cơ hội/mối đe dọa lớn bên ngoài và các điểm mạnh/yếu quan trọng bên trong vào cột (1) của ma trận. Các yếu tố này được lấy trực tiếp từ các ma trận EFE và IFE.
Bước 2: Nghiên cứu các ma trận SWOT và xác định các chiến lược có thể thay thế mà tổ chức nên xem xét để thực hiện, ghi lại các chiến lược này vào hàng trên cùng của ma trận QSPM. Các chiến lược được xếp thành các nhóm riêng biệt nhau (nếu có)
Bước 3: Xác định số điểm hấp dẫn: Rất không hấp dẫn = 1, ít hấp dẫn = 2, hấp dẫn = 3, khá hấp dẫn = 3, rất hấp dẫn = 4. Các trị số này biểu thị tính hấp dẫn tương đối của mỗi chiến lược so với các chiến lược khác trong cùng một nhóm các chiến lược có thể thay thế.
Bước 4: Tính tổng số điểm hấp dẫn của mỗi chiến lược xét riêng đối với từng yếu tố thành công quan trọng ghi ở cột (1) bằng cách nhân số phân loại với số điểm hấp dẫn trong mỗi hàng.
Bước 5: Cộng dồn các số điểm hấp dẫn cho ta tổng số điểm hấp dẫn của mỗi chiến lược (xét đến tất cả các yếu tố bên trong và bên ngoài thích hợp có thể ảnh hưởng tới các quyết định chiến lược). Tổng số điểm này càng cao thì chiến lược càng thích hợp và càng đáng được lựa chọn để thực hiện.
Bước 6: Về nguyên tắc, một ma trận QSPM có thể bao gồm bất cứ số lượng nhóm các chiến lược thay thế nào và trong một nhóm nhất định có thể bao gồm bất cứ số lượng chiến lược nào, nhưng chỉ có những chiến lược trong cùng một nhóm mới được đánh giá với nhau.
Chẳng hạn, một nhóm chiến lược đa dạng hóa có thể bao gồm các chiến lược đa dạng hóa đồng tâm, đa dạng hóa kết khối, trong khi một nhóm chiến lược khác có thể bao gồm các chiến lược liên kết theo chiều dọc (về phía trước hay về phía sau) và liên kết theo chiều ngang. Các nhóm chiến lược này là khác nhau và ma trận QSPM chỉ đánh giá các chiến lược trong cùng một nhóm.
Có thể bạn quan tâm: NDA là gì? Các loại thỏa thuận NDA hiện nay
Ví dụ
Để cho bạn dễ hiểu về ma trận QSPM chúng tôi sẽ ví dụ cho bạn nhằm mục đích giúp bạn có quyết sách kinh doanh khi khởi nghiệp.
Công ty XYZ là một doanh nghiệp nhỏ đang phát triển và muốn mở rộng. Dựa trên các nhân tố quan trọng bên trong và bên ngoài, công ty đã đưa ra hai chiến lược loại trừ lẫn nhau:
- Mở rộng bằng cách sử dụng nhượng quyền kinh doanh
- Mở rộng kinh doanh cơ sở hiện tại.
Công ty XYZ đã sử dụng biểu đồ ma trận QSPM này để xác định lựa chọn tốt hơn.
