Hệ số lương (HSL) là một chỉ số được quan tâm hàng đầu của người lao động. Bởi vì yếu tố này có ảnh hưởng trực tiếp đến quyền lợi của người lao động, đặc biệt là các cán bộ công chức, viên chức Nhà nước. Vậy hệ số lương là gì, cách tính như thế nào? Tài Chính 24H sẽ giúp bạn giải đáp tất cả những vấn đề này.
Mục Lục
Hệ số lương là gì?
Hệ số lương là chỉ số thể hiện sự chênh lệch giữa mức tiền lương của các vị trí, cấp bậc công việc dựa trên các yếu tố như trình độ, bằng cấp hay thâm niên. HSL thường được sử dụng để tính lương của cán bộ Nhà nước. Hoặc có thể dùng để tính mức lương cơ bản, phụ cấp dành cho các nhân viên ở các công ty, doanh nghiệp.
Hệ số lương là gì?
Các cán bộ công chức Nhà nước như công an, bộ đội hay các cán bộ trong các đơn vị hành chính khác nhau sẽ có HSL khác nhau. HSL cũng khác nhau ở các bậc khác nhau. Bậc càng cao thì HSL cũng càng cao và vị trí chức vụ càng quan trọng.
Xem thêm: Lương tháng 13 là gì? Lương tháng 13 có bắt buộc không?
Những quy định về hệ số lương
Theo Nghị định 205/2004/NĐ-CP được Chính phủ ban hành vào ngày 14/12/2004 đã quy định về hệ thống thang lương, bảng lương và chế độ phụ cấp trong doanh nghiệp Nhà nước. HSL được sử dụng trong các công ty này sẽ được thực hiện theo hệ số phân cấp thuộc 3 nhóm: bằng Đại học, bằng Cao đẳng hay bằng Trung cấp.
Những quy định về hệ số lương
HSL hiện hưởng của công chức, viên chức còn được xác định theo các xếp loại công chức, viên chức. Hệ số này được quy định trong phụ lục được ban hành kèm theo trong Nghị định 204/2004/NĐ-CP. Theo Nghị định này, có từ 1 đến 12 bậc lương. HSL sẽ được tăng dần theo bậc từ 1 đến 12.
Tuy nhiên, theo Nghị định 49/2013/NĐ-CP, những doanh nghiệp trực thuộc Nhà nước và doanh nghiệp tư nhân sẽ cùng áp dụng những quy định chung về bảng lương, thang lương. Thì các quy định tính lương theo hệ số theo Nghị định năm 2004 sẽ được xóa bỏ.
Cách tính lương theo hệ số chính xác nhất
Cách tính lương đối với người lao động thuộc các cơ quan Nhà nước
Tiền lương cơ bản cho các cán bộ làm trong các cơ quan Nhà nước được tính theo công thức chung như:
Mức lương hiện hưởng theo quy định = Mức lương cơ sở theo quy định x Hệ số lương hiện hưởng theo quy định
Trong đó:
-
- Mức lương cơ sở là mức lương đã được quy định và điều chỉnh theo các văn bản pháp luật hiện hành. Mức lương cơ sở năm 2021 được quy định theo theo Nghị quyết số 128/2020/QH14 là 1.490.000 đồng/tháng. Mức lương này được điều chỉnh theo từng năm cho phù hợp với tình hình kinh tế, xã hội.
- Hệ số lương hiện hưởng là chỉ số đã được quy định theo Pháp luật. Ở từng nhóm cấp bậc khác nhau sẽ khác nhau.
- Lưu ý: Đối với các chức danh nghề nghiệp, ngạch công chức, viên chức thì sẽ có hệ số lương khác nhau. Hoặc cùng một chức danh nghề nghiệp nhưng bậc lương khác nhau thì quy định hệ số lương cũng khác nhau.
Cách tính lương theo hệ số chính xác nhất
Đối với những người lao động thuộc các doanh nghiệp ngoài Nhà nước
Đối với người lao động thuộc các doanh nghiệp ngoài Nhà nước. Lương cơ bản của người lao động được xác định dựa trên mức lương tối thiểu vùng do Chính phủ đề ra. Mức lương này có thể được thay đổi theo quy định mới của từng năm. Doanh nghiệp sẽ không được trả lương cho người lao động thấp hơn mức này.
Mức lương cơ bản dành cho người lao động trong doanh nghiệp năm 2021:
Mức lương tối thiểu vùng |
Áp dụng với doanh nghiệp thuộc vùng kinh tế: |
4.420.000 đồng/ tháng |
Vùng I |
3.920.000 đồng/ tháng |
Vùng II |
3.430.000 đồng/ tháng |
Vùng III |
3.070.000 đồng/ tháng |
Vùng IV |
Lời kết
Hệ số lương và cách tính lương theo hệ số lương rất được người lao động quan tâm. Ngoài lương chính thì các cán bộ, công nhân viên còn được hưởng thêm phụ cấp. Tùy theo chức vụ, vị trí công việc và thâm niên của từng người mà có mức phụ cấp khác nhau.
Hy vọng với những thông tin cụ thể về hệ số lương cũng như cách tính lương theo hệ số trên đây sẽ giúp người lao động tự tính được mức tiền lương của mình. Giờ thì bạn không còn thắc mắc về tiền lương của mình và yên tâm làm việc để có mức lương cao hơn nhé.