Công ty TNHH là thuật ngữ được nhắc tới khá nhiều khi đánh giá về công ty, doanh nghiệp. Nhưng chưa chắc ai cũng hiểu rõ được Công ty TNHH (Limited Liability Company – LLC) nghĩa là gì? Cũng như các hoạt động của công ty, đặc biệt là điểm mạnh, điểm yếu của một công ty TNHH.
Tất cả những thắc mắc, băn khoăn này sẽ được chúng tôi giải đáp cụ thể trong bài chia sẻ dưới đây.
Mục Lục
Công ty trách nhiệm hữu hạn (Limited Liability Company – LLC) là gì?
Công ty TNHH (Limited Liability Company – LLC) là loại hình doanh nghiệp có tư cách pháp nhân và được luật pháp Việt Nam công nhận. Cụ thể, trong đó công ty là pháp nhân và chủ sở hữu công ty là thể nhân sẽ có các quyền và nghĩa vụ tương ứng với quyền sở hữu công ty. Đây là hai thực thể pháp lý tác bạch riêng biệt.
Xem thêm:
- Lý thuyết Dow là gì? Ứng dụng trong Phân tích kỹ thuật ra sao?
- Lợi thế so sánh là gì? Ví dụ cụ thể
Ý nghĩa – Giải thích
Công ty TNHH là một khối cơ cấu kinh doanh được phép hoạt động theo luật. Chủ sở hữu LLC thường được gọi là thành viên. Quyền sở hữu công ty TNHH không bị hạn chế, ai cũng có thể trở thành thành viên cụ thể là cá nhân, tập đoàn, người nước ngoài và pháp nhân nước ngoài. Thậm chí là cả các LLC khác. Tuy nhiên các ngân hàng hay công ty bảo hiểm thì đều không thể hình thành LLC.
Công ty TNHH được thành lập theo thỏa thuận hợp tác chính thức với các điều khoản của tổ chức và cần được nộp cho cơ quan có thẩm quyền phê duyệt. Để thành lập LLC dễ hơn rất nhiều so với thành lập một công ty.
Phân loại Công ty TNHH (LLC)
Công ty TNHH (LLC) tồn tại dưới 2 hình thức là Công ty TNHH một thành viên và Công ty TNHH hai thành viên trở lên.
Công ty TNHH một thành viên
Công ty TNHH một thành viên là doanh nghiệp do một tổ chức hoặc một cá nhân làm chủ sở hữu. Chủ sở hữu công ty sẽ chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của công ty trong phạm vi số vốn điều lệ của công ty.
Trường hợp 1: Công ty TNHH một thành viên là cá nhân sở hữu
- Công ty có cá nhân sở hữu thì có chủ tịch công ty, giám đốc hoặc tổng giám đốc
- Chủ tịch công ty có thể kiêm nhiệm chức danh giám đốc, tổng giám đốc
Chủ sở hữu của công ty TNHH một thành viên là cá nhân thì sẽ có các quyền:
- Quyết định các vấn đề liên quan đến điều lệ công ty;
- Quyết định đầu tư, kinh doanh và quản trị nội bộ công ty, trừ trường hợp điều lệ công ty có quy định khác;
- Quyết định tăng vốn điều lệ, chuyển nhượng một phần hoặc toàn bộ vốn điều lệ của công ty cho tổ chức, cá nhân khác,…
- Quyết định việc sử dụng lợi nhuận sau khi đã hoàn thành nghĩa vụ thuế cũng như các nghĩa vụ tài chính khác của công ty
- Quyết định tổ chức lại, giải thể và yêu cầu phá sản công ty
- Thu hồi toàn bộ giá trị tài sản của công ty nếu như công ty phá sản
- Quyền khác theo quy định của luật và điều lệ công ty
Trường hợp 2: Công ty TNHH một thành viên là tổ chức
Công ty TNHH một thành viên do tổ chức làm chủ sở hữu được tổ chức quản lý và hoạt động theo 1 trong 2 mô hình sau:
- Chủ tịch công ty, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc và Kiểm soát viên
- Hội đồng thành viên, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc và Kiểm soát viên.
Trong đó:
- Hội đồng thành viên bao gồm tất cả những người đại diện theo ủy quyền thực hiện các quyền và nghĩa vụ của chủ sở hữu
- Giám đốc (Tổng giám đốc) do hội đồng thành viên thuê hoặc bổ nhiệm (không quá 5 năm) thực hiện hoạt động điều hành kinh doanh của công ty.
- Kiểm soát viên do chủ sở hữu bổ nhiệm 1 – 3 kiểm soát viên, nhiệm kỳ không quá 3 năm. Kiểm soát viên sẽ thực hiện chức năng giám sát hoạt động điều hành kinh doanh của Hội đồng thành viên, Giám đốc/ Tổng giám đốc.
Chủ sở hữu công ty là tổ chức sẽ thực hiện các quyền sau:
- Quyết định nội dung điều lệ công ty, bổ sung, chỉnh sửa điều lệ công ty
- Quyết định chiến lược phát triển và kế hoạch kinh doanh hằng năm của công ty
- Quyết định cơ cấu tổ chức quản lý công ty, bổ nhiệm, miễn nhiệm người quản lý công ty
- Quyết định dự án đầu tư phát triển
- Quyền khác theo quy định của luật và điều lệ công ty.
Công ty TNHH hai thành viên trở lên
Công ty TNHH hai thành viên trở lên là công ty có số lượng thành viên trong công ty từ 02 thành viên trở lên và tối đa không quá 50 thành viên. Các thành viên trong công ty có thể là cá nhân hoặc tổ chức. Loại hình công ty TNHH hai thành viên trở lên sẽ hoạt động theo mô hình Hội đồng thành viên (chủ tịch công ty); Giám đốc/Tổng giám đốc; Ban kiểm soát (chỉ bắt buộc đối với công ty từ 11 thành viên trở lên).
Trong đó:
- Hội đồng thành viên gồm tất cả các thành viên – là cơ quan có quyết định cao nhất trong công ty nhưng hoạt động không thường xuyên. Chỉ thực hiện chức năng thông qua cuộc họp và ra quyết định các vấn đề quan trọng của công ty. Trên cơ sở biểu quyết của các thành viên tại cuộc họp.
- Chủ tịch Hội đồng thành viên do hội đồng thành viên bầu, có thể kiêm giám đốc hoặc tổng giám đốc, thực hiện quyền và nghĩa vụ theo Luật Doanh nghiệp và Điều lệ công ty.
- Giám đốc hoặc Tổng giám đốc là người điều hành hoạt động kinh doanh hàng ngày của công ty. Chịu trách nhiệm trước Hội đồng thành viên về việc thực hiện các quyền và nghĩa vụ của mình.
- Ban Kiểm soát hoạt động theo điều lệ công ty
Có thể bạn quan tâm:
- Ma trận EFE là gì? Ví dụ EFE
- Ma trận IFE là gì? Cách xây ra sao?
Đánh giá Ưu và nhược điểm của Limited Liability Company – LLC
Ưu điểm
- Công ty TNHH thường là loại hình doanh nghiệp vừa và nhỏ nên khá phù hợp với hình thức kinh doanh ở Việt Nam.
- Công ty có tư cách pháp nhân nên thành viên trong công ty chỉ chịu trách nhiệm về hoạt động của công ty trong phạm vi số vốn họ góp vapf công ty. Như vậy sẽ hạn chế được tối đa mức độ rủi ro cho chính người góp vốn trong quá trình kinh doanh.
- Số lượng thành viên không nhiều nên việc quản lý rất dễ dàng. Đồng thời những cùng tham gia vào công ty hầu như đều là người quen của nhau nên có độ tin tưởng cao và dễ dàng phối hợp với nhau để giải quyết các vấn đề nhanh chóng.
- Quy định về chuyển nhượng vốn rất chặt chẽ nên các nhà đầu tư dễ dàng kiểm soát được mọi vấn đề phát sinh trong quá trình hoạt động và vấn đề nhân sự.
Nhược điểm
- Hoạt động của công ty giới hạn do không được lan truyền cao và việc ký kết hợp đồng cũng gặp nhiều khó khăn.
- Công ty chịu sự điều chỉnh của pháp luật chặt chẽ hơn rất nhiều so với doanh nghiệp tư nhân hay công ty hợp danh nên độ linh hoạt không cao.
- Công ty không được phát hành cổ phiếu nên việc huy động vốn bị hạn chế.
Một số Thuật ngữ tương tự – liên quan
- Limited Liability
- Sole Proprietorship
- Business
- Perseroan Terbatas (PT)
- Joint Venture (JV)
- Company
- Limited Liability: What You Need to Know
- Understanding LLC Operating Agreements
- Internal Claim
- Understandin Articles of Organization
- Sole Proprietorship: What You Should Know
- Choose Well: The Risks of Establishing General Partnerships
- Công ty trách nhiệm hữu hạn (LLC) tiếng Anh
Kết luận
Trên đây là các thông tin lý giải chi tiết Công ty TNHH (Limited Liability Company – LLC) nghĩa là gì để bạn tham khảo. Mong rằng các thông tin chia sẻ này sẽ giúp bạn hiểu hơn về mô hình hoạt động của công ty TNHH. Nếu như bạn còn băn khoăn thắc mắc về vấn đề này có thể liên hệ với chúng tôi để được tư vấn hỗ trợ.