|
Chiến lược thay thế |
|||||
Mở rộng bằng cách nhượng quyền |
Mở rộng cơ sở hiện tại |
|||||
Nhân tố bên ngoài |
Trọng số |
AS |
WAS |
AS |
WAS |
|
Cơ hội |
||||||
1. Tận dụng lợi thế của “người đi đầu” |
0.10 |
4 |
0.40 |
2 |
0.20 |
|
2. Tận dụng tốc độ tăng trưởng thị trường dự kiến 30%/ năm. |
0.20 |
4 |
0.80 |
2 |
0.20 |
|
3. Xây dựng nhận thức về danh mục sản phẩm. |
0.10 |
4 |
0.40 |
2 |
0.20 |
|
4. Khai thác cơ sở khách hàng mới. |
0.25 |
4 |
1.00 |
1 |
0.25 |
|
Thách thức |
|
|
|
|
|
|
1. Tối thiểu hóa việc chia sẻ lợi nhuận với người trung gian |
0.15 |
1 |
0.15 |
4 |
0.60 |
|
2. Có thể bị vi phạm IP bởi bên nhận quyền |
0.10 |
1 |
0.10 |
4 |
0.40 |
|
3. Tối thiểu hoá sự xâm nhập của đối thủ cạnh tranh mới vào thị trường |
0.10 |
– |
– |
– |
– |
|
Tổng |
1.00 |
|
|
|
|
|
Nhân tố bên trong chính |
Trọng số |
AS |
WAS |
AS |
WAS |
|
Điểm mạnh |
||||||
1. Phát triển đội ngũ nhân viên giàu kinh nghiệm |
0.10 |
2 |
0.20 |
4 |
0.40 |
|
2. Xây dựng thế mạnh R & D trong phát triển sản phẩm |
0.10 |
– |
– |
– |
– |
|
3. Tinh chỉnh việc nâng cấp hệ thống CNTT mới |
0.10 |
2 |
0.20 |
4 |
0.40 |
|
4. Xây dựng đội ngũ quản lý mạnh |
0.15 |
3 |
0.45 |
4 |
0.60 |
|
Điểm yếu |
||||||
1. Tăng cường khả năng vay vốn hạn chế |
0.25 |
4 |
1.00 |
2 |
0.50 |
|
2. Cải thiện cơ chế phản hồi khách hàng yếu |
0.10 |
3 |
0.30 |
2 |
0.20 |
|
3. Tăng nguồn nhân lực hạn chế |
0.20 |
4 |
0.80 |
1 |
0.20 |
|
Tổng |
1.00 |
|
|
|
|
|
Tổng điểm hấp dẫn |
|
5.80 |
4.30 |
Nhìn vào Tổng số điểm hấp dẫn trên QSPM, lựa chọn tốt nhất là mở rộng bằng cách sử dụng nhượng quyền kinh doanh.
Lợi ích của ma trận QSPM
Ma trận QSPM là kết quả được các nhà hoạch định thảo luận và trao đổi. Với tính hấp dẫn của các chiến lược khác nhau sẽ được xác định thông qua ma trận QSPM và dựa trên việc tận dụng hoặc cải thiện về những yếu tố thành công cơ bản của môi trường bên trong lẫn bên ngoài doanh nghiệp.
Đồng thời QSPM được xây dựng nhằm mục đích cho phép các nhà quản trị chiến lược có thể so sánh và đưa ra các lựa chọn giữa những chiến lược khác nhau. Từ đó các nhà hoạch định chiến lược có thể đánh giá khách quan về danh mục các chiến lược và lựa chọn thông qua những phán đoán nhanh nhạy, sắc bén nhất.
QSPM được xem là một công cụ phân tích hữu ích nhằm giúp cho bạn có thể xác định được mức độ hấp dẫn tương đối của các chiến lược khác nhau.
Một quyết định phù hợp nhất sẽ được đưa ra dựa vào đánh giá các mối quan hệ quan trọng có ảnh hưởng tới quyết định thông qua ma trận QSPM. Ma trận QSPM được ứng dụng tương đối rộng đối với cả doanh nghiệp mang quy mô nhỏ và những doanh nghiệp mang quy mô lớn.
Nhận xét về QSPM Matrix
Về nguyên tắc, một ma trận QSPM có thể bao gồm bất cứ số lượng nhóm các chiến lược thay thế nào và trong một nhóm nhất định có thể bao gồm bất cứ số lượng chiến lược nào, nhưng chỉ có những chiến lược trong cùng một nhóm mới được đánh giá với nhau.
Chẳng hạn, một nhóm chiến lược đa dạng hóa có thể bao gồm các chiến lược đa dạng hóa đồng tâm, đa dạng hóa kết khối, trong khi một nhóm chiến lược khác có thể bao gồm các chiến lược liên kết theo chiều dọc (về phía trước hay về phía sau) và liên kết theo chiều ngang. Các nhóm chiến lược này là khác nhau và ma trận QSPM chỉ đánh giá các chiến lược trong cùng một nhóm.
Kết luận
Ma trận QSPM là công cụ nghiên cứu bổ ích giúp bạn dựng lại mức độ hấp dẫn tương đối của các kế hoạch khác nhau. Hy vọng bài viết sẽ mang tới thật nhiều thông tin hữu ích giúp bạn xác định được ma trận này và áp dụng thành công trong doanh nghiệp của mình. Chúc các bạn thực hiện thành công.
Thông tin được biên tập bởi: taichinh24h.com.vn