Gửi tiết kiệm là một hình thức được đa số người dân Việt Nam áp dụng khi có một khoản tiền nhàn rỗi. Bạn đang có khoảng 10 triệu đồng và không biết gửi 10 triệu lãi bao nhiêu một tháng? Vậy thì hãy để Tài Chính 24H giải đáp thắc mắc của bạn trong bài viết sau đây và mách bạn một số mẹo gửi tiết kiệm hiệu quả.
Xem thêm:
- Bí quyết gửi tiết kiệm hàng tháng thông minh nhất
- Gửi tiết kiệm là gì? Các hình thức gửi tiết kiệm phổ biến hiện nay
Mục Lục
Cách tính lãi suất ngân hàng
Để biết được gửi ngân hàng 10 triệu mỗi tháng lãi bao nhiêu thì khách hàng cần biết được cách tính lãi suất ngân hàng như thế nào. Ta có công thức tính lãi suất như sau:
Công thức chung tính tiền lãi
Công thức chung tính tiền lãi sau đây sẽ giúp bạn có thể dễ dàng tính được gửi tiết kiệm 10 triệu lãi bao nhiêu:
Số tiền lãi = Số tiền gửi x lãi suất (%/năm) x Số tháng gửi/12
Công thức tính lãi suất ngân hàng mỗi tháng
Dựa theo công thức chung tính tiền lãi thì ta có công thức tính lãi suất ngân hàng mỗi tháng như sau:
Số tiền lãi hàng tháng = Số tiền gửi x Lãi suất (%/năm)/12
Các yếu tố ảnh hưởng đến tiền lãi
Lãi suất ngân hàng thường xuyên thay đổi chứ không cố định ở một mức. Vậy có những yếu tố ảnh hưởng đến tiền lãi ngân hàng?
Cung cầu tiền tệ
Lãi suất là giá cả sử dụng vốn, bởi vậy bất kỳ sự thay đổi cung hoặc cầu tiền tệ nào ở trên thị trường nếu như không cùng một tỷ lệ thì sẽ làm ảnh hưởng đến lãi suất. Mức biến động của lãi suất còn phụ thuộc vào quy định của ngân hàng trung ương và chính phủ.
Để đạt được mục tiêu và chiến lược từng thời kỳ như thay đổi cơ cấu vốn, tập trung vốn cho những dự án trọng điểm thì có thể tác động vào cung và cầu trên thị trường. Còn nếu muốn lãi suất ổn định thì thị trường vốn cũng cần đảm bảo ổn định.
Mối quan hệ giữa lãi suất và cung cầu tiền tệ được quy định như sau: Nếu như mức cung tăng so với cầu tiền tệ thì lãi suất sẽ giảm, ngược lại nếu mức cung giảm so với cầu tiền tệ thì lãi suất tăng.
Lạm phát
Khi lạm phát tăng thì chi phí thực của việc vay tiền sẽ giảm, từ đó kích thích nhu cầu đi vay cao hơn là cho vay. Khi đó lãi suất ngân hàng sẽ có xu hướng tăng lên. Sở dĩ có điều này là dựa trên mối quan hệ giữa lãi suất danh nghĩa và lãi suất thực.
Để lãi suất thực không đổi khi lạm phát tăng thì lãi suất danh nghĩa cũng sẽ phải tăng lên tương ứng. Ngoài ra, khi người dân khi dự đoán được lạm phát tăng sẽ dự trữ hàng hóa, vàng, ngoại tệ mạnh hoặc đầu tư vốn ra nước ngoài làm giảm cung quỹ cho vay và tạo áp lực làm tăng lãi suất.
Tóm lại khi lạm phát tăng thì lãi suất cũng tăng. Có thể thấy rằng việc khắc phục tâm lý lạm phát để ổn định lãi suất và thị trường, phát triển kinh tế là vô cùng quan trọng.
Ổn định nền kinh tế
Khi nền kinh tế phát triển ổn định thì đời sống người dân cũng ổn định, dẫn đến của cải vật chất tăng. Khi đó người dân sẽ nghĩ đến việc gửi tiết kiệm để lấy lãi hoặc mang tiền đi đầu tư. Từ đó dẫn đến cung tiền vay tăng và lãi suất sẽ có xu hướng giảm.
Khi nền kinh tế phát triển mạnh thì nhiều doanh nghiệp sẽ có nhu cầu vay vốn để mở rộng kinh doanh. Dẫn đến cầu tiền tệ tăng và kéo theo lãi suất cũng tăng.
Các chính sách của Nhà nước
Chính sách tài chính
Gồm có chi tiêu của Chính phủ và thuế khóa. Trong đó chi tiêu của chính phủ ảnh hưởng rất nhiều đến tổng mức chi tiêu. Nếu Nhà nước thực hiện chính sách tài chính bành trướng (tăng chi tiêu và giảm thuế) thì sẽ làm cho thị trường tiền tệ và hàng hóa mất thăng bằng, làm ảnh hưởng đến lãi suất.
Chi tiêu Chính phủ tăng làm tổng cầu tăng, khi Chính phủ giảm thuế thì chi tiêu và tiêu dùng cũng sẽ tăng lên. Tổng sản phẩm tăng làm cầu tiền tệ cũng tăng và dẫn đến lãi suất tăng. Ngoài ra việc đánh thuế vào thu nhập từ đầu tư giảm làm cho các ngành tăng đầu tư và tổng sản phẩm tiềm năng tăng, tăng cầu tiền tệ và lãi suất cũng tăng.
Chính sách tiền tệ
Ngân hàng trung ương là ngân hàng thực hiện chỉ huy toàn bộ hệ thống ngân hàng của một quốc gia. Ngân hàng trung ương có thể thực hiện điều tiết hoạt động của nền kinh tế vĩ mô bằng công cụ lãi suất, bằng cách: quy định lãi suất thị trường, thực hiện chính sách thị trường mở, lãi suất tái chiết khấu, tăng hay giảm mức dự trữ bắt buộc….
Chính sách thu nhập
Là chính sách về tiền lương và giá cả. Nếu như giá cả giảm nhưng cung tiền tệ không đổi, giá trị của đơn vị tiền tệ theo mức giá trị thực tế sẽ tăng, bởi nó có thể dùng để mua nhiều loại hàng hóa và dịch vụ hơn. Như vậy cũng như ảnh hưởng của một sự tăng lên trong cung tiền tệ khi mức giá được giữ cố định, làm cho lãi suất giảm.
Ngược lại một mức giá cao hơn sẽ làm giảm cung tiền tệ theo như giá trị thực tế và làm tăng lãi suất. Như vậy sự thay đổi về chính sách giá cả sẽ làm thay đổi lãi suất. Tiền lương là một trong những yếu tố hình thành chi phí. Tiền lương tăng sẽ làm cho chi phí sản xuất tăng, dẫn đến giảm lợi nhuận và giảm nhu cầu đầu tư, giảm cầu tiền tệ và lãi suất giảm.
Chính sách tỷ giá
Tỷ giá là yếu tố quan trọng tác động đến quá trình xuất nhập khẩu hàng hóa và sản xuất kinh doanh của một đất nước. Tỷ giá tăng làm giá hàng nhập khẩu cũng tăng, dẫn đến tăng chi phí đầu vào và giá hàng hóa trong nước tăng lên. Từ đó nhu cầu đầu tư cũng giảm, giảm cầu tiền tệ và lãi suất giảm. Bên cạnh đó khi tỷ giá ngoại tệ tăng thì lượng tiền cần cung ứng để chuyển đổi cũng tăng, làm giảm lãi suất.
Khi tiền trong nước bị sụt giá, Ngân hàng trung ương sẽ áp dụng chính sách tiền tệ thắt chặt hơn. Tức là sẽ giảm bớt cung tiền tệ, tăng lãi suất để đồng tiền vững mạnh hơn.
Có thể bạn quan tâm: Gửi tiết kiệm online có an toàn không? Lãi suất thế nào?
Gửi 10 triệu lãi bao nhiêu mỗi tháng?
Tùy theo từng thời điểm và ngân hàng mà bạn lựa chọn mà 10 triệu gửi ngân hàng lãi bao nhiêu sẽ có kết quả khác nhau. Sau khi biết mức lãi suất của ngân hàng gửi tiền thì bạn chỉ cần áp dụng theo công thức mà Tài Chính 24H đã chia sẻ ở phần đầu.
Ví dụ: Bạn có khoản tiền gửi tiết kiệm là 10 triệu đồng, lãi suất 6.5%/năm với kỳ hạn là 3 tháng. Khi đó:
Số tiền lãi hàng tháng = 10.000.000 x 6.5%/12 = 54.167 VND/tháng.
Số tiền lãi khi kết thúc kỳ hạn = 10.000.000 x 6.5%x 3/12 = 162.500 VND/tháng.
Cách gửi tiết kiệm có lợi nhất
Bạn đang có một khoản tiền nhàn rỗi và không biết nên gửi tiết kiệm như thế nào để sinh lợi tốt nhất? Sau đây là một vài mẹo nhỏ giúp bạn có thể tiết kiệm an toàn và có lợi nhất mà không lo bị mất khoản lãi khi cần tiền gấp:
Không nên gửi tiền vào một chỗ
Bất cứ thứ gì ở trên đời đều có thể xảy ra rủi ro, bởi vậy không nên “bỏ hết trứng vào một rỏ”. Tốt nhất bạn nên chia khoản tiền đang có ra để gửi vào một vài ngân hàng khác nhau.
Chọn hạn mức gửi tiền phù hợp
Mỗi ngân hàng đều có nhiều kỳ hạn tiền gửi khác nhau từ 1 tuần, 1 tháng, 3 tháng, 6 tháng, 9 tháng đến vài năm. Thông thường thời gian gửi tiết kiệm càng dài thì lãi suất sẽ càng cao.
Thế nhưng nếu bạn gửi hết tiền vào hạn mức dài hạn thì khi có việc cần gấp sẽ phải rút trước hạn và số tiền lãi nhận được khi này sẽ theo mức lãi suất không kỳ hạn rất ít. Do đó tốt nhất nên chia thành nhiều sổ với các mức kỳ hạn khác nhau.
Chọn sản phẩm tiết kiệm tối ưu
Nếu như bạn có khoản tiền tiết kiệm lớn thì nên gửi theo hình thức tiết kiệm bậc thang để hưởng mức lãi suất cao nhất. Còn nếu bạn có khoản tiền tiết kiệm nhỏ nhưng phát sinh đều đặn thì nên chọn tiết kiệm gửi góp và tích lũy dần.
Tùy theo từng ngân hàng mà bạn có thể chọn mức lãi suất thả nổi hoặc cố định. Lãi suất thả nổi sẽ tăng giảm tùy theo lãi suất thị trường còn lãi suất cố định thì sẽ giữ nguyên trong kỳ. Nếu như bạn có cái nhìn và dự đoán lãi suất có khả năng tăng thì nên chọn lãi suất thả nổi, còn nếu bạn thích sự an toàn thì nên chọn lãi suất cố định.
Cân nhắc các tiện ích của ngân hàng
Trước khi mở sổ tiết kiệm bạn nên tham khảo kỹ những tiện ích và dịch vụ kèm theo của ngân hàng đó để kiểm soát khoản tiết kiệm một cách tiện lợi nhất. Một số vấn đề cần quan tâm như: Lãi suất ngân hàng áp dụng như thế nào? Có sản phẩm tiết kiệm online không? Trong trường hợp bạn cần tất toán khoản tiết kiệm trước kỳ hạn thì ngân hàng có giải pháp nào để tối đa hoá lãi suất bạn sẽ nhận được hay không?
Tổng kết
Bài viết trên đây Tài Chính 24H đã giải đáp đến bạn “Gửi 10 triệu lãi bao nhiêu một tháng?”. Hy vọng bài viết đã giúp bạn hiểu rõ hơn về mức lãi suất nhận được khi gửi ngân hàng và có được kế hoạch tài chính phù hợp để gửi tiết kiệm hiệu quả và có lợi nhất.