Nếu bạn là một người phong lưu, thường xuyên giao dịch trên khắp thế giới chắc hẳn không còn xa lạ gì với Swift Code. Tuy nhiên, rất nhiều độc giả của Tài Chính 24h còn chưa hiểu rõ về khái niệm này. Vậy mã Swift Code là gì? Có những ưu điểm gì đáng để ta sử dụng?
Mục Lục
Mã Swift Code là gì?
Trước khi tìm hiểu về mã Swift Code là gì, chúng ta cần biết về cụm từ Swift trước đã. Đây là cụm từ viết tắt của cụm từ Society for Worldwide Interbank Financial Telecommunication trong Tiếng Anh.
Cụm từ trên có ý nghĩa đó là: Hiệp hội Viễn thông Tài chính Ngân hàng Toàn cầu. Nghe thôi là chúng ta có thể mường tượng ra đây là một loại giao dịch quốc tế, ngày càng phổ biến trong đời sống hiện nay.
Quả thật là vậy, đây là một Hiệp hội giúp kết nối các ngân hàng trên thế giới với nhau thông qua việc thực hiện các giao dịch nhận/chuyển tiền quốc tế. Chúng sẽ được thực hiện một cách dễ dàng, tiện lợi, tiết kiệm chi phí. Hơn hết, chúng còn rất bảo mật giúp cho bạn hạn chế sự rủi đáng mất thông tin cá nhân ngày càng nổi cộm hiện nay.
Mã Swift Code hay được Quốc tế gọi là: BIC (Business Identifier Codes). Về bản chất, đây là một mã định danh giúp hệ thống có thể nhận diện bất cứ tổ chức ngân hàng trên thế giới một cánh nhanh chóng. Mã này thường được sử dụng rất nhiều nếu bạn có những giao dịch nước ngoài, ngân hàng sẽ cung cấp cụ thể mã để giao dịch.
Xem thêm:
- Cập nhật mã Swift Code Vietinbank mới nhất năm 2022
- Tài khoản đối ứng là gì? Đặc điểm như thế nào?
Cấu tạo của một mã Swift Code có gì nổi bật?
Sau khi bạn đã biết mã Swift Code là gì rồi, hãy cùng chúng tôi đi phân tích cấu tạo của một mã Swift Code thường thấy nhé.
Thông thường, mã Swift Code sẽ có từ 8 đến 11 ký tự. Mỗi ký tự quy định đều biểu thị những ý nghĩa riêng như: tên ngân hàng, tên quốc gia, mã chi nhánh…
Ví dụ minh họa: mã Swift Code: AAAABBCCDDD. Trong đó:
- AAAA: Biểu thị mã của tổ chức tín dụng, ngân hàng nào đó. Thường được viết tắt bằng chữ cái đầu của tên ngân hàng, tổ chức đó trong Tiếng Anh.
- BB: Biểu thị mã quốc gia của ngân hàng đó. Mã quốc gia này sẽ dựa vào quy chuẩn: ISO 3166-1 alpha-2.
- CC: Mã vị trí. Sẽ không có quy tắc rằng ký tự chữ hay số.
- DDD: Mã chi nhánh ngân hàng.
Thật bất ngờ phải không nào khi tất cả những thông tin sẽ được biểu thị nhanh gọn dưới 8 đến 11 ký tự!
Có thể bạn quan tâm:
- Hướng dẫn mở tài khoản số đẹp MBBank miễn phí
- Những thông tin cần biết về tài khoản thanh toán
Ưu điểm của mã Swift Code
Nhắc đến ưu điểm nổi bật nhất của Swift Code đó chính là sự bảo mật gần như tuyệt đối và chi phí cũng phải chăng hơn rất nhiều. Như đã nói ở trên, mã Swift Code được dùng riêng cho các hệ thống ngân hàng, tài chính trên toàn cầu với nhau. Do đó, nó sẽ được giữ kín thông tin, bảo mật hơn so với các hệ thống tài chính khác.
Ngoài ra, tốc độ nhanh chóng cũng là một ưu điểm lớn khi sử dụng Swift Code. Do đó, nếu bạn có nhu cầu sử dụng một lượng giao dịch lớn, phức tạp… thì sử dụng Swift code là lựa chọn hoàn hảo. Tất cả những lỗi giao dịch, gián đoạn khi giao dịch… sẽ không còn nữa. Nâng cao trải nghiệm của khách hàng rất nhiều.
Do Swift Code là một hệ thống quốc tế nên tính đồng bộ của nó rất cao. Tất cả các giao dịch sẽ tuân theo những quy định, thể thống nhất trên toàn thế giới. Do đó, tăng cường sự công bằng cho bất cứ ngân hàng với động đồng quốc tế khi tham gia vào tổ chức Swift.
Như vậy, mã Swift Code là gì cũng như những ưu điểm khi sử dụng Swift Code đã được chúng tôi trình bày rõ trong bài viết này. Với những đặc tính ưu việt của nó, việc sử dụng Swift Code sẽ ngày càng được những ngân hàng, người dân sử dụng trong thời gian sắp tới.