Chắc hẳn bạn đã từng nghe đến thuật ngữ lạm phát nhiều lần ở trên các phương tiện truyền thông. Thế nhưng bạn không biết thế nào là lạm phát? Vậy thì hãy cùng Tài Chính 24H tìm hiểu nguyên nhân dẫn đến lạm phát là gì và làm sao để hạn chế được tình trạng này trong bài viết sau đây.
Mục Lục
Lạm phát là gì?
Lạm phát là việc tăng mức giá của hàng hóa, dịch vụ theo thời gian và dẫn đến tiền tệ bị mất giá. Khi so sánh với những quốc gia khác thì lạm phát là việc tiền tệ của quốc gia này bị giảm giá so với tiền tệ của quốc gia khác.
Ví dụ về lạm phát: Trước đây giá thịt lợn trung bình chỉ khoảng 50.000VNĐ/kg nhưng giờ đây giá thịt lợn đã tăng lên 100.000VNĐ/kg, như vậy là lạm phát tăng lên 50% so với trước.
Xem thêm:
- Giảm phát là gì? Những ảnh hưởng của giảm phát đối với nền kinh tế
- GDP là gì? Ý nghĩa và cách tính chỉ số GDP thực tế như thế nào?
Phân loại lạm phát
Lạm phát là một hiện tượng kinh tế tất yếu và buộc phải có của nền kinh tế. Dựa theo mức độ lạm phát thì lạm phát được phân ra làm 3 loại:
Lạm phát vừa phải
Tỷ lệ lạm phát vừa phải trong khoảng từ dưới 10%/năm. Với tỷ lệ lạm phát này thì nền kinh tế xã hội vẫn hoạt động bình thường, đời sống nhân dân ổn định và ít rủi ro.
Lạm phát phi mã
Tỷ lệ lạm phát phi mã nằm trong khoảng từ 10% – dưới 1000%/năm. Tỷ lệ lạm phát này đã làm cho giá cả thị trường tăng nhanh và gây ra biến động kinh tế lớn. Khi đó người dân sẽ có xu hướng là tích trữ vàng bạc, hàng hoá, bất động sản, đồng thời hạn chế cho vay tiền với lãi suất bình thường.
Siêu lạm phát
Tỷ lệ siêu lạm phát vượt mức trên 1000%/năm. Tỷ lệ lạm phát này tăng nhanh và để lại hậu quả vô cùng lớn, vượt xa lạm phát phi mã. Khi xảy ra siêu lạm phát thì nền kinh tế của quốc gia sẽ rất khó để phục hồi trở lại như ban đầu. Tuy nhiên loại lạm phát này rất hiếm khi xảy ra.
Lạm phát được đo lường bằng cách nào?
Lạm phát được đo lường bằng cách dựa trên sự biến động giá cả của lượng lớn hàng hóa và dịch vụ ở trong một nền kinh tế. Số liệu này dựa trên dữ liệu được thu thập bởi các tổ chức Nhà nước, các tạp chí kinh doanh, các liên đoàn lao động …
Giá cả của hàng hóa và dịch vụ sẽ được tổ hợp lại và đưa ra một chỉ số giá cả trung bình. Tỷ lệ lạm phát chính là tỷ lệ phần trăm mức tăng của chỉ số này.
Không có một phép đo chính xác nào cho tỷ lệ lạm phát bởi nó còn phụ thuộc vào tỷ trọng của mỗi hàng hóa trong chỉ số và phạm vi khu vực kinh tế thực hiện đo lạm phạm.
Hiện nay chỉ số để đo tỷ lệ lạm phát là CPI – chỉ số giá tiêu dùng để đo giá cả của lượng lớn một số loại hàng hóa và dịch vụ như: lương thực, thực phẩm, dịch vụ y tế… được mua bởi những người tiêu dùng thông thường.
Công thức:
Tỷ lệ lạm phát = (Giá trị chỉ số CPI cuối cùng / Giá trị CPI ban đầu) * 100
Có thể bạn quan tâm: GNP là gì? Cách phân biệt GDP và GNP
Nguyên nhân lạm phát
Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng lạm phát. Sau đây là một số nguyên nhân chủ yếu mà bạn có thể tham khảo.
Lạm phát do chi phí đẩy
Chi phí đẩy gồm có chi phí tiền lương, thuế, nguyên liệu mua vào, bảo hiểm, máy móc… của một doanh nghiệp. Nếu như những loại chi phí này tăng thì dẫn đến doanh nghiệp cũng phải tăng giá của sản phẩm để đảm bảo bán hàng có lợi nhuận. Từ đó dẫn đến mức giá chung loại hàng hóa của toàn nền kinh tế cũng tăng lên.
Lạm phát do cầu kéo
Cầu kéo cũng là một trong những nguyên nhân gây ra lạm phát, tức là khi nhu cầu về một loại hàng hóa, dịch vụ tăng thì dẫn đến giá cả của nó cũng tăng theo. Đồng thời mức giá của những loại hàng hóa khác theo đó cũng tăng. Như vậy sẽ làm giảm giá trị của đồng tiền, người dân sẽ phải bỏ ra nhiều tiền hơn để có thể sở hữu được loại hàng hóa, dịch vụ đó.
Lạm phát do cầu thay đổi
Khi nhu cầu của người tiêu dùng về một mặt hàng nào đó giảm, thế nhưng do mặt hàng đó là độc quyền nên nhà bán cũng không thể giảm giá được. Tuy nhiên nhu cầu về một mặt hàng khác lại tăng lên và kéo theo giá của hàng hóa cũng tăng.
Lạm phát do cơ cấu
Đối với một số ngành kinh doanh hiệu quả thì doanh nghiệp sẽ tăng tiền công “danh nghĩa” cho nhân viên. Thế nhưng một số ngành kinh doanh không hiệu quả nhưng vẫn phải tăng tiền lương cho nhân viên. Khi tiền lương tăng thì đồng nghĩa với việc doanh nghiệp cũng phải tăng giá sản phẩm để thu được lợi nhuận.
Lạm phát do xuất khẩu
Xuất khẩu là nguyên nhân lạm phát do tổng cầu và tổng cung bị mất cân bằng. Tổng cầu ở trong nước và nước ngoài tăng thế nhưng lượng cung thì không tăng đủ để đáp ứng được nhu cầu của người tiêu dùng. Hàng hóa bị thiếu hụt kéo theo mức giá cũng tăng cao và gây ra lạm phát.
Lạm phát do nhập khẩu
Hàng hóa nhập khẩu tăng với mức giá và thuế phí cao dẫn đến giá bán trong nước của hàng hóa cũng tăng theo. Nếu như mức giá của hàng hóa nhập khẩu tăng thì sẽ dẫn đến tình trạng lạm phát.
Lạm phát do tiền tệ
Ngân hàng mua ngoại tệ vào trong nước để giúp cho đồng tiền không bị mất giá. Hoặc ngân hàng mua công trái theo yêu cầu của nhà nước và khiến cho lượng tiền lưu thông tăng lên cũng là một trong những nguyên nhân gây ra lạm phát.
Tác động của lạm phát đối với nền kinh tế
Lạm phát nghe thì có vẻ tác động khá tiêu cực đến nền kinh tế. Tuy nhiên không hẳn là như vậy, bên cạnh mặt tiêu cực thì lạm phát cũng có nhiều điểm tích cực. Thông qua tác động của lạm phát thì nó vừa có sự thúc đẩy cho nền kinh tế phát triển nhưng cũng phần nào đó kìm hãm nền kinh tế.
Tích cực
Khi lạm phát ở mức độ vừa phải, có tỷ lệ trong khoảng từ 2-5% ở những nước phát triển và dưới 10% ở những nước đang phát triển thì nó sẽ có tác động tích cực đến nền kinh tế như sau:
- Kích thích vay nợ, tiêu dùng và đầu tư, giảm bớt tình trạng thất nghiệp trong xã hội.
- Nhờ lạm phát mà Chính phủ có thể lựa chọn, kích thích đầu tư vào những không được ưu tiên thông qua việc mở rộng tín dụng. Từ đó giúp phân phối lại nguồn thu nhập, nguồn lực trong xã hội theo một định hướng cụ thể trong khoảng thời gian có chọn lọc.
Tiêu cực
Lạm phát tác động đến lãi suất
Để các hoạt động duy trì ổn định thì ngân hàng cần phải ổn định được lãi suất thực. Mà lãi suất thực thì lại bằng lãi suất danh nghĩa trừ tỷ lệ lạm phát. Do đó nếu lạm phát tăng thì lãi suất danh nghĩa cũng phải tăng theo để đảm bảo sự ổn định của lãi suất thực. Tuy nhiên lãi suất danh nghĩa tăng thì sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến nền kinh tế, cụ thể đó là thất nghiệp tăng và suy thoái kinh tế.
Lạm phát làm ảnh hưởng đến thu nhập
Lạm phát tăng mà thu nhập danh nghĩa không tăng thì sẽ khiến cho thu nhập thực tế giảm. Lạm phát sẽ làm giảm thu nhập thực từ các khoản lãi và lợi tức. Dẫn đến thu nhập thực của người cho vay cũng giảm xuống và ảnh hướng tới nền kinh tế xã hội.
Phân phối thu nhập không được bình đẳng
Lạm phát tăng làm cho giá trị đồng tiền giảm và người đi vay sẽ có lợi, dẫn tới nhu cầu vay tiền tăng và kéo theo lãi suất cũng tăng lên. Ngoài ra, lạm phát tăng thì sẽ dẫn đến việc đầu cơ bị mất cân đối trong quan hệ cung cầu hàng hóa. Từ đó dẫn tới sự chênh lệch lớn về thu nhập, chênh lệch mức sống giữa người nghèo và người giàu.
Ảnh hưởng đến các khoản nợ của quốc gia
Lạm phát làm cho tỷ giá đồng tiền giữa các nước tăng và đồng tiền trong nước sẽ mất giá nhanh so với đồng tiền của nước ngoài. Từ đó khiến cho các khoản nợ của quốc gia trở nên trầm trọng hơn.
Một số cách kiểm soát lạm phát
Lạm phát ở mức độ vừa phải thì rất tốt, thế nhưng nếu như tỷ lệ lạm phát tăng cao thì sẽ là tình trạng đáng báo động của các quốc gia. Do đó mỗi quốc gia cần phải có biện pháp để kiểm soát lạm phát lên quá cao. Vậy có những cách nào để kiểm soát lạm phát?
Giảm lượng tiền lưu thông
- Để giảm lượng tiền lưu thông trong xã hội thì đầu tiên Nhà nước nên ngừng phát hành tiền.
- Để giảm lượng cung tiền thì cần phải tăng tỷ lệ dự trữ bắt buộc ở các Ngân hàng.
- Tăng lãi suất tiền gửi và lãi suất tái chiết khấu: Việc tăng lãi suất tiền gửi sẽ giúp cho người dân gửi tiền vào ngân hàng nhiều hơn, còn tăng lãi suất chiết khấu thì hạn chế được việc ngân hàng thương mại mang giấy tờ có giá đến ngân hàng nhà nước để thực hiện chiết khấu.
- Ngân hàng thương mại mua ngoại tệ, vàng và chứng từ có giá của ngân hàng trung ương.
- Cắt giảm đầu tư công và giảm chi tiêu thường xuyên để giảm ngân sách.
- Tăng thuế tiêu dùng để giảm bớt nhu cầu mua hàng.
Sản xuất hàng hóa đáp ứng đủ nhu cầu tiêu dùng
- Khuyến khích tự do mậu dịch
- Nhập khẩu hàng hóa
- Giảm thuế
Sử dụng chính sách tiền tệ
Sử dụng các công cụ của hoạt động ngoại hối và tín dụng để giúp ổn định tiền tệ. Từ đó giúp cho nền kinh tế được ổn định và thúc đẩy cho nền kinh tế phát triển. Ngân hàng trung ương chống lạm phát bằng cách tăng lãi suất cho vay cao và tốc độ cung tiền chậm.
Sử dụng chính sách tài khóa
Đây là chính sách của Chính phủ tác động đến hệ thống thuế khóa và chi tiêu để nhằm tăng trưởng kinh tế, ổn định giá cả và tạo việc làm cho lao động. Với chính sách này Chính phủ thường áp dụng các cách như:
- Giảm chi tiêu và đầu tư công, hoãn những khoản không cần thiết.
- Cân đối lại ngân sách nhà nước.
- Tăng thuế tiêu dùng.
- Giảm sức ép lên giá của hàng hóa.
Một số biện pháp khác
- Nhận viện trợ từ các quốc gia khác.
- Ổn định tỷ giá hối đoái.
- Cải cách trong chính sách thu nhập.
Tổng kết
Trên đây là tất cả những thông tin quan trọng về lạm phát mà Tài Chính 24H đã chia sẻ đến bạn. Hy vọng những thông tin trên đây đã giúp bạn hiểu hơn về thuật ngữ này. Lạm phát không hẳn là xấu, tuy nhiên chỉ nên duy trì tỷ lệ lạm phát ở mức độ vừa phải để phát triển kinh tế